Chương 3: nghệ thuật xây dựng nhânvật trong dế mèn phiêu lưu kí (tô hoài).
3.2.1. nghệ thuật xây dựng tính cách nhânvật thông qua ngôn ngữ người kể chuyện.
tạo nên một chỉnh thể thống nhất đó là: “sinh thể nghệ thuật ”.
Theo giáo sư Hà Minh Đức khi nói về các tác phẩm của Tô Hoài: “Trong các truyện kể, Tô Hoài chú ý cả về ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện linh hoạt, nhiều màu vẻ. Ông chủ động trong toàn câu chuyện, kết hợp kể chuyện và miêu tả tạo nên sự diễn biến uyển chuyển và linh hoạt của mạch truyện”[5, 10].
3.2.1. nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ người kể chuyện. kể chuyện.
“Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ”, văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, dùng ngôn ngữ làm công cụ biểu đạt, ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong tác phẩm. Đặc biệt trong tác phẩm tự sự, lời tác giả- lời người kể chuyện xuất hiện khá phổ biến và có vai trò cực kỳ quan trọng. Nó giúp cho tư tưởng, chủ đề tác phẩm bộc lộ rõ ràng, ngôn ngữ
nêu bật tính cách nhân vật. Nó tạo nên ở bạn đọc một thái độ nhất định đối với vấn đề được nói tới. Ngôn ngữ người kể chuyện (ngôn ngữ trần thuật), đóng vai trò chủ đạo trong việc dẫn dắt câu chuyện từ mâu thuẫn, xung đột đến bước giải quyết chúng trong tác phẩm.
Theo Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi: “Ngôn ngữ người kể chuyện là phần lời độc thoại thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện (sản phẩm sáng tạo của tác giả) đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong lựa chọn và sử dụng phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ.
Ngôn ngữ người kể chuyện (người trần thuật) chẳng những có vai trò then chốt trong phương thức tự sự mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả. Ngôn ngữ người trần thuật có thể có một giọng (chỉ nhằm gọi ra sự vật) hoặc có hai giọng (như lời nhại, lời mỉa mai, lời mỉa trực tiếp…) thể hiện sự đối thoại với ý thức khác nhau về cùng một đối tượng miêu tả.
Ngôn ngữ người kể chuyện dưới hình thức lời người kể chuyện ngoài đặc điểm như trên còn mang sắc thái, quan điểm bổ sung cho lập trường, đặc điểm tâm lí, cá tính của nhân vật- người kể chuyện mang lại” [6, 213].
Ngôn ngữ người kể chuyện chiếm một vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm văn học, nó là phương tiện để bộc lộ chủ đề và tư tưởng tác phẩm, để khắc hoạ đặc điểm tính cách và dẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện, để thực hiện kết cấu tác phẩm, đồng thời nó tác động đến thái độ của người đọc đối với đối tượng được miêu tả trong tác phẩm. Ngôn ngữ người kể chuyện được quy định bởi điểm nhìn trần thuật. Vì vậy mà nhà văn khi sáng tác nên một tác phẩm văn chương cần lựa chọn chỗ đứng phù hợp cho mình: tham gia trực tiếp vào câu chuyện hay đứng ngoài diễn biến câu chuyện. Việc tìm chỗ đứng này xác lập cho người kể chuyện một điểm trần thuật để từ đó câu chuyện được bắt đầu.
Phương thức trần thuật của Tô Hoài có thể là phương thức trần thuật khách quan, nghĩa là người trần thuật (người kể chuyện) đứng ở ngôi thứ ba, không nhân vật hoá mà đằng sau là tác giả. Cũng có thể là phương thức trần thuật theo quan điểm của nhân vật. Đó cũng là phương thức mà Tô Hoài sử dụng trong Dế Mèn phiêu lưu kí. Nhà văn đã nhập vai vào nhân vật, thâm nhập vào cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật và trần thuật bằng giọng điệu của nhân vật.
