Các nhânvật phụ.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) (Trang 28)

Chương 2: thế giới nhânvật trong dế mèn phiêu lưu kí (tô hoài).

2.2. các nhânvật phụ.

Trong suốt toàn bộ tác phẩm, Dế Mèn luôn đóng vai trò, vị trí trung tâm nhất trong thế giới loài vật sinh động ấy. Lý tưởng của tác phẩm là lý tưởng của Mèn, của Trũi và của các bạn trong thế giới đó. Để tạo nên vị trí trung tâm nhất cho nhân vật chính đó, là nhờ sự có mặt của thế giới các nhân vật giữ vai trò làm nền để tôn nhân vật trung tâm (Dế Mèn) toả sáng hơn. Trong thế giới

nhân vật thứ yếu, mỗi nhân vật là một nét tính cách khác nhau, ngoại hình, địa vị, nghề nghiệp khác nhau tạo nên một xã hội với nhiều mối quan hệ phong phú. Các nhân vật này sẽ hỗ trợ, bổ xung cho nhau, cũng có khi đối nghịch nhau để làm nổi bật tính cách của nhân vật trung tâm.

Trong trang viết của Tô Hoài điều kiện lịch sử của dân tộc ít nhiều đã ảnh hưởng đến quan niệm sống và viết của ông. Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm ra đời năm 1941, là thời kì đất nước ta đang trong giai đoạn đen tối nhất của xã hội Việt Nam. Vì vậy thế giới nhân vật trong tác phẩm không tránh khỏi những ảnh hưởng của xã hội ấy. Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí hiện lên sinh động với đủ nét tính cách, mỗi nhân vật mang một sắc thái riêng tạo nên một xã hội loài vật phong phú. Qua đó nhà văn muốn đề cập đến xã hội loài người lúc bấy giờ. Từ truyện loài vật ông gợi cho người đọc những cảm nghĩ khi thì xúc động vui mừng khi lại thương cảm xót xa, bởi vì thế giới loài vật của ông cứ đan xen với thế giới loài người, nó cứ như thế giới con người vậy.

Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí mang những cá tính riêng : Nếu Dế Mèn thích phiêu lưu, sống có lý tưởng, có hoài bão, thì Dế Trũi lại dũng cảm trong công việc, thuỷ chung trong tình bạn; chị Nhà Trò yếu đuối hay bị bắt nạt; bác Xiến Tóc khi thì oai phong, mẫu mực như bậc tiền bối, khi thì chán đời thích rong chơi; thầy đồ Cóc khoác lác, khoe khoang; đại vương ếch Cốm dở hơi: anh chàng Bọ Ngựa hung hăng theo thói “ngựa non háu đá’’…mỗi nhân vật mang một sắc thái riêng tạo nên một xã hội loài vật phong phú qua đó nhà văn muốn đề cập đến xã hội loài người trong xã hội đương thời. Trong trang viết của Tô Hoài, điều kiện lịch sử của dân tộc ít nhiều đã ảnh hưởng đến quan niệm sống và viết của ông. Trước 1945 thế giới loài vật mà ông miêu tả đầy những chia ly, tan tác, chết chóc như chính cuộc sống của con người trong xã hội đó. Nhưng sau cách mạng tháng 8/1945 xã hội đổi mới, cuộc sống con người nhiều niềm vui khi đã tìm được chân lý cách mạng,

nên thế giới loài vật trong trang văn của ông đã có ít nhiều thay đổi, vui tươi và sống có hoài bão, ước mơ hơn. Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm ra đời trong xã hội khi ấy còn nhiều rối ren nên các nhân vật trong truyện là đai diện cho nhiều loại người, nhiều giai cấp khác nhau của xã hội bấy giờ.

