Kinh tế

Một phần của tài liệu Tiến hóa trầm tích châu thổ ngầm sông hậu trong pleistocen muộn holocen (Trang 27)

a. Nông, lâm, ngư nghiệp

Vùng cửa sông châu thổ sông Mekong nói chung và sông Hậu nói riêng sinh sống và phát triển chủ yếu nhờ nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp trong vùng tập trung vào cây lúa, đảm bảo cho lượng thóc hàng hóa xuất khẩu liên tục trên thị

trường.

Đứng sau diện tích trồng lúa là diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, một thế mạnh của vùng cửa sông Hậu. Tính đến nay, diện tích nuôi trồng thủy sản ở vùng nghiên cứu có xu hướng tăng dần và cho năng suất cao, tỷ lệ thuận với diện tích nuôi trồng thủy sản.

Có thể nhận thấy tại các địa phương, sản lượng khai thác biến động không nhiều, xung quanh một mức cố định tương đối thì sản lượng nuôi trồng ở các tỉnh tăng mạnh trong những năm gần đây. Các đầm, đìa nuôi tôm cua, cá ốc v.v. đều

20

phân bố ven các sông rạch lớn, nhất là ven khu vực 9 cửa sông và vùng ngập triều ven biển. Điều này có ảnh hưởng nhất định đến dòng chảy và động lực bồi xói của các dòng sông, vì các dòng lũ không được dàn sang hai bên bờ mà chảy ra cửa biển, đưa nước và phù sa ra bồi đắp nên các bãi, các cồn nổi phía ngoài cửa sông, nhưng lại xói mạnh hai bên bờ sông.

Về chăn nuôi: vùng tập trung chủ yếu vào các đàn gia súc và gia cầm. Theo số liệu thống kê từ năm 2000 đến 2006, đàn trâu không còn chiếm ưu thế trong đàn gia súc như trước đây và số lượng con giảm dần. Trong khi đó đàn bò tăng nhanh và trở thành hàng hoá chủ lực giảm nghèo cho các hộ đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

b. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Trong cơ chế phát triển công nghiệp hóa, chính quyền địa phương tinh Trà Vinh và Sóc Trăng đã có những chủ trương kêu gọi đầu tư như: khuyến khích ưu đãi đầu tư hoặc ban hành quy chế quản lý và sử dụng quỹ khuyến khích đầu tư. Mặt khác, tiến hành chuẩn bị kết cầu hạ tầng nhằm đáp ứng mặt bằng cho các nhà đầu tư hoặc tập trung triển khai xây dựng một số khu, cụm công nghiệp. Thí dụ như: cụm công nghiệp Cổ Chiên, tỉnh Trà Vinh; cảng Đại Ngãi, đô thị Tranh Đề, tỉnh Sóc Trăng…

Đối với thủ công nghiệp, làng nghề cũng được quan tâm phát triển mạnh. Hiện nay, Trà Vinh đang duy trì tồn tại 8 làng nghề dệt chiếu, đan lát, chế tạo công cụ đơn giản, khai thác sản xuất vật liệu… Tại Sóc Trăng, phát triển tiểu thủ công nghiệp thông qua hoạt động của công ty tư nhân nhỏ nhằm chế biến chuối, đồ hộp, thực phẩm, vật liệu xây dựng.

c. Giao thông vận tải

Từ ngàn xưa, giao thông thủy vốn là kênh vận chuyển hàng hoá của chính của vùng. Đây cũng là một trong những hoạt động lâu dài và có tác động tích dồn ảnh hưởng đến lắng đọng phù sa, xói lở bờ và lòng dẫn. Các tuyến vận tải thuỷ liên quan chặt chẽ đến các luồng lạch và có ảnh hưởng đến quá trình tự nhiên trên các dòng sông, các kênh rạch. Các hệ thống đường thuỷ lại liên quan nhiều đến các cảng sông, cảng biển.

