- Nông lâm nghiệp – thủy sản Tỷ đồng 651 795 847 5,
3.3.2. Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên:
3.3.2.1.Nhân tố địa hình, thổ nhưỡng:
Từ mô hình số độ cao 3D(được nội suy từ phần mềm Surfer với dữ liệu là các điểm độ cao, đường bình độ) củatoàn huyện Xuân Lộc ta có thể phân tích ảnh hưởng tới quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp như sau:
- Chêch lệch độ cao trên toàn huyện tương đối lớn, địa hình có nhiều đồi núi phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn, chiếm khoảng 6-7% tổng diện tích toàn Huyện do đó không thích hợp lắm cho bố trí công nông nghiệp, cụ thể tại những khu vực cao thì lại có sự chênh lêch độ cao rất lớn, và những khu vực thấp cũng có sự chênh lệch độ cao rỏ rệt, tại những khu vực này khuyến khích chỉ nên trồng rừng và phát triển lâm nghiệp, kết hợp du lịch sinh thái hoặc vật liệu san lấp mới đạt hiệu quả cao, ngược lại bố trí cho nông nghiệp hoặc công nghiệp không có lợi vì lý do đất xấu, không có đường đi, cơ sở hạ tầng và nhân công, san lấp mặt bằng quá khó khăn.
- Chênh cao giữa các điểm, khu vực gần nhau không đồng nhất nhưng sự chênh lệch không quá cao dẫn đến địa hình có dạng đồi thoải lượn sóng khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với các loại hình cây lâu năm và cho xây dựng các công trình phi nông nghiệp, cụ thể như độ dốc i >8o và i <10o rất thích hợp cho các công trình xây dựng nhà cửa, đất xây dựng công nghiệp và cây xanh, cụ thể đã hình thành những cụm dân cư tại xã Xuân Tâm, các công ty may mặc như Việt Đức..., hình thành từng khu vực chuyên môn hóa chuyên sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.
- Giữa các xã có sự phân cấp độ cao, dẫn đến có những xã có thể phát triển được thâm canh trồng lúa, những xã lại không nhưng có thể phát triển thâm canh cây công nghiệp và cây lâu năm, từ đó xuất hiện những vùng chuyên môn hóa tùy theo khu vực.
Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao, độ dốc và sự xói mòn mặt đất...thường dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó làm ảnh hưởng tới sản xuất và sự phân bố các ngành nông lâm nghiệp.Cụ thể như tại khu vực xã Xuân Tâm địa hình tương đối bằng phẳng, có sự chênh cao nhất định, đất gồm đất cát và cát pha, có độ chịu nén cao, không bị lầy lội và ngập lụt thì được quy hoạch phát triển khu công nghiệp, tại những nơi khu vực trũng, nền đất lún, đất thịt và sét như tại xã Lang Minh, Xuân Phú thì lại phát triển cây nông nghiệp ngắn ngày, hoặc tại Xuân Định, Bảo Hòa nền đất cao, độ dốc lớn, ít bằng phẳng, đất đỏ Bazan hoặc đất đen thì lại bố trí cây công nghiệp hoặc cây ăn trái và những loại cây lâu năm khác.
Hình 3.24: Mô hình số độ cao huyện Xuân Lộc 3D.
M ô h ì n h W i r e f r a m e
1 0 7 . 2 5 1 0 7 . 3 1 0 7 . 3 5 1 0 7 . 4 1 0 7 . 4 5 1 0 7 . 5 1 0 7 . 5 51 0 . 8 1 0 . 8 1 0 . 8 5 1 0 . 9 1 0 . 9 5 1 1 1 1 . 0 5
Hình 3.26: Mô hình hướng dòng chảy huyện Xuân Lộc.
Độ dốc phổ biến từ 3 đến 8o , hướng dòng chảy có sự tập trung, vào mùa mưa sẽ tạo nên lượng nước tập trung khá lớn, do đó trên các khu vực có độ dốc trên 30 cần chú trọng biện pháp bảo vệ để hạn chế tình trạng xói mòn đất trong mùa mưa và có biện pháp thâm canh phù hợp.Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp cần phải nhận định được khu vực này có thích hợp cho nông nghiệp hay không, nguồn nước là yếu tố rất quan trọng để duy trì và phát triển nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi chỉ thích ứng trên một số loại hình nhất định, nếu không thì năng suất và hiệu quả cũng không cao do đó khi thực hiện lập quy hoạch cụ thể giữa nông nghiệp và phi nông nghiệp cần tính tới những yếu tố này vì phi nông nghiệp có thể ảnh hưởng sâu sắc đến nông nghiệp lấy ví dụ như ô nhiễm nguồn nước có thể gây thiệt hai không nhỏ đến mùa màng và sản xuất, năng suất, chất lượng nông nghiệp,
Thổ nhưỡng ở huyện Xuân Lộc vô cùng phức tạp, bao gồm nhiều loại địa chất, địa hình, địa mạo phân bố xen kẽ lẫn nhau, rất khó khăn cho việc tổ chức chỉ đạo sản xuất, hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên canh,... dẫn tới công tác quy hoạch cũng như chỉ đạo thực hiện quy hoạch càng rất quan trọngđối với huyện Xuân Lộc. Chẳng hạn như có một khu vực lớn chia làm n khu vực nhỏ có sự thích nghi loại đất
như sau: trồng lúa – cây lâu năm – trồng lúa – phi nông nghiệp – trồng lúa – cây ăn quả, như vậy rất khó để hình thành vùng sản xuất chuyên canh mà chỉ là hộ cá nhân nhỏ lẻ, nếu quy hoạch hết thì lại không mang tính khả thi.
3.3.2.2. Khí hậu, thời tiết, thủy văn:
Huyện Xuân Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với những đặc trưng chính như sau :
- Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154-158 Kcal/cm2-năm). Nhiệt độ cao và cao đều quanh năm, (trung bình 25,4 oC), tổng tích ôn lớn (trung bình 9.271
oC/năm ). Hầu như không có những thiên tai như : bão, lụt, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.
- Lượng mưa lớn (trung bình từ 1.956-2.139 mm/năm), kết hợp với ẩm độ không khí cao, số giờ nắng giảm nên năng suất vụ màu thứ 2 thường thấp. Mùa khô kéo dài, do bị mất cân đối nghiêm trọng về độ ẩm vào mùa này nên để tiến hành sản xuất cần phải có tưới và khi đã cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn định.
- Mạng lưới thủy văn tương đối dày đặc, phân bố tập trung theo khu vực, không phân bố đồng đều dẫn đến nhiều nguy cơ cũng như tiềm năng phát triển nông nghiệp.
- Tại những khu vực có mật độ thủy văn cao chứng ta nên hình thành những vùng nông nghiệp chuyên canh, chăn nuôi quy mô lớn (thực tế vùng khuyến khích chăn nuôi phải xa khu dân cư, mạng lưới thủy văn cao dẫn đến giao thông phức tạp), tại những khu vực này thường sảy ra ngập lụt, do đó chúng ta phải lường trước những hậu quả về người và của, cụ thể theo bản đồ hiện trạng những khu vực này đang sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp, còn đối với các khu khực thủy văn ít rất khó phát triển nông nghiệp, nếu muốn phát triển phải đầu tư hệ thống thủy lợi rất lớn, ