Nghệ thuật xây dựng tính cách nhânvật thông qua ngôn ngữ nhân vật.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) (Trang 63)

Chương 3: nghệ thuật xây dựng nhânvật trong dế mèn phiêu lưu kí (tô hoài).

3.2.2. nghệ thuật xây dựng tính cách nhânvật thông qua ngôn ngữ nhân vật.

Trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ nhân vật có vai trò vô cùng quan trọng. Thông qua ngôn ngữ nhân vật giúp cho bạn đọc nắm bắt một cách đầy đủ và chính xác tính cách từng nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là lời nói của chính

nhân vật, nhân vật bộc lộ tính cách của mình thông qua lời nói trực tiếp. Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học Lại Nguyên Ân định nghĩa về ngôn ngữ nhân vật như sau: “Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương diện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật. Trong tác phẩm, nhà văn có thể cá thể hoá ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, lời phát âm đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, câu mà nhân vật thích nói, kể cả từ ngoại quốc và từ địa phương…Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn còn thường trực tiếp miêu tả phong cách ngôn ngữ của nhân vật.

Dù tồn tại dưới dạng nào hoặc thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa cá thể và tính khái quát. Nghĩa là, một mặt mỗi một nhân vật có một ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có lời ăn tiếng nói riêng, mặt khác, ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định gần gũi về nghề nghiệp, tâm lí, giai cấp, trình độ văn hoá…

Ngôn ngữ nhân vật là một phạm trù lịch sử. Trong văn học trung đại, do ý niệm cá nhân chưa phát triển, nó chưa có được sự cá thể hoá sâu sắc và chưa phân biệt được với ngôn ngữ tác giả. Với chủ nghĩa hiện thực, ngôn ngữ được coi là một đối tượng miêu tả, cá tính hoá trở thành một yêu cầu thẩm ”[1, 214].

Ngôn ngữ nhân vật gồm có ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại. Theo bộ từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Đối thoại là hình thức nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau”.

Ngôn ngữ đối thoại còn được hiểu là “sự tương tác bằng lời” giữa người nói với người nghe trong quá trình giao tiếp cụ thể. Hay hiểu theo cách khác, đối thoại là lời đối đáp giữa các nhân vật với nhau trong tác phẩm làm cho câu chuyện có sự phát triển, diễn biến đi lên. Qua đối thoại những yếu tố thuộc về tính cách, tình cảm, giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp của nhân vật được bộc lộ rõ.

Ngôn ngữ độc thoại hay độc thoại nội tâm:

Theo bộ từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “Độc thoại nội tâm là lời nhân vật trong tác phẩm văn học tự nói về mình, về bản thân mình”.

Theo Lại Nguyên Ân- 150 thuật ngữ văn học thì độc thoại nội tâm lại được định nghĩa như sau: “phát ngôn của nhân vật nói với bản thân mình, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong, kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động suy nghĩ- xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó”.

Như vậy, độc thoại nội tâm là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng, nó xuất hiện trong tác phẩm văn học dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đó là độc thoại trực tiếp mà ta có thể nghe thấy trực tiếp thông qua những lời nói, ý nghĩ thầm kín bên trong nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép. Đây là hình thức “ngôn từ trực tiếp không diễn tả bằng lời của nhân vật”. Đó cũng là đối thoại của nhân vật tự nói với chính mình, bao gồm những lời “nhân vật nói to lên với mình” họăc nhân vật tự phân mình thành một người khác đối thoại với chính nó.

Là thủ pháp nghệ thuật độc đáo, độc thoại nội tâm trở thành phương tiện có ưu thế trong việc nắm bắt, diễn đạt các trạng thái tâm lý khác nhau của nhân vật. Thế giới tâm hồn phong phú đầy bí ẩn của nhân vật được mở ra qua những lời bộc bạch, tâm sự thầm kín của chính nhân vật. Nhờ đó nhân vật có thể khắc hoạ lại những nét tính cách khác nhau của nhân vật trong chiều sâu khôn cùng của tâm hồn nhân vật. Làm cho hình tượng nhân vật trở nên sâu sắc hơn, có sức lôi cuốn mạnh mẽ đối với người đọc. Dưới ngòi bút tài năng của tác giả, độc thoại nội tâm trở thành những thủ pháp nghệ thuật thể hiện thành công khi xây dựng nhân vật.