21

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. CƠ SỞ TÀI LIỆU

2.1.1. Nguồn tài liệu thu thập

Nguồn tài liệu thu thập để thực hiện luận văn chủ yếu là các công trình nghiên cứu về địa chất, địa mạo, trầm tích,… trước đây đã được thực hiện trong khu vực có bao gồm cả vị trí vùng nghiên. Trong đó, luận văn đã tham khảo và sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình tiêu biểu như:

1. Công trình nghiên cứu “Môi trường trầm tích Pleistocen muộn-Holocen vùng Cà Mau” của Nguyễn Văn Lập, Tạ Thị Kim Oanh, 2004 đã giải thích cơ chế và lịch sử phát triển trầm tích Pleistocen muộn - Holocen trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển. Trong công trình nghiên cứu mới nhất gần đây “Holocene delta evolution and depositional models of the Mekong river delta, southern Vietnam”, tập thể tác giả đã đề cập tới nhiều các phân tích xác định tuổi tuyệt đối

14

C và các lỗ khoan bài triều phục vụ cho việc định tuổi và xác định các tầng trầm tích cho khu vực nghiên cứu. Vì vậy, đây là nguồn tài liệu quan trọng và hữu ích để luận văn tham khảo.

2. Dự án “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn biển nông ven bờ Việt Nam (0-30m nước), tỷ lệ: 1:500.000”, năm 2001 do TSKH. Nguyễn Biểu làm chủ nhiệm. Đây là công trình đầu tiên thực hiện một cách bài bản theo hướng điều tra cơ bản. Trong công trình này, các thành tạo Holocen đã được phân chia thành 3 phân vị. Đặc điểm trầm tích Holocen và quy luật phân bố trong vùng biển nông đã được đề cập đến. Đây là công trình được Trung tâm Địa chất khoáng sản Biển, tiến hành trong 10 năm với quy mô và hệ thống nhiều chuyên đề và bản đồ như: Bản đồ địa chất trước Đệ tứ, địa chất Đệ tứ, địa hình - địa mạo, thủy - thạch động lực, trầm tích tầng mặt, cấu trúc kiến tạo, dị thường xạ phổ, vành trọng sa, dị thường địa hóa, phân bố dự báo khoáng sản, bồi tụ - xói lở, địa chất môi trường, các bản đồ trường địa vật lý cho phạm vi cả nước (từ 0-30m nước). Đặc biệt, lần đầu tiên những nghiên cứu về trầm tích và tướng đá - thạch động lực tỷ lệ 1:500.000 do Trần Nghi

22

và Đinh Xuân Thành thực hiện đã làm sáng tỏ lịch sử phát triển trầm tích Holocen trong mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển. Đề án này đã thực hiện hàng loạt các tuyến địa chấn nông phân giải cao vùng biển nông trên toàn lãnh hải Việt Nam nói chung và châu thổ ngầm sông Mekong nói riêng. Trong phạm vi châu thổ ngầm sông Mekong, đã tiến hành đo trên 40 tuyến địa chấn nông phân giải cao, khoan 3 lỗ khoan sâu ven bờ và tiến hành khảo sát, lấy mẫu tại hàng trăm trạm. Tuy nhiên các tuyến địa chấn này chỉ mới tiến hành trong phạm vi từ 15m nước trở ra, còn trong phạm vi từ 15m nước trở vào bờ chưa được thực hiện. Đây là nguồn cơ sở tin cậy cho luận văn đối sánh với các kết quả nghiên cứu được về đặc điểm địa chất, trầm tích và tướng đá - thạch động lực trong khu vực nghiên cứu.

3. Đề án “Khảo sát, đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, tỷ lệ 1:100.000” do Vũ Trường Sơn làm chủ nhiệm, năm 2005- 2010. Cũng với các nội dung như trong đề án trên nhưng mạng lưới khảo sát đã được đan dày hơn, đề án hướng đến đánh giá tiềm năng khoáng sản vật liệu xây dựng là chủ yếu. Tuy nhiên, với mạng lưới khảo sát địa vật lý, địa chất chi tiết, áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu hiện đại đề tài đã làm sáng tỏ được đặc điểm địa chất vùng nghiên cứu. Đặc biệt các nghiên cứu về trầm tích và thủy - thạch động lực dự báo bồi tụ - xói lở bờ biển, bào mòn - tích tụ đáy được đầu tư. Cũng như đề án nêu trên, trong đề án này phần biển độ sâu lớn hơn 10 -15 m nước hầu hết cũng không tiến hành đo địa chấn nông ngoại trừ vài tuyến đo chạy vào cửa sông Tranh Đề để liên kết với các lỗ khoan bãi triều. Đối với nguồn tài liệu mới này, luận văn đã tham khảo và sử dụng kết quả phân tích của 03 lỗ khoan LK99-1, LK-2TB, LK- 1AT phục vụ cho việc liên kết với các tài liệu địa chấn nhằm luận giải đặc điểm địa tầng phân tập trong vùng nghiên cứu.

4. Đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước "Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội", mã số KC09.06/06-10 do PGS. TSKH. Nguyễn Địch Dỹ chủ trì. Trong Đề tài này, tập thể tác giả đã thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp một số lượng lớn tài liệu, số liệu liên quan đến vùng cửa sông

23

ven biển. Đề tài đã nghiên cứu khá chi tiết đặc điểm địa chất - địa mạo, xác định chính xác ranh giới Pleistocen - Holocen, xác lập mới hệ tầng Bình Đại có tuổi Q21. Các kết quả của đề tài hết sức có ý nghĩa đối với việc quy hoạch định hướng phát triển vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long đó là: dự báo xu thế biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen hiện đại và đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm nhẹ tác động của thiên tai. Với những kết quả đã đạt được, Đề tài là nguồn cơ sở để luận văn tham khảo về các đặc điểm tự nhiên, đặc điểm địa chất, địa mạo trong khu vực nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn còn tham khảo và sử dụng kết quả phân tích của 02 lỗ khoan: LKST và LKTV để đối sánh với kết quả nghiên cứu trên các băng địa chấn nông phân giải cao phục vụ nghiên cứu tiến hóa trầm tích trong khu vực nghiên cứu.

2.1.2. Nguồn tài liệu trực tiếp nghiên cứu phục vụ đề tài

Nguồn cơ sở tài liệu chính để thực hiện Đề tài luận văn là các tài liệu, số liệu khảo sát thực địa của đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu lịch sử tiến hóa châu thổ ngầm sông Mekong trong Holocen phục vụ phát triển bền vững” do TS. Đinh Xuân Thành làm chủ nhiệm. Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu:

1. Khôi phục lịch sử tiến hóa trầm tích vùng châu thổ ngầm sông Mekong trong Holocen, đánh giá xu hướng biến đổi khí hậu và tương tác lục địa-đại dương trong giai đoạn này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Xác định mối liên hệ giữa các đặc trưng địa chất địa mạo của vùng châu thổ ngầm với các hiện tượng xói lở bồi tụ ven bờ đồng bằng sông Cửu Long.

3. Góp phần nâng cao dự báo biến đổi của châu thổ Mekong trong tương lai trước nguy cơ mực nước biển dâng, ảnh hưởng của các đê đập thủy điện nếu được xây dựng trong tương lai, hướng đến đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho việc duy trì và bảo vệ đồng bằng sông Cửu Long.

Luận văn là một phần nội dung nghiên cứu nhỏ thuộc Đề tài. Do đó, học viên đã sử dụng trực tiếp kết quả phân tích của các loại mẫu và các băng địa chấn nông phân giải cao thuộc vùng nghiên cứu (hình 3.1) với số lượng cụ thể như sau:

24

- 50 mẫu của 02 lỗ khoan bãi triều

- 03 tuyến địa chấn nông phân giải cao khu vực châu thổ ngầm thuộc tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

- Ngoài ra, luận văn còn kế thừa một số kết quả nghiên cứu về địa chấn địa tầng và địa tầng phân tập Pleistocen muộn - Holocen châu thổ ngầm sông Hậu trong bài báo “Địa chấn địa tầng và địa tầng phân tập Pleistocen muộn - Holocen châu thổ ngầm sông Mê Công” của tập thể tác giả Đinh Xuân Thành, Trần Nghi và nnk được đăng trong tập 30, tháng 8 năm 2014 của Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp luận 2.2.1. Phương pháp luận

Để nhận biết về lịch sử tiến hóa trầm tích Pleistocen muộn - Holocen châu thổ ngầm sông Hậu cần phải xem xét chúng trong mối quan hệ tổng thể giữa các yếu tố quan trọng sau đây:

- Thành phần thạch học trầm tích;

- Môi trường trầm tích (chế độ thuỷ động lực và địa hoá môi trường); - Thay đổi mực nước biển;

- Cổ khí hậu.

Thay đổi mực nước biển là yếu tố trực tiếp làm thay đổi môi trường trầm tích dẫn đến thay đổi thành phần và cấu trúc trầm tích.

Điều kiện cổ khí hậu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phương thức phong hóa thành tạo vật liệu, quá trình vận chuyển và lắng đọng trầm tích vô cơ và hình thành trầm tích hữu cơ.

Thành phần vật chất và cấu trúc trầm tích ghi lại trung thực các quá trình địa chất, giúp khôi phục lại lịch sử để xây dựng nên bức tranh tiến hoá sinh động của trầm tích:

- Hệ số So, Ro, Sf cho phép luận giải được môi trường, chế độ thuỷ động lực, quãng đường vận chuyển vật liệu trầm tích. Thành phần độ hạt (Md) cho phép xác định chế độ thuỷ động lực, chế độ kiến tạo.