Tiêu biểu cho những số phận yếu đuối, nhút nhát hay bị những kẻ mạnh hơn ức hiếp, bắt nạt đó là Dế Choắt, chị Nhà Trò, anh hai Dế Mèn… Sự yếu đuối của Dế Choắt hiển hiện ngay trên ngoại hình yếu ớt, ốm đau liên miên, mặc dù cái đầu có thông minh nhưng chú cũng không đủ sức để làm việc gì to tát. Đến cái nhà cũng chỉ tạm bợ, nông sát mặt đất: “Có một cái hang ở cũng chỉ bới nông choèn sát mặt đất, không đào sâu rồi khoét ra nhiều ngách như hang tôi “, đó là lời nhận xét của Dế Mèn khi nói về Dé Choắt. Dế Choắt là người thông minh, biết lo xa cho tương lai của mình vì anh biết mình là kẻ hèn yếu, dù bằng tuổi với Mèn nhưng Dế Choắt lại xưng hô là “em” với Mèn, điều đó đã phần nào cho thấy Dế Choắt là người sống khúm núm, sợ sệt trước thế lực mạnh hơn mình, nhưng sự khúm núm ấy của Choắt không phải là sự “hèn nhát’’ mà đó là sự bất lực, Choắt cũng muốn sống cho mạnh mẽ, muốn làm những gì mình thích nhưng sức khoẻ không cho phép Dế Choắt được làm những việc đó, ý thức được điều đó nên Dế Choắt luôn sống khép mình, tránh va chạm với mọi người xung quanh, muốn tìm đến một cuộc sống yên bình cho dù cuộc sống đó có thiếu thốn thì Choắt cũng bằng lòng để đổi lấy sự bình yên: “Thưa anh em cũng muốn khôn, nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm thế nào. Hay là bây giờ em nghĩ thế này…Song anh cho phép em mới dám nói…’’.

Sự khúm núm của Dế Choắt đã phần nào khắc hoạ nên chân dung của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945, thấp cổ bé họng “một cổ hai chòng áp bức” luôn bị các thế lực khác mạnh hơn đe doạ đến cuộc

sống vốn dĩ bình yên của họ. Dế Choắt thể hiện là người biết lo xa vì anh nhận thức được mình là ai “Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái nghách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắtnạt thì em chạy sang… ”, rồi chỉ với một trò đùa vô ý của Dế Mèn mà đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Vì yếu ớt, Choắt không có chút khả năng tự vệ nào khi bị chị Cốc đánh, đành phải để yên cho chị Cốc đánh cho hả giận, tới khi Choắt gần chết mới thôi. Nhưng Choắt là người biết nghĩ cho người khác, trước khi chết Choắt đã nhắn nhủ, khuyên răn một lời cho Dế Mèn : “ở đời mà nhiễm thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”.

Dế Choắt không còn nữa nhưng nhờ có lời khuyên ấy mà đã khiến cho Dế Mèn tỉnh ngộ, lời nhắn nhủ ấy đã cứu vớt cuộc đời Mèn bớt đi thói hung hăng, dại dột để dần dần trở thành một Dế Mèn chín chắn, gan dạ về sau.

Không chỉ có Dế Choắt mà anh hai của Mèn cũng là một số phận yếu đuối, chọn cho mình một lối sống khép mình nơi tối tăm, tù hãm để đổi lấy cuộc sống bình yên. Trước kia anh cũng là người khoẻ mạnh, gan dạ “đầu đội trời chân đạp đất”, không biết sợ ai nhưng sau khi bị thằng Chim Chích đánh cho một trận thừa sống thiếu chết anh đã trở thành một người hoàn toàn khác, anh trở nên yếu đuối và hèn nhát đến đáng thương. Cũng kể từ đó anh đâm mắc bệnh “sợ”, anh hai Mèn từ một chàng trai khoẻ mạnh trở thành kẻ gầy yếu, chỉ cần nghe một tiếng động nhỏ là đôi râu đã bị “run mạnh dần lên”. Đúng như lời Dế Mèn kể: “Anh tôi gầy kheo khư đến nỗi tưởng sức tôi mà đá thì chỉ phách một cái cũng đủ khiến anh tôi bắn xa mười lăm trượng. Nghe tiếng chân tôi bước thình thịch, anh hoảng hốt, luống cuống, bối rối cả càng lẫn râu rồi cứ quanh quẩn chạy vòng tròn, không biết chạy đi đâu”. Khi đã bị một thảm hoạ, từ cõi chết trở về anh hai Mèn không còn nghĩ đến việc gặp ai nữa bởi nó đã trở thành nỗi ám ảnh khắc sâu trong tâm trí anh. Thậm chí anh

không dám đi đâu nữa. Đói lắm mà đến khuya mới dám ra cửa lôi vội mấy cái cỏ gà vào nhấm nháp” . Anh hai của Dế Mèn tuy sống mà như đã chết, anh yên phận sống trong tăm tối và ăn uống là để cầm hơi chứ anh đâu dám đi đâu xa để kiếm miếng ăn ngon. Hình ảnh ông anh hai Dế Mèn hiện lên thật đáng thương, khiến cho bạn đọc không khỏi bồi hồi, xót xa cho số phận của anh.

Nhân vật chị Nhà Trò có cùng số phận với Dế Choắt và anh hai Dế Mèn, là một kẻ yếu ớt, không đủ sức để chống lại bọn Nhện ăn thịt. Ta như thấy thấp thoáng đâu đây hình ảnh người phụ nữ trong xã hội đương thời, chịu sự chi phối của tàn dư phong kiến đó là món nợ truyền kiếp, đời cha mẹ ăn chịu thì đến đời con phải trả cũng giống như nhân vật chị Nhà Trò chỉ vì “Năm trước, phải chi trời làm kém đói, mẹ em phải vay lương ăn của Nhện. Sau đấy, không may mẹ em mất đi, còn lại thui thủi có mình em. Mà em ốm yếu, kiếm bữa ăn cũng chẳng đủ, làm ăn chả ra thế nào, bao năm nghèo túng vẫn hoàn nghèo túng, món nợ cũ chưa trả được, Nhện cứ nhất định bắt em trả nợ. Mấy bận Nhện đã đánh em. Hôm nay bọn Nhện chăng tơ ngang đường đe bắt em, vặt chân vặt cánh ăn thịt em”. Những lời tâm sự của chị Nhà Trò thật chua xót biết bao nhiêu! Bản thân Nhà Trò đau ốm liên miên, để kiếm miếng ăn đã rất khó khăn thì nói gì đến việc trả nợ cho cha mẹ, vậy mà bọn Nhện đâu có buông tha.

Nếu như nhân vật chị Nhà Trò, ông anh hai của Mèn, Dế Choắt đại diện cho giai cấp nông dân bị áp bức trong xã hội Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945 còn nhiều rối ren thì bọn nhà Nhện nào đủ loại : Nhện mẹ, nhện con, nhện già, nhện trẻ, nhện nước, nhện tường, nhện võng, nhện cây, nhện đá, nhện ma…đủ họ nhà Nhện là những đại diện điển hình cho thế lực cậy quyền ức hiếp người nghèo, đại diện cho thế lực phong kiến đã trà đạp, dìm nén cuộc sống của người nông dân Việt Nam xuống đáy của sự bần cùng.

Có lẽ nhà văn đã có ý đồ tạo ra tình huống truyện đặc biệt để nhân vật chính có cơ hội để bộc lộ phẩm chất của mình. Đứng trước bất bình không tha,

Mèn đã ra tay cứu giúp chị Nhà Trò thoát khỏi hoạn nạn. Cuối cùng món nợ truyền kiếp cũng được giải quyết. Chị Nhà Trò đã tìm lại được tự do cho mình. Phải chăng thông qua nhân vật nhà văn muốn nói lên mong muốn của mình, cũng là mong muốn của cả dân tộc Việt Nam trong xã hội đương thời: đó là thoát khỏi xiềng xích phong kiến và kẻ thù xâm lược để xây dựng cuộc sống tự do, ấm no hạnh phúc. Dế Mèn phiêu lưu kí không chỉ đơn thuần là truyện về loài vật mà nó còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện lý tưởng, mơ ước của tác giả về một xã hội không còn cảnh người bóc lột người, một thế giới đại đồng, bắc ái.

Thế giới nhân vật mà Tô Hoài xây dựng nên vô cùng phong phú và đa dạng, với đầy đủ các con vật gần gũi với tuổi thơ, nhưng giá trị của tác phẩm không chỉ dừng lại ở ý nghĩa mang đến cho thiếu nhi một câu chuyện kỳ thú hấp dẫn về thế giới côn trùng, mà qua đó nhà văn muốn đề cập đến vấn đề của cả một xã hội đương thời. Trong xã hội ấy hiện lên có người tốt, kẻ xấu, kẻ yếu hèn…và đại diện tiêu biểu cho bậc tiền bối đó là bác Xiến Tóc và mẹ của Mèn.

Mẹ của Mèn không được tác giả khắc hoạ rõ nét về ngoại hình nhưng

qua những lời nói, hành động của mẹ đối với Mèn cũng đủ để bạn đọc hình dung ra một người mẹ mẫu mực, hết lòng yêu thương con, hy sinh tất cả vì các con. Nhưng không phải vì thế mà bà nuông triều các con mình, thậm chí mẹ đã rất nghiêm khắc với anh em Mèn, thể hiện ở câu nói của mẹ khi cho ba anh em Mèn ra ở riêng: “phải như thế, để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhóng ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm, rồi ra đời không làm nên trò trống gì đâu”. Vì vậy mà: “đẻ xong là mẹ tôi nghĩ ngay đến việc thu xếp cho con cái ra ở riêng”. Chính nhờ sự dạy dỗ nghiêm khắc của mẹ mà ngay từ khi còn nhỏ Mèn đã thể hiện một cách sống độc lập, điều đó còn thể hiện một truyền thống bao đời của họ nhà Dế “Tôi sống độc lập từ thuở bé. ấy là tục lệ lâu đời trong họ Dế chúng tôi”.