Ngôn ngữ trong sáng tác của Tô Hoài luôn được trau chuốt, chuẩn mực, nhưng không vì thế mà khô khan. Ngược lại, nó luôn hấp dẫn người đọc theo nhiều cách khác nhau trong mỗi tác phẩm. Mỗi nhà văn có phong cách đều có một giọng điệu chủ đạo- giọng điệu trời phú làm nên bản sắc riêng. ở Tô Hoài,

giọng điệu nghệ thuật chủ đạo làm nên bản sắc riêng của nhà văn là giọng dí dỏm, hài hước; giọng suồng sã tự nhiên và bàng bạc chất thơ. Bộc lộ thái độ, tình cảm của tác giả trước mọi biểu hiện tự nhiên của cuộc sống.

Được sống cùng với những người dân hiền lành, chất phác, được tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức từ trong cuộc sống của nhân dân nên ông đã tích luỹ được vốn ngôn ngữ quần chúng phong phú. Ông nhận ra rằng: “ngôn ngữ quần chúng là kho của cải vô giá, là nguồn bổ sung vô tận cho nhà viết tiểu thuyết”. Ông: “trọng cái tinh hoa ngôn ngữ, trọng đến mức bái phục, nhân dân chính là ông thầy lớn của mình về tiếng nói”[3, 43].

Tô Hoài đã tìm cho mình một lối đi riêng cho con đường nghệ thuật của chính mình, đó là ông đã tìm thấy được sự đồng cảm ở cuộc sống sinh hoạt đời thường rất đỗi dung dị, mộc mạc. Chính vì thế mà trong các tác phẩm của ông,ngôn ngữ quần chúng có điều kiện phát triển một cách tự nhiên. Trong Dế Mèn phiêu lưu kí, ngôn ngữ nhân vật vừa mang tính dân dã vừa mang tính chuẩn mực nhất định.

Trong những truyện viết cho thiếu nhi của Tô Hoài, nhân vật là thế giới các con vật, thế giới côn trùng sinh động vì vậy mà ngôn ngữ nhân vật luôn hồn nhiên trong sáng, dí dỏm như chính lời ăn tiếng nói hàng ngày của các em vậy. Có lẽ chính điều đó đã khiến cho thiếu nhi nhiều thế hệ yêu thích, kể cả thiếu nhi trong nước và ngoài nước.

Thông qua ngôn ngữ nhân vật, tính cách nhân vật được bộc lộ rõ ràng. Vì vậy trong Dế Mèn phiêu lưu kí, khi xây dựng nhân vật Tô Hoài đã dành cho mỗi nhân vật một giọng điệu riêng giúp cho bạn đọc không thể nhầm lẫn được các nhân vật với nhau. Các nhân vật trong truyện, đặc biệt là nhân vật trung tâm thường có những cuộc giao tiếp, trò truyện với các nhân vật khác, khi lại độc thoại một mình và cũng có lúc là sự diễn biến nội tâm bùi ngùi, man mác.

Trong Dế Mèn phiêu lưu kí, các nhân vật nói không nhiều, không lý thuyết dài dòng mà ngôn ngữ nhân vật luôn đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu

nhưng vẫn sâu sắc, truyền cảm. Trong truyện, nhân vật Dế Mèn xuất hiện từ đầu đến cuối câu chuyện vì vậy Dế Mèn là nhân vật có nhiều cuộc đối thoại nhất, gồm 73 lời đối thoại trong 14 lần gặp gỡ các nhân vật. Trong đó có 14 lần đối thoại với Dế Trũi, 10 lần với Xiến Tóc, 9 lần với Dế Choắt… Thông qua ngôn ngữ nhân vật Dế Mèn, bạn đọc có thể hình dung một cách đầy đủ về tính cách Dế Mèn. Trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời tính cách Dế Mèn cũng thay đổi theo, vì vậy mà ngôn ngữ của nhân vật Dế Mèn trong từng giai đoạn cũng khác nhau. Ngày nhỏ, khi mới được mẹ cho ra ở riêng, cậy mình khoẻ mạnh nên Mèn luôn giữ thói hung hăng, khinh thường người yếu hơn mình. Mèn luôn coi mình là “người lớn” luôn lên giọng dạy đời: “- Sao chú mày ăn ở cẩu thả quá như vậy! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng! Ngộ có kẻ nào đến phá thì thật chú chết ngay đuôi! “.

Nhưng có lúc nghe thật phóng túng: “- Được chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào”.