Trong Dế Mèn phiêu lưu kí, ngôn ngữ người trần thuật (người kể chuyện) và ngôn ngữ của nhân vật đã hoà làm một. Ngôn ngữ người kể chuyện xuất hiện dưới nhân vật “Tôi” để kể chuyện. Nhân vật này vừa đóng vai trò như một nhân vật tham ra vào sự kiện, biến cố của câu chuyện đồng thời giữ vai trò như một người dẫn dắt câu chuyện. Chính điều này đã tạo nên sức lôi cuốn cho tác phẩm bởi bạn đọc như được tham gia vào chuyến du lịch cùng Dế Mèn và được trải nghiệm mọi niềm vui nỗi buồn cùng nhân vật.
Nhân vật “Tôi” đang kể chuyện của chính mình trong chuyến phiêu lưu đầy khó khăn, gian khổ nhưng thật sự ý nghĩa, đó là những dòng tâm sự, những hồi tưởng của nhân vật “Tôi” về hành trình du ngoạn, khám phá thế giới của mình. Chuyến du ngoạn ấy bắt đầu khi mẹ cho ba anh em nhà Mèn ra ở riêng.
Mở đầu câu chuyện là lời kể rất tự nhiên: “Tôi sống độc lập từ thuở bé”.
Khi đọc đến đây ta tưởng như đó là lời kể của một người từng trải lắm, thế nhưng đọc tiếp truyện ta vô cùng ngạc nhiên vì đó lại là lời kể của một chú Dế Mèn mới sinh ra được hai ngày mà đến ngày thứ ba thì được mẹ cho ra ở riêng: “Lứa sinh ấy, chúng tôi có cả thảy ba anh em. Ba anh em chúng tôi chỉ sống với mẹ hai hôm. Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo, nửa vui theo sau”.
Ra ở riêng thường là việc của những người đã trưởng thành, nhưng Dế Mèn mới ra đời được ba ngày, nhưng đó là tục lệ bao đời nhà họ Dế, và nhờ
lời động viên, an ủi của mẹ mà Mèn cảm thấy vững tâm phần nào: “phải như thế, để các con kiếm ăn một mình cho quen đi”. Hẳn Tô Hoài đã quan sát kỹ lưỡng đời sống của từng con vật thì ông mới có thể hiểu hết được tập tục và đặc điểm sống của mỗi loài vật. Vì vậy mà những trang văn của ông hiện ra bình dị và gần gũi như chính cuộc sống chứ không có gì xa lạ.
Từ đầu đến cuối truyện vẫn là những lời kể của nhân vật “Tôi”. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật “Tôi”, đó là cuộc hành trình đi khám phá những điều mới mẻ của cuộc sống và thực hiện lý tưởng sống cao cả của mình. Điểm đầu tiên khi Mèn được mẹ cho ra ở riêng đó là xóm nhỏ bên bờ ruộng cho đến những chân trời mới lạ mà Mèn và các bạn đã đặt chân đến. Dế Mèn phiêu lưu kí đã ghi lại tất cả những gì đã xảy ra xung quanh cuộc đời nhân vật “Tôi”. Đó là cả một quá trình phấn đấu ,thay đổi từ một cậu bé quen thói hung hăng, hay bắt nạt người khác trở thành một chàng Dế Mèn chững chạc, nghĩa khí và có lý tưởng sống cao cả. Theo lời kể của nhân vật “Tôi” trong buổi đầu mới ra ở riêng, thể hiện một Dế Mèn kiêu căng, dương dương tự đắc: “Ô mình giỏi đấy. Ô mình giỏi thật. Chỉ gẩy khẽ một cái mà thằng cha đã ngã lăn chiêng.
Và chỉ một cái đá xoàng ấy mà tiếng tăm tôi vang rộn, ít nhất là trong cái xóm này. Tôi phổng mũi”.
Thông qua lời kể của nhân vật “Tôi”mà ta như được nhìn thấy một Dế mèn bằng xương bằng thịt. Vì sự kiêu căng, hống hách mà cậu đã phải trả giá cho tính cách ấy của mình. Tô Hoài đã hoà mình vào nhân vật để sống và suy nghĩ cùng nhân vật vì vậy mà ông hiểu tính nết và thói tật của nhân vật như ông hiểu chính bản thân mình vậy. Nhân vật “Tôi” có sự chuyển biến từ xấu đến tốt, cậu luôn tự hoàn thiên mình, bởi trên đường đời, Mèn đã nhận được nhiều bài học: “Nhưng một ngày kia. Tôi phải cảm ơn một sự tình cờ đã đến mở mắt cho tôi” . Đó là khi Mèn gặp được bác Xiến Tóc và được bác ấy dạy cho một bài học nhớ đời, đó là Mèn bị bác ấy cắt cụt hai sợi râu trên đầu.
“Nhưng, cũng nhờ thế mà tôi tỉnh ngộ”. Tô Hoài đã hoá thân vào đời sống tâm lý của nhân vật để sống và hiểu nhân vật của mình. Có khi nhân vật ‘Tôi” lại nói lên suy nghĩ, tâm sự, khát vọng thật đẹp: “Dẫu sao, trong mấy ngày qua, tôi cũng nảy ra một ý nghĩ cũng rất tốt đẹp muốn được thấy mặt đất này thật bao la, không phải chỉ có cái bờ ruộng, cái đầm nước quê mình. Có phải trong cảnh trói buộc lại hay có những ao ước phóng khoáng chăng?”.
Qua lời kể của nhân vật “Tôi” mà bạn đọc như được tham gia chuyến phiêu lưu cùng nhân vật, bạn đọc có cảm giác mình chính là nhân vật, được sống và suy nghĩ cùng đời sống của nhân vật. Dế Mèn có nhiều đức tính tốt đẹp, dù đi đâu Mèn cũng luôn hướng về quê hương bởi ở đó có bóng dáng người mẹ hiền mà cậu vô cùng kính mến. Trước khi thực hiện chuyến phiêu lưu của mình Mèn đã trở về thăm mẹ: “Sau cùng, trước khi đi, tôi quyết định trở lại nhà. Tôi nhớ từ ngày bị bắt, mình xa nhà đãlâu. Tôi chắc ngày ấy có khi mẹ tôi lại thăm hang tôi, thấy giường màn tan tành, hẳn người đã khóc không biết bao nhiêu nước mắt”.
Bạn đọc như nghẹn lòng lại khi thấy nhân vật tôi nói về mẹ của mình, dù làm bất kỳ việc gì nhân vật “Tôi” trong truyện cũng nghĩ đến mẹ trước tiên, trước khi thực hiện chuyến du lịch, cậu quyết định về lại quê hương thăm mẹ: “Tôi trở về quê hương. Tôi cũng tính thêm rằng: sau khi về thăm mẹ, khi mẹ nhìn thấy mặt, mừng tôi còn sống, vẫn khoẻ, Người an tâm rồi, bấy giờ tôi sẽ tính một cuộc du lịch xa xôi. Tôi rẽ cỏ, tìm lối về…”.
Theo bước chân của nhân vật “Tôi” ta như được chứng kiến tận mắt cuộc gặp gỡ đầy xúc động sau bao năm xa cách của hai mẹ con Dế Mèn và bạn đọc không khỏi có cảm giác cay cay nơi sống mũi bởi tình cảm của hai mẹ con họ: “…mẹ tôi vẫn khoẻ. Hai mẹ con gặp nhau, mừng quá, cứ vừa khóc vừa cười.
Tôi kể lại từ đầu chí cuối những ngày qua trong may rủi và thử thách mà bấy lâu tôi trải. Bắt đầu từ anh Dế Choắt khốn khổ bên hàng xóm.
Nghe xong, mẹ tôi ôm tôi vào lòng, y như Người ôm ẵm, khi mới sinh tôi”.
