Đặc điểm tướng trầm tích trong Pleistocen muộn

Một phần của tài liệu Tiến hóa trầm tích châu thổ ngầm sông hậu trong pleistocen muộn holocen (Trang 57)

a. Nhóm tướng chuyển tiếp (sông biển - am)

Các thành tạo trầm tích sông biển tuổi Pleistocen muộn, phần muộn bắt gặp ở các độ sâu khác nhau trong các lỗ khoan máy bãi triều: LK99-1 (khu vực Đại Bái, Vĩnh Châu, Sóc Trăng) ở độ sâu 23,5 - 33m, LK-1AT (khu vực xã An Thạnh Nam - huyện Cù Lao Dung - Sóc Trăng) ở độ sâu 28,5-40,8m, LK-2TB (xã huyện Trung Bình, huyện Long Phú, Sóc Trăng) ở độ sâu 32,7-74m, LKST ở độ sâu 28 - 34m, LKTV (thuộc xã Long Hữu, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh) ở độ sâu 27,7 -40m. Thành phần trầm tích gồm: phía dưới cát, cát bột sét lẫn ít sạn chuyển lên là cát bột sét màu xám vàng, xám nâu đôi chỗ xám trắng chứa bã mùn thực vật (hình 3.5) phong hóa loang lổ, đôi chỗ gặp các kết vón laterit. Trong đó, hàm lượng cát chiếm khoảng 70 - 82%, bột chiếm 8 - 12%, còn lại là sét. Kích thước hạt trung bình Md dao động từ 0,15 - 0,27mm, mài tròn khá, chọn lọc dao động mạnh từ kém đến tốt (So= 1,32 - 2,49). Chỉ số Fe+2S/Corg đạt từ 0,04 - 0,06, pH từ 7,06 - 7,15. Các bào tử phấn hoa bắt gặp trong trầm tích vùng nghiên cứu chủ yếu là: Taxodium sp; Cyathea sp, Acanthus sp, Lycopodium sp, Osmunda sp, ... và các loài vi cổ sinh thường gặp là: Tricarinata, Elphidium advenum, Adellosina pulchella, Operculina complanata, Ammonia beccari,…

50

Hình 3. 6. Trầm tích sét phong hóa loang lổ trong lỗ khoan LKST [3]

Về quan hệ địa tầng chúng thường chuyển tướng ngang với các trầm tích biển cùng tuổi.

Bề dày trung bình khoảng 5-20m.

Liên kết, đối sánh với các thành tạo địa chất vùng lục địa ven biển, có thể thành tạo sông biển tuổi Pleistocen muộn phần muộn vùng biển ven bờ tương đồng với hệ tầng Mộc Hóa. Hệ tầng Mộc Hóa gặp được trong lỗ khoan 22 vùng đồng bằng Nam bộ ở độ sâu 71,9-77,5m [10]. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát, cát

bột màu xám nâu, xám vàng chứa nhiều tảo nước ngọt, nước lợ Cyclotella sp., Penatophyceae, Hanztchia sp., Pinnularia sp.

b. Nhóm tướng biển (biển nông - m)

Các thành tạo trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, bắt gặp trong hầu hết các lỗ khoan với thành phần trầm tích chủ yếu là sét và sét bột bị phong hóa loang lổ. Đây được xác định là ranh giới phân cách giữa hệ tầng Pleistocen muộn và Holocen (hình 3.6).

Thành phần trầm tích chủ yếu là hạt mịn với hàm lượng cát trong khoảng 5 - 11%, bột; 18,1 - 29,34%; còn lại là sét, mài tròn kém, chọn lọc tốt. Các bào tử phấn

hoa bắt gặp trong tầng trầm tích này thường là: Acrostichum sp, Avicennia sp,

51

Chiều dày chung của trầm tích thay đổi từ 5-25m.

Trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn, phần muộn vùng châu thổ ngầm sông Hậu có thể tương đồng với hệ tầng Long Mỹ ở lục địa ven biển tỉnh Sóc Trăng. Hệ tầng Long Mỹ được Nguyễn Ngọc Hoa mô tả trong lỗ khoan 211 Long Mỹ ở độ sâu 23-52m nước có thành phần chủ yếu là sét bột phong hóa loang lổ, chứa nhiều tảo nước mặn [6].

Một phần của tài liệu Tiến hóa trầm tích châu thổ ngầm sông hậu trong pleistocen muộn holocen (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)