Dế Mèn cậy mình có sức khoẻ, vừa được mẹ cho ra ở riêng chú đã lên giọng bắt nạt tất cả bà con trong xóm mới, đặc biệt là Dế Choắt. Mèn đã không thương cảm cho tình cảnh của Dế Choắt mà ngược lại Mèn đã tỏ thái độ khinh miệt Dế Choắt:

“- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết”.

Mèn thật vô lương tâm, thờ ơ trước khó khăn của người khác, mặc dù Dế Choắt đã hết lời van xin nhưng Mèn vẫn không chút mủi lòng thương. Không những thế Mèn đã gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt chỉ vì một trò đùa vô ý của mình. Mèn đã trêu chị Cốc nhưng Mèn lại không chịu trách nhiệm cho việc mình đã làm và cuối cùng Dế Choắt là vật thế thân cho Mèn mà nhẽ ra người phải chết là Mèn mới đúng. Sau khi trêu chị Cốc, Mèn đã chốn đi, bỏ lại Dế Choắt để chị Cốc trút giận: “Tôi chui tọt ngay vào hang, lên

giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ. Bụng nghĩ thú vị: “mày tức thì mày cứ tức đi, mày cứ ghè vỡ đầu mày cho nhỏ nữa đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu!”. Hành động của Mèn đã phải trả giá quá đắt, giờ có hối hận cũng không kịp nữa rồi, nhưng trước khi nhắm mắt Mèn đã kịp nói lại cho Mèn một câu: “ Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:

- Nào tôi có biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào chuộc được tội bây giờ?

Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh rằng: ở đời mà nhiễm thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”.

Suy nghĩ và hành độnh của Mèn thật đáng trách nhưng có lẽ vì tuổi còn non trẻ mà Mèn đã có hành động sốc nổi, nhưng quan trọng hơn là Mèn đã nhận ra sai lầm của mình và sửa chữa: “Tôi đứng im lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Gây ra cái chết cho Dế Choắt khiến Mèn vô cùng ân hận, đó là bài học đường đời giúp Mèn tỉnh ngộ mà suốt cuộc đời Mèn không thể quên được.

Nhưng thói ngông cuồng của Dế Mèn lại nổi dậy và phát triển cực điểm khi Mèn biến thành thứ đồ chơi cho bọn trẻ con thành phố. ở đây Mèn có dịp gặp nhiều đối thủ. Khi đối diện với chàng Dế đối thủ non choẹt nhưng cũng hung hăng không kém. Hai chàng Dế đã có cuộc nói chuyện qua lại. Chàng Dế đối thủ cũng tỏ ra ngạo mạn, lời nói đầy khiêu khích: “- ờ ờ chú mày đờ mặt ra thế kia thì liệu có mấy hột sức, chịu nổi nửa cái đá song phi của ta không?

Rõ chối tai chưa! Tôi đã cáu lắm. Nhưng lạ sao lúc ấy tôi vẫn tỏ ra dịu dàng được. Có lẽ vì lòng quá khinh bỉ.

- Này anh kia! Làm chi mà ầm lên. Đứa khôn ngoan ở đời thì không nên nói trước.

Hắn nhe răng ra, hầm hè:

- Mặc kệ! Có giỏ thì ra đây chơi nhau chứ đứng nói xó đấy à? (...) - Cho mày bài học thuộc lòng về kết quả sự hống hách nhé! Từ giờ chừa đi, con ạ.

- Hắn chỉ còn biết có việc run rẩy chắp chân, lạy rối rít”.

Ngôn ngữ nhân vật bộc lộ tính cách nhân vật còn được thể hiện qua cuộc đối thoại giữa Mèn và bác Xiến Tóc: “Tôi hích mũi ra một câu:

- Ngứa mồm!...

Tôi còn trêu tức, ngước răng lên: - Có giỏi thì xuống đây chơi nhau”.

Qua lời nói của Dế Mèn ta nhận thấy Mèn là một cậu bé đang ở độ tuổi non nớt nên tính tình còn nông nổi, hiếu thắng. Khi trở thành thứ đồ chơi để mua vui cho trẻ con, mất hết tự do nhẽ ra Mèn phải đau khổ và tìm cách thoát thân mới đúng nhưng trước lời tung hô của bọn trẻ, thói hung hăng ấy của Mèn càng được dịp phát triển. Thật may mắn cho Mèn vì đã gặp được bác Xiến Tóc và nhận được bài học, nhờ thế mà Mèn tỉnh ngộ: “…Xiến Tóc nghé nghiêng hai cái sừng, cười nhạt, chế nhạo:

- Rõ đồ hèn! Sao lúc chiều hống hách thế! Rồi Xiến Tóc lục tôi:

- Này ta hỏi: tội mày đáng ghép tội gì? - Lạy anh…”.

