Nghệ thuật xây dựng chân dung nhânvật thông qua miêu tả ngoại hình nhân vật.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) (Trang 41)

Chương 3: nghệ thuật xây dựng nhânvật trong dế mèn phiêu lưu kí (tô hoài).

3.1. nghệ thuật xây dựng chân dung nhânvật thông qua miêu tả ngoại hình nhân vật.

hình nhân vật.

Trong các loại hình văn học nghệ thuật, thể loại tự sự cho phép sử dụng biện pháp tả một cách phóng túng trong việc cụ thể hoá đối tượng, không chỉ ở bề ngoài mà còn giúp hé mở những nét bên trong nhân vật.

Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: Tả là diễn đạt bằng ngôn ngữ cho người khác có thể hình dung ra được một cách rõ nét.

Tả là một trong những biện pháp nghệ thuật quan trọng đối với các thể loại văn học. Đó là cách nhà văn làm cho đối tượng hiện lên ở mặt cụ thể cảm tính, tác động trực tiếp vào trí tưởng tượng của bạn đọc khiến cho bạn đọc có thể hình dung về nhân vật một cách đầy đủ và rõ ràng. Tả là hoạt động sáng tạo của nhà văn, đòi hỏi nhà văn phải khéo léo kết hợp các danh từ với tính từ, các động từ. Kết nối các kiểu câu sao cho hiệu quả cuối cùng là đối tượng được miêu tả hiện lên trước sự hình dung của bạn đọc bằng nhiều giác quan càng tốt. Biện pháp này rất hữu dụng trong việc cụ thể hoá đối tượng. Nó không chỉ cho người đọc hình dung về hình thức, vẻ ngoài của đối tượng mà cùng với dụng ý của nhà văn, còn hé mở cả những điều thầm kín bên trong của đối tượng.

Theo Hà Minh Đức: “Những nhân vật trong các tác phẩm của Tô Hoài thường nhanh chóng gây được ấn tượng ở người đọc một phần quan trọng cũng là ở khả năng miêu tả sắc sảo và tinh vi. Ông không bộc lộ rõ sở trường về năng lực phân tích tâm lý, triển khai tâm lý để tạo chiều sâu cho tính cách. Về biện pháp miêu tả, Tô Hoài rất nhạy cảm với việc tạo dựng tâm lý và hình ảnh của nhiều người, nhiều cảnh vào một bức tranh chung”[5, 150].

Tô Hoài có một khả năng quan sát đặc biệt, khả năng ấy giúp nhà văn quan sát cặn kẽ đến mức bật ra được nét đặc sắc của đối tượng, rồi từ đó lựa chọn từng chi tiết cụ thể, chính xác. Đây là thế mạnh trong nghệ thuât xây dựng nhân vật của Tô Hoài. Tác phẩm đầu tay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật của Tô Hoài đó là Dế Mèn phiêu lưu kí. Sức hấp dẫn của tác phẩm bắt đầu từ thế giới nhân vật gây được ấn tượng sâu sắc. Nhà văn đã tập trung miêu tả ngoại hình đến cử chỉ, hành động của nhân vật.

Bằng sự quan sát tinh tế của mình, Tô Hoài đã xây dựng hình ảnh chú Dế Mèn đang ở độ tuổi thanh niên căng đầy nhựa sống: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

(…) Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai nhoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng (…). Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

Tôi đi đứng oai vệ. Mỗi bước đi tôi làm điệu dún dẩy các kheo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu, cho ra kiểu cách con nhà võ”. ở đây nhà văn miêu tả nhân vật theo hai phương diện:

Thứ nhất, miêu tả ngoại hình: Mỗi bộ phận được miêu tả với nét đặc

sắc riêng thể hiện ở các tính từ giàu tính tạo hình: mẫm bóng, cứng dần, nhọn hoắt, to, đen nhánh, vừa mang tính khu biệt vừa nhấn mạnh đặc điểm của từng bộ phận.

Thứ hai, miêu tả hành động: Tô Hoài lựa chọn động từ mạnh: đạp phành phạch, nhai nhoàm ngoạp, diễn tả hành động mạnh, dứt khoát, chứng tỏ sức mạnh phi thường của Dế Mèn.

Đoạn văn miêu tả hình ảnh chú Dế Mèn trong những ngày đầu mới được mẹ cho ra ở riêng. Khắc hoạ vẻ đẹp ngoại hình một chú Dế khoẻ mạnh, cường tráng nhưng lại dự tính một tính tình hung hăng, hống hách, bướng bỉnh, ngang ngạnh để rồi có lúc phải ân hận suốt đời: “Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả bà con trong xóm”. Để tả về ngoại hình Dế Mèn, Tô Hoài đã lựa chọn những chi tiết nổi bật và sử dụng vốn từ ngữ phong phú, giàu hình ảnh để làm toát lên vẻ đẹp hình thể của một Dế Mèn đang độ thanh niên căng đầy sức sống:

Các bộ phận Từ ngữ để miêu tả

Đôi càng Mẫm bóng

Những cái vuốt Cứ cứng dần và nhọn hoắt Đôi cánh Dài-tiếng phành phạch giòn giã

Người Rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được

Đầu To- nổi từng tảng

Hai cái răng Đen nhánh- nhai nhoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc Sợi râu Dài và uốn cong

Tô Hoài đã lựa chọn những tính từ mạnh, giàu tính tạo hình để miêu tả các bộ phận trên cơ thể của Dế Mèn: mẫm bóng, nhọn hoắt, bóng mỡ, đen nhánh vừa mang tính khu biệt vừa nhấn mạnh đặc điểm của từng bộ phận. Tô Hoài đã sử dụng các từ láy như phành phạch, giòn giã, rung rinh, nhoàm ngoạp để miêu tả hành động của Dế Mèn, giúp cho bạn đọc dễ dàng hình dung ra một hình ảnh Dế Mèn khoẻ mạnh, mang sức mạnh cơ bắp và có chút kiêu ngạo hung hăng của tuổi trẻ.

Khi Dế Mèn đến thăm anh hai, ta thấy hiện lên hai hình ảnh trái ngựoc nhau, một bên là chàng Dế Mèn cường tráng khoẻ mạnh- một bên là anh hai gầy gò ốm yếu: “Anh tôi gầy kheo khư đến nỗi tưởng sức tôi mà đá thì chỉ phách một cái cũng đủ khiến anh tôi bắn xa mười lăm trượng”. Còn Dế mèn lại ngược lại: “Dáng chừng trông tôi khoẻ mạnh, cứng cáp và đen bóng như cột nhà cháy bôi mỡ (…)”.

Khi đứng giữa xóm đầm lầy và các thành viên trong xóm, Dế Mèn cũng hiện ra với một dáng vẻ cường tráng, khí phách vạm vỡ: “…trông tôi to lớn, chân càng gai ngạnh(…). Sừng bướng, đầu mình bọc giáp sắt, chân mang khí giới nhọn hoắt”.

Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí là thế giới côn trùng phong phú đa dạng nhưng điều đặc biệt là mỗi một loài vật lại mang một dáng vẻ, tính cách riêng không bị trùng lập tạo nên một bức tranh về thế giới loài vật sinh động, hấp dẫn.

Nếu Dế Mèn được tác giả khắc hoạ với một thân hình khoẻ mạnh, cường tráng thì nhân vật Dế Choắt lại được ông miêu tả ngược lại, đó là một Dế Choắt gầy gò, ốm yếu vì vậy mà Dế Choắt luôn sống khép mình, nhốt nhát, tự ti: “Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh chỉ ngắn củn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn, như người cởi trần mặc áo gi-lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu, và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn, ngơ ngơ”.

Dưới con mắt của Dế Mèn hình ảnh Dế Choắt hiện lên thật thảm hại, đáng thương. Khi miêu tả hình ảnh Dế Choắt, Tô Hoài đã khéo léo lựa chọn những chi tiết tiêu biểu kết hợp giọng điệu sắc thái biểu cảm của người kể chuyện, vừa mỉa mai châm biếm lại vừa thương cảm xót xa. Nhờ có giọng điệu này mà ta như được nhìn thấy một Dế Choắt đáng thương, tội nghiệp đồng thời vừa được chứng kiến thói ngông cuồng, hống hách của Dế Mèn khi

mới bước vào đời. Với thói kiêu căng có sẵn, Dế Mèn vô cùng trịch thượng, kiêu căng và tỏ vẻ khinh thường Dế Choắt. Và chỉ một trò đùa vô cớ của Mèn mà đã gây ra cái chết thảm thương cho Choắt.

Cùng chung số phận bất hạnh như Choắt đó là chị Nhà Trò, nhưng có một điều khác đó là chị Nhà Trò may mắn hơn Dế Choắt, chị đã thoát khỏi cái chết nhờ bàn tay cứu giúp của Dế Mèn còn Choắt lại bị chính thói ngông cuồng, đùa ác của Mèn hại chết. Tác giả đã miêu tả cảnh Nhà Trò xuất hiện với một dáng ngồi thật khắc khổ, đáng thương: “ngồi gục đầu bên một tảng đá

Chị Nhà Trò này đã bé nhỏ lại gầy gùa, yếu đuối quá; người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm điểm vàng, hai cánh cô nàng mỏng như cánh bướm non, lại ngắn chùn chùn. Hình như cánh yếu quá, chưa quen mở, mà cho dù có khoẻ cũng chẳng bay được xa”.

Khi gặp phải cảnh ngộ đáng thương này Dế Mèn không còn có thái độ khinh thường mỉa mai nữa mà là một thái độ cảm thông, thương xót. Mèn đã thức tỉnh sau nhiều lần vấp ngã, chàng nhận ra một chân lý: “…đời này hồ dễ ai bắt nạt nổi ai. Ta đánh kẻ yếu hơn ta thì lại kẻ khác mạnh hơn ta đánh ta.

Thôi thôi, giấc mê kia đã tỉnh ta rồi”. Vì vậy mà khi chứng kiến cảnh họ nhà Nhện bắt nạt chị Nhà Trò thì Dế Mèn đã không thể khoanh tay đứng nhìn và đã giúp chị Nhà Trò giải quyết món nợ xưa.

Đại diện cho thế hệ cha anh đầy mẫu mực, bác Xiến Tóc hiện lên với vẻ đầy uy nghi, hùng dũng: “Anh Xiến Tóc lực lưỡng và uy nghi bọc mình trong bộ giáp đồng hun rất cứng, bộ hung tợn dữ dội lắm”. Theo sự miêu tả của Dế Mèn thì răng của anh Xiến tóc cứng như sắt, cái vuốt chân như dao khiến cho muôn loài phải kính nể. ấy vậy mà khi gặp biến cố, anh Xiến Tóc ngày nào lại trở nên chán đời, trở thành một ẩn sĩ rong chơi: “Thế mà thật lạ lùng, chẳng ngờ cái bác Xiến Tóc gai ngạnh, khắc khổ, tư lự mấy năm chả gặp bây giờ hoá ra ngây ngô, nhí nhảnh, nỡm đời, đi rong chơi dông dài với lũ Ve Sầu và Bướm. Mà điệu bộ này thì họ tiệc tùng thâu đêm suốt sáng đây”.

Còn đây là hình ảnh của đại vương ếch Cốm được Tô Hoài miêu tả với những chi tiết và ngôn ngữ mang chút mỉa mai châm biếm khiến bạn đọc phải bật thành tiếng cười: “Đôi mắt lồi nghiêm nghị của lão ta cứ giương trừng trừng. Hai khoeo chân trước khoành ra, đôi chân sau xếp tê hê lại. Ngực và bụng trắng bóng giống lối cổ áo thầy kiện, cứ phập phồng đưa lên đưa xuống lấy hơi sắp nói(…). Đặc biệt trên gáy lão ta điểm mấy miếng xanh ở cổ áo và lưng áo như hạt cốm. Bởi thế lão cũng có tên là ếch Cốm”.

Chỉ một đoạn văn ngắn mô tả hình ảnh ếch Cốm cũng đủ để bạn đọc hình dung ra một ếch Cốm bằng xương bằng thịt với đủ đặc điểm về ngoại hình, đồng thời bạn đọc có thể phần nào phán đoán được tính cách của nhân vật thông qua việc miêu tả ngoại hình của nhà văn.

Thế giới nhân vậttrongDế mèn phiêu lưu kí gồm có khoảng sáu mươi nhân vật lớn nhỏ, nhưng dưới ngòi bút tài tình và khả năng quan sát tinh tế của Tô Hoài thì mỗi nhân vật lại hiện lên với một đặc điểm khác nhau, tạo nên một sức lôi cuốn kì lạ. Bởi chỉ cần một vài nét đặc tả, cử chỉ, diện mạo thì chân dung nhân vật hiện lên đầy cá tính. Tô Hoài đã mang đến cho độc giả một thế giới nhân vật đa sắc, phong phú về chủng loại và đa dạng về tính cách. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên sống động, tự nhiên, tạo ấn tượng gần gũi, thân thiết trong lòng bạn đọc.

Những con vật nhỏ bé trong vùng đầm lầy được tác giả miêu tả với những nét rất đặc trưng của từng loài: Nhái Bén thì “gầy lêu đêu cao, hai cái đùi bé quắt mà dài quá nửa thân mình. Bộ quần áo thể thao của Nhái Bén bó sát người, cứ so le, xộc xệch, càng có cảm tưởng như chân nó dài thêm ra”.

Trong xóm lầy lội còn có cả: “Những anh đen xạm, gầy và cao,(…), rồi những ả Cua Kềnh cũng giương đôi mắt lồi, tình tứ và âu yếm” . ở vùng đó còn có “Lại vài mụ Diếc trắng trẻo, béo tròn con quay”, “mấy bác Cá Ngão mắt lồi đỏ, dài nghêu, mõm nhọn ngoác ra”. Lại thêm “Bốn bác Cua Núi đen sì như bốn cái xe bọc sắt to kềnh, múa lên những cái càng rất lớn”…

Vùng cỏ may cũng nhộn nhịp những Chuồn Chuồn, Châu Chấu, Cào Cào…được Tô Hoài miêu tả với những nét khác nhau, mang đặc trưng vốn có của từng loài: “Xóm ấy trú ngụ đủ các chi họ Chuồn Chuồn, Chuồn chuồn Chúa lúc nào cũng như dữ dội, hùng hổ nhưng kỳ thực trông kỹ đôi mắt lại rất hiền. Chuồn Chuồn Ngô nhanh thoăn thoắt, chao cánh một cái đã biến mất. Chuồn chuồn ớt rực rỡ trong bộ áo quần đỏ chót giữa ngày hè chói lói, đi đằng xa đã thấy. Chuồn Chuồn Tương có đôi cánh kép vàng điểm đen thường bay lượn quanh bãi những hôm nắng to. Lại anh Kỉm Kìm Kim lúc nào cũng bấy lẩy bẩy như mẹ đẻ thiếu tháng chỉ có bốn mẩu cánh tí teo, cái đuôi bằng cái tăm dài nghêu, đôi mắt lồi to hơn đầu”.

Cùng với chi họ Chuồn Chuồn đủ hoa sắc đó là “Những chị Cào Cào trong làng ra, mỹ miều áo đỏ áo xanh mớ ba mớ bảy, bước từng chân chầm chậm khoan thai, khuôn mặt trái xoan như e thẹn, như làm dáng, như ngượng ngùng”. Còn “ Các anh Châu Chấu Ma thì mặt mũi rất xấu xí”.

Sự xuất hiện của võ sỹ Bọ Ngựa- cháu đích tôn của cụ võ sư Bọ Ngựa được Tô Hoài miêu tả: “Người ngợm anh Bọ Ngựa này cũng bình thường thôi, nhưng chưa hiểu sao anh làm ra lối quan dạng, anh đi cứ chân nhấc từng bước cao ngang đầu gối kiểu bước chân ngỗng, kiểu cách rất ta đây kẻ giờ và hách dịch. Cái khấc cổ vươn ra. Cái mặt ngắn củn nhưng cái cằm vuông bạnh lên. Con mắt đu đưa tưởng như ai xung quanh chỉ còn có việc thán phục nhìn anh ta. Hai sợi râu óng ả mấp máy phất lên phất xuống. Hai lưỡi gươm bên mạng sườn lưỡi có răng cưa, luôn luôn co vào trước ngực, ra lối ta đây con nhà võ, lúc nào cũng giữ thế, giữ miếng”.

Gã Bọ Ngựa khi đứng trước Dế Trũi cũng được Tô Hoài miêu tả một cách sinh động: “Người gã xanh rực và vạm vỡ, bắp chân bắp càng bóng nhẫy, mập mạp. Lưng gã gờ lên, rắn chắc và đôi cánh màu lá cây làm thành chiếc áo giáp che kín xuống tận đuôi. Đằng đuôi, mắc thêm lưỡi gươm cong

hoắt. Đầu gã lớn, mút nhọn lại, húc rất khoẻ. Hai vành râu trắng phau. Đôi mắt to hó, như mắt cá. Hai tảng răng thì đen và nhọn khoằm khoặm”. “cụ Châu Chấu già lụ khụ đã bọc cả lưng có cái gân đen kê nối gồ trên trán”.

Khi Mèn gặp lão Chim Trả và bị giam trong hầm của lão. Lão Chim Trả xuất hiện rất đặc biệt “loắt choắt mà rất diện vừa bay tới. Ôi chao, lão ta làm ra điệu bộ bảnh bao và oai vệ làm sao! (…)

Tôi trông lão này có lẽ cũng nhiều tuổi, người đã hom hem quắt lại rồi. Song lão Bói Cá xưa nay nổi tiếng là già mà hay làm đỏm trái mùa. Đã hóp má rồi lại tỏ vẻ hơ hớ trai tơ. Lão sắm đâu được bộ cánh sặc sỡ không hợp tý nào với bộ mặt âm thầm của lão. Bụng trắng, lưng xanh thắt đáy, đôi cánh nuột nà biếc tím. Chân lão đi đôi hia đỏ hắt. Lão sẽ đôi chút đẹp trai đấy, nếu lão có cái mỏ vừa phải. Nhưng, cơ khổ, lão phải vác trên mặt một cặp mỏ kếch xù mà đen quá, dài quá, xấu quá. Mỏ lão dài hơn người lão và cái cọc tre gộc tụt vào giữa mặt lão. Cả ngày lão nhăn nhó méo mặt vác mỏ, chẳng

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)