Nguồn tài liệu trực tiếp nghiên cứu phục vụ đề tài

Một phần của tài liệu Tiến hóa trầm tích châu thổ ngầm sông hậu trong pleistocen muộn holocen (Trang 31)

Nguồn cơ sở tài liệu chính để thực hiện Đề tài luận văn là các tài liệu, số liệu khảo sát thực địa của đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu lịch sử tiến hóa châu thổ ngầm sông Mekong trong Holocen phục vụ phát triển bền vững” do TS. Đinh Xuân Thành làm chủ nhiệm. Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu:

1. Khôi phục lịch sử tiến hóa trầm tích vùng châu thổ ngầm sông Mekong trong Holocen, đánh giá xu hướng biến đổi khí hậu và tương tác lục địa-đại dương trong giai đoạn này.

2. Xác định mối liên hệ giữa các đặc trưng địa chất địa mạo của vùng châu thổ ngầm với các hiện tượng xói lở bồi tụ ven bờ đồng bằng sông Cửu Long.

3. Góp phần nâng cao dự báo biến đổi của châu thổ Mekong trong tương lai trước nguy cơ mực nước biển dâng, ảnh hưởng của các đê đập thủy điện nếu được xây dựng trong tương lai, hướng đến đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho việc duy trì và bảo vệ đồng bằng sông Cửu Long.

Luận văn là một phần nội dung nghiên cứu nhỏ thuộc Đề tài. Do đó, học viên đã sử dụng trực tiếp kết quả phân tích của các loại mẫu và các băng địa chấn nông phân giải cao thuộc vùng nghiên cứu (hình 3.1) với số lượng cụ thể như sau:

24

- 50 mẫu của 02 lỗ khoan bãi triều

- 03 tuyến địa chấn nông phân giải cao khu vực châu thổ ngầm thuộc tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

- Ngoài ra, luận văn còn kế thừa một số kết quả nghiên cứu về địa chấn địa tầng và địa tầng phân tập Pleistocen muộn - Holocen châu thổ ngầm sông Hậu trong bài báo “Địa chấn địa tầng và địa tầng phân tập Pleistocen muộn - Holocen châu thổ ngầm sông Mê Công” của tập thể tác giả Đinh Xuân Thành, Trần Nghi và nnk được đăng trong tập 30, tháng 8 năm 2014 của Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

Một phần của tài liệu Tiến hóa trầm tích châu thổ ngầm sông hậu trong pleistocen muộn holocen (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)