Nhận được bài học nhớ đời giúp Mèn từ đây tỉnh ngộ, chàng đã nhân ra sai lầm của mình. Từ đó tâm tính Mèn đã thay đổi, điều này thể hiện khi Mèn gặp chị Nhà Trò đang bị họ nhà Nhện bắt nạt và chàng đã ra sức cứu giúp:

- Có gì mà ngồi! Làm sao khóc nào? - Đứa nào? Đứa nào bắt nạt em? (...) Tôi cất tiếng hỏi lớn:

- Ai đứng chóp bu bọn này? ra đây cho ta nói chuyện. - Tôi thét:

- Cớ sao dám kéo bè, kéo cánh ra bắt nạt em Nhà Trò yếu ớt kia? Chúng mày của ăn của để, đứa nào cũng béo múp mông đít cả lượt như thế mà cứ cố tình đòi nó một tý tẹo nợ đã mấy đời rồi là không được. Ta cấm từ giờ không được đòi nợ Nhà Trò nữa. Nó bé bỏng, làm chưa đủ nuôi thân, phải thương nó, xuý xoá công nợ cho nó. ở đời, thù hằn, độc ác làm gì. Thử trông, đấy, bay bắt nạt nó, nhưng còn có ta khoẻ hơn, ta mới thử gió mấy cái đá hậu, mà xem ra chúng mày đã thấy đáng nghĩ lắm rồi phải không?”.

Qua lời nói chuyện của Mèn cũng đủ để cho bạn đọc thấy được một Dế Mèn hoàn toàn khác. Mèn đã thay đổi, nếu trước kia, Mèn không hề mảy may động lòng thương trước những hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ như Dế Choắt hay chú Dế non đối thủ yếu ớt, thì giờ đây khi gặp cảnh chị Nhà Trò nhỏ bé đáng thương Mèn đã hết lòng giúp đỡ, che trở và tìm lại công bằng cho Nhà Trò.

Dế Mèn là người con hiếu thảo, mặc dù chàng luôn yêu thích cuộc sống tự do bay nhẩy, nhưng trước một chuyến đi xa Mèn lai nhớ về quê hương, ở đó có người mẹ kính mến và hai anh trai cùng lứa sinh: “- Mẹ kính yêu của con! Không bao giờ con quên được lời mẹ. Rồi mai đây con lên đường con sẽ hết sức tu tỉnh và làm việc, được như mẹ mong ước cho con của mẹ”.

Thật may mắn cho Mèn vì đã gặp được Trũi- người anh em thuỷ chung đã cùng Mèn vượt qua bao gian nan, thử thách, sinh tử có nhau: “Trũi khẽ thở dài:

- Chết mất, anh ạ. - Tôi đáp:

- Đừng lo. Xem mây vẩn, trời đêm nay có cơ đổi gió. Anh thấy hình như có cái bóng xanh mờ mờ đằng kia. Có phải đấy là bờ, gió mà đưa anh em ta về cái bờ xanh xanh ấy là sống rồi. (…)

- Thưa anh, em nghĩ anh em mình khó lòng thoát chết. Tôi gạt:

- Chú đừng nghĩ thế mà nản lòng anh em ta. Trũi tiếp:

- Anh mắng thì em cũng nói. Em tuyệt vọng rồi. Mắt em mờ đi rồi đây này. Trũi im một lát rồi thều thào:

- Em trộm nghĩ chết thì đành chết. Nhưng không nên chết cả, vô ích, ta phải tìm cách…

Tôi hỏi:

- Chú nói vậy là nghĩa làm sao? Trũi ngập ngừng:

- Nghĩa là…nghĩa là…ta tìm thứ gì tạm ăn cho sống được. Em có đôi càng…anh… Tôi ngắt lời:

- Thôi anh hiểu bụng chú rồi. Chú nghĩ rằng không nhẽ anh em ta lại chịu chết lênh đênh cả như thế này, mà phải cứu sống lấy một. Chú định để anh

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)