25

- Thành phần khoáng vật sét và các chỉ tiêu địa hoá môi trường (pH, Eh, Fe+2S, Fe+3, Kt...), thành phần cổ sinh giúp xác định tướng trầm tích, đặc tính địa hoá của môi trường trầm tích và điều kiện cổ khí hậu.

- Cấu trúc trầm tích phản ánh điều kiện môi trường thành tạo trầm tích, chế độ kiến tạo và tiến trình dao động mực nước biển tương đối.

Hệ phương pháp luận trên là cơ sở để học viên lựa chọn các phương pháp nghiên cứu chính phục vụ giải quyết các nhiệm vụ của Đề tài.

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu

2.2.2.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu

Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu là phương pháp cơ bản ban đầu để có hướng nhìn sơ bộ về đặc điểm, thành phần cũng như lịch sử phát triển trầm tích trong khu vực nghiên cứu thông qua việc thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá các tài liệu có liên quan từ các đề tài, dự án, đề án, chương trình đã được thực hiện tại khu vực có bao gồm vùng châu thổ ngầm sông Hậu.

Trong luận văn này, học viên đã sử dụng phương pháp này phục vụ:

- Tổng hợp, phân tích các tài liệu địa chất, địa hóa có liên quan đến đặc điểm trầm tích, địa hình - địa mạo, chế độ thủy thạch động lực và tiến hóa trầm tích trong khu vực nghiên cứu;

- Tổng hợp, phân tích các tài liệu địa vật lý (các băng địa chấn nông phân giải cao) trong khu châu thổ ngầm sông Hậu. Từ đó, đánh giá sự tồn tại và thay đổi của các tập trầm tích phục vụ cho việc luận giải tiến hóa trầm tích trong khu vực thông qua các tài liệu cổ sinh, địa tầng và cổ khí hậu,...;

- Tổng hợp, phân tích các tài liệu lỗ khoan bãi triều trong khu vực nghiên cứu và các tài liệu xác định tuổi tuyệt đối để có cái nhìn tổng quát về tuổi và tướng trầm tích trong khu vực nghiên cứu;

Sau đó, kết hợp các tài liệu trên với kết quả nghiên cứu thực địa bằng các phương pháp khác để có những đánh giá chính xác về tiến hóa trầm tích châu thổ ngầm sông Hậu trong Pleistocen muộn - Holocen.

26

2.2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu trầm tích a. Nhóm phương pháp nghiên cứu thạch học trầm tích a. Nhóm phương pháp nghiên cứu thạch học trầm tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Phương pháp phân tích độ hạt: phương pháp này sử dụng bộ rây và pipet (đối với trầm tích bở rời) để tính hàm lượng % các cấp hạt (sạn, cát, bột, sét..) từ đó xây dựng các biểu đồ tích luỹ độ hạt, biểu đồ phân bố độ hạt, tính toán các tham số Md, So, Sk để xác định chế độ thuỷ động lực của môi trường.

Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là phân trầm tích thành các cấp hạt khác nhau bằng bộ rây tiêu chuẩn với cấp hạt lớn hơn 0,063mm (Thông thường sử dụng bộ rây tiêu chuẩn 2 hay 1010) và dùng pipet (bộ hút robinsơn) đối với cấp hạt nhỏ hơn 0,063mm. Toàn bộ kết quả phân tích được xử lý đồng bộ theo phương pháp đồ thị Trask (hình 2.1).

Hình 2. 1. Đường cong tích lũy độ hạt Các thông số So, Sk được tính theo công thức:

So = 75 25 d d Sk = 2 50 75 25. d d d

Đường cong phân bố độ hạt thường tuân theo luật phân bố chuẩn hoặc chuẩn logarit chúng có thể thay đổi từ 1 đỉnh (môi trường thủy động lực đơn giản, đồng nhất) đến 2 hoặc 3 đỉnh (môi trường thủy động lực phức tạp và hay thay đổi).

27

- Md (kích thước trung bình): được tính trên biểu đồ đường cong tích lũy tại giá trị độ hạt ở hàm lượng tích lũy 50%. Giá trị Md phản ánh quãng đường di chuyển vật

Một phần của tài liệu Tiến hóa trầm tích châu thổ ngầm sông hậu trong pleistocen muộn holocen (Trang 27)