Trải qua nhiều sóng gió, học được nhiều bài học, nhân vật “Tôi”- chàng Dế Mèn đã trưởng thành hơn không chỉ về hình dáng mà suy nghĩ cũng đã thay đổi. Trên đường đi du lịch, Mèn muốn tìm một người bạn đường và cuối cùng Mèn đã tìm được người bạn đồng hành cùng mình đó chính là Dế Trũi, khi gặp và tiếp xúc với Dế Trũi, Mèn đã có thay đổi trong cách nghĩ: “Tôi đứng ngắm và khen thầm. Xưa nay tôi vẫn có ý coi thường các cậu Dế Trũi- Dế Trũi quê kệch, mình thuồn thuỗn, bốn mùa mặc áo gi-lê trần. Nhưng bây giờ, nhìn anh Trũi thông minh, nhanh nhẹn này, tôi hiểu rằng không nên chỉ xem vỏ ngoàimà khinh khi ai một cách hồ đồ vậy”.
Qua lời kể của nhân vật “Tôi”, với một giọng bùi ngùi man mác nghe đến xúc động, ta hiểu thêm được những đặc điểm của họ nhà Dế: “Chúng tôi nằm co quắp vào nhau. Trũi ngửa mặt lên trời, gần như ngất đi. Họ Dế chúng tôi, chỉ có khi sắp chết thì mới phải chịu nằm ngửa. Bây giờ thấy Trũi thế, tôi đã thấy lo lo. Tôi sờ lên mặt Trũi xem còn thở không rồi lay gọi mãi Trũi mới ú ớ tỉnh”. Ta như được chứng kiến, được sờ lên mặt Trũi, và cũng được lay gọi, lo lắng cho sự an nguy của Trũi giống như Dế Mèn trong hoàn cảnh đó. Nhờ Mèn mà Trũi thoát chết, cũng kể từ đó họ kết nghĩa anh em, thề rằng sinh tử có nhau:
“Từ hôm ấy, Trũi ở luôn hang tôi và Trũi tôn tôi là anh. Còn tôi gọi Trũi là em. Thề rằng từ đây sinh tử có nhau…”
Có thể nói Dế Mèn phiêu lưu kí là một thiên nhật kí về chuyến du lịch cuả Dế Mèn và những người bạn có cùng trí hướng. Dưới lời kể của nhân vật “Tôi”, bạn đọc tưởng tượng như mình là nhân vật và suy nghĩ cùng nhân vật. Khi họ gặp nguy nan thì ta cũng thấp thỏm không yên, còn khi họ chiến thắng và trở về bình yên thì lòng ta lại khấp khởi mừng vui. Qua giọng kể của nhân vật “Tôi” ta như được chứng kiến một không khí nhộn nhịp, tưng bừng của đôi bạn trẻ Dế Mèn và Dế Trũi trên chặng đường du ngoạn đầy khó khăn nguy
hiểm nhưng cũng thật hào hùng: “Chúng tôi, ngày đi đêm nghỉ, cùng nhau say ngắm và suy nghĩ dọc đường. Non sông và phong tục, mỗi nơi mỗi lạ, mỗi bước dời chân mỗi thấy tuyệt vời. Nhìn không biết chán. Mỏi chẳng muốn dừng. Bạn đọc yêu quí, thật có đi có trải, còn như ro ró cái thân sớm chiều ngơ ngẩn góc bãi cửa hang thì sao hiểu trời đất, bến bờ là đâu!”
