Giải thích sự biến đổi hàm lượng bioflavonoid của các

Một phần của tài liệu TOÀN VĂN Định lượng thành phần bioflavonoid trong lá chè xanh ở bảo lộc và nghiên cứu thành phần triterpenoid trong lá chè đắng cao bằng việt nam (Trang 60)

Sự biến đổi hàm lượng polyphenol (tổng các bioflavonoid khảo sát), đặc biệt là nhóm epicatechin trong đó có thành phần quan trọng là epigallocatechin gallate, có thể được lý giải dựa trên điều kiện thời tiết của vùng (Bảng 3.4.1).

- Trong các tháng 3, 4, 5, các yếu tố nhiệt độ cao nhất (29 – 30oC), lượng mưa vừa phải (111 – 201 mm) và số giờ nắng nhiều nhất (171 – 221 giờ), hiệu ứng quang hợp tốt nên thuận lợi cho cây chè phát triển mạnh. Hàm lượng EGCg

rằng hàm lượng các catechin trong chè tăng với nhiệt độ và nắng và tăng nhiều nhất khi cường độ nắng cao nhất. Hiệu ứng quang hợp hỗ trợ cho việc tạo các catechin được Zaprometov xác nhận khi cho chè được quang hợp với sự hiện diện của 14CO2; sau hai giờ, 14C được tìm thấy có trong các catechin của chè[72 ].

- Các tháng 1, 2 có nhiệt độ vừa phải (26,1 – 27,9oC), lượng mưa thấp nhất (70,5 – 72,3 mm) cây chè phát triển không thật tốt nhưng với số giờ nắng nhiều (187 – 199 giờ) nên hàm lượng EGCg và tổng polyphenol còn khá tốt tuy không bằng các tháng 3, 4, 5.

- Tháng 6 là tháng giao mùa từ mùa hè sang mùa mưa, nhiệt độ (27,9oC) và số giờ nắng (167 giờ) đều giảm, dẫn đến sự giảm đáng kể của hàm lượng polyphenol và EGCg.

- Các tháng 7, 8, 9 và 10 có lượng mưa nhiều nhất trong năm (365,4 – 573,4 mm), nhiệt độ thấp hơn so với tháng 3 – 5 (26, 0 – 27,9oC) và số giờ nắng thấp nhất (96 – 143 giờ), do đó, hàm lượng polyphenol và EGCg thấp nhất mặc dù cây chè phát triển tốt.

- Tháng 11 và 12 là tháng chuyển mùa từ mùa mưa sang mùa nắng, nhiệt độ giảm (24,8 – 26,6oC) có phần nào bất thuận lợi cho sự tạo catechin, tuy nhiên lượng mưa giảm (112,9 – 192,9 mm) và số giờ nắng tăng (105 – 147 giờ) nên hàm lượng polyphenol và EGCg vẫn khá hơn so với các tháng 7, 8, 9 và 10.

Như vậy, khi xem xét kết quả của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của L. Yao[48] trên búp chè tươi trồng ở Queensland, Úc, thì thấy phần nào có điểm tương đồng. L. Yao chỉ rằng trong các tháng nóng, cây chè có hàm lượng EGCg cao nhất và hàm lượng này giảm ở các tháng lạnh, nhận xét này phù hợp với kết luận của chúng tôi là với các tháng nóng, có số giờ nắng nhiều thì hàm lượng EGCg cao nhất.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy nếu chỉ xét riêng yếu tố nhiệt độ và số giờ nắng thì chưa đầy đủ mà cần phải kết hợp thêm yếu tố lưu lượng mưa. Với thời tiết có nhiệt độ cao, số giờ nắng nhiều và lưu lượng mưa vừa phải thì cây chè sẽ có hàm lượng EGCg và tổng polyphenol cao.

Một phần của tài liệu TOÀN VĂN Định lượng thành phần bioflavonoid trong lá chè xanh ở bảo lộc và nghiên cứu thành phần triterpenoid trong lá chè đắng cao bằng việt nam (Trang 60)