Để có một Dế Mèn trưởng thành, đĩnh đạt ngày hôm nay đó là nhờ công lao của người mẹ. Bận sinh ấy bà sinh được ba đứa con, với đức tính cần cù bà đã chuẩn bị sẵn cho “mỗi đứa một cái hang đất ở bờ ruộng phía bên kia chỗ trông ra đầm nước”. Bà đã tần tảo sớm hôm lo cho các con miếng ăn giấc ngủ, riêng chỉ có Mèn là con út nên được ưu ái hơn hai anh một chút, đó là mẹ đã chuẩn bị sẵn cho một ít ngọn cỏ non vì bà biết Mèn ra đời sớm sẽ có rất nhiều bỡ ngỡ trong những ngày mới ra ở riêng. Bà luôn biết lo xa cho các con và trên bước đường phiêu lưu của Mèn luôn có ánh mắt dõi theo của người mẹ. Để có một Dế Mèn ngày hôm nay đó là nhờ sự động viên giúp đỡ của mẹ, bà luôn là một tấm gương để Mèn noi theo và học tập. Sau bao gian khó khi thấy mèn đã trở về và đã trưởng thành hơn đó là một niềm hạnh phúc không gì có thể sánh bằng của mẹ. Bà đã khóc, đó là những giọt nước mắt vui sướng, hạnh phúc và bà đã ôm chặt con vào lòng : “Con ơi! Mẹ mừng cho con đã qua nhiều nỗi hiểm nguy mà trở về. Nhưng mẹ mừng nhất là con đã rèn được tấm lòng chín chắn thật đáng làm trai...”

Còn niềm hạnh phúc nào hơn khi nhìn thấy con mình đã trưởng thành, chín chắn hơn, thật xứng đáng với công lao mà mẹ đã phải hy sinh để nuôi nấng, dạy dỗ Mèn. Dế Mèn có được như ngày hôm nay đó là thành quả tất yếu mà mẹ cậu đáng được nhận. Hình ảnh người mẹ tuy chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm nhưng cũng đủ để chúng ta hình dung ra hình ảnh một người mẹ chịu thương chịu khó, đầy lòng vị tha mẫu mực, đó là hình ảnh của những người phụ nữ, những người mẹ Việt Nam trong mọi thời đại.

Đại diện cho bậc tiền bối mẫu mực còn phải kể đến bác Xiến Tóc, người đã dạy cho Mèn bài học đường đời khi Mèn trở thành thứ đồ chơi cho bọn trẻ con thành phố chuyên đi bắt nạt kẻ yếu hơn mà không hay biết. Bác Xiến Tóc với tấm lòng nhân ái bao dung thấy Mèn đang cậy sức để bắt nạt một cậu Dế con khác thì bác không thể đứng ngoài nhìn: “Dế Mèn nghếch ngác kia! Mày to đầu thế mà mày nỡ đánh thằng bé trắng ngần ấy à? Không

được quen thói bắt nạt”. Xiến Tóc đã hết lời khuyên bảo nhưng phỏng có ích gì bởi Mèn đang đứng trên đỉnh cao của thói hống hách, ngông cuồng. Vì vậy mà bác Xiến Tóc đành phải dạy cho Mèn một bài học để Mèn tỉnh ngộ “A được, mày giờ hồn ! Bảo lời phải không nghe rồi sẽ biết tay”.

Bài học mà Dế Mèn nhận được đó là bị bác Xiến Tóc cắt cụt mất hai sợi râu mượt óng. Nhờ nhận được bài học này mà Mèn đã tỉnh ngộ và dần trưởng thành hơn. Nếu ngày ấy Mèn không gặp được bác Xiến Tóc và được bác dạy cho một bài học nhớ đời thì liệu Mèn có tỉnh ngộ và thay đổi tính nết được hay không? Hay Mèn lại chạy dài trên con đường mòn của thói ngông cuồng, hống hách. Mèn chợt nhận ra rằng: “Đường đời nhiều bài học, mỗi bài học một kiểu, chịu nghĩ thì học được, học giỏi, bằng không thì…khốn khổ như thế này đây…Nhưng cũng nhờ thế mà tôi tỉnh ngộ”.

Nếu như mẹ là người đã có công sinh thành ra Dế Mèn và nuôi nấng

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong Dế Mèn phiêu lưu kí (Tô Hoài) (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)