Nhờ có tình bạn thuỷ chung son sắc của Mèn và Trũi, cộng với lòng kiên trì bền bỉ không thể lùi bước mà Mèn Và Trũi đã thoát được cái chết, bạn đọc cũng như thở phào nhẹ nhõm cùng nhân vật vì họ đã vượt qua khó khăn để đi đến những chân trời mới lạ. Ta như cảm nhận đựoc vị ngăm đắng của thứ cỏ nước và cùng Dế Mèn khoan thai thưởng thức những miếng cỏ mà mọi khi chú không thèm động vào, vậy mà lúc này sau bao ngày bị bỏ đói thì những thứ cỏ ấy cũng trở thành một đặc sản: “Tôi cúi xuống gặm miếng cỏ. Bên cạnh, Trũi đã húc đầu hí húi ngồm ngoàm ngốn tự lúc nào. thứ cỏ đó, cỏ nước. Lá cứng, nhiều gân và ngăm ngăm đắng. Phải như mọi ngày tôi chẳng thèm ghé răng. ấy vậy mà lúc đó chén ngon đáo để. Thế mới biết, đã đói, nuốt đất cũng thấy được”. Có lẽ Mèn phải thầm cảm ơn cuộc đời vì đã tạo cho Mèn có những biến cố, những khó khăn hiểm nghèo để từ đó Mèn trưởng thành hơn. Mèn đã nhận ra giá trị của cuộc sống và biết quý trọng mọi thứ xung quanh cho dù đó là những thứ nhỏ nhặt nhất.Tô Hoài như nếm được vị cỏ trên đầu lưỡi của mình. Ông như tỉnh hẳn người sau khi nhân vật của mình đã qua cơn hiểm nghèo.
Bị lạc vào xóm lầy lội, Mèn và Trũi đã gặp rất nhiều những nhân vật sống nơi đây như Cóc, mấy anh ễnh Ương, Chẫu Chàng, Nhái Bén, ếch Cốm, Rắn Mòng với rất nhiều truyện xảy ra: “Hàng ngày, anh Mòng vơ vẩn trên mặt nước đợi mồi. Một Muỗi Mắt, một gã Bọ Bèo lạc tới, anh tợp ngay. Nhưng thường đợi cả tháng cũng chẳng được cái tợp nào. Mòng đương lúc đói, mới nghe tiếng chân bước tới bèn bò ra. Nhưng khi thấy chúng tôi to lớn, chân
càng gai nghạnh ra, không thể là mồi của anh , thì Mòng ta lại cúp mắt xuống, nhìn chỗ khác và trườn đi.
Sau có Nhái Bén trông thấy chúng tôi. Nhái Bén tính nhanh nhẩu liền ra bảo ễnh Ương đi rong khắp nơi đánh lệnh vang vang rao cho làng nước biết có người lạ vào địa phận. Thế là cả xóm lô nhô kéo ra. Trông những cái bụng lép kẹp và nét mặt vêu vao đói, tôi đoán biết họ kéo ra làm gì. Họ ra xem chúng tôi có gì cho ăn hoặc chúng tôi có phải thức ăn được không. Nhưng thấy chúng tôi sừng bướng, đầu mình bọc giáp sắt, chân mang khí giới nhọn sắc thì họ lại lờ vờ lảng dần”.
Qua lời kể của nhân vật “Tôi” ta như được thấy cái không khí tấp nập, nhốn nháo ở xóm đầm lầy khi thấy người lạ đến, và ta hiểu được thêm một điều những cư dân nơi đây đang trong cảnh đói kém nên chỉ cần thấy có ai lạ mặt đến là chúng liền xuất hiện và hy vọng đó sẽ là miếng mồi ngon cứu đói cho mình.
Họ nhà Cóc cũng không ngoại lệ, cũng nhốn nháo, tưng bừng không kém: “Một Cóc tóp tép như tợp được mồi, vờ nhai cho đỡ thèm. Một Cóc khác bước ra, cất lên một giọng rất văn vẻ hỏi chúng tôi. (Cóc vẫn nổi tiếng thầy đồ, thầy đồ cóc trong những tranh tết:
- Hà cớ mà nhị vị tráng sĩ du nhàn qua bản thôn?
Rõ chán, nói chữ mà chưa chắc đã biết nghĩa, tôi bấm bụng nhịn cười thầy đồ Cóc. Rồi tôi cũng dùng cái khoa giao thiệp hoa mỹ khôi hài đó để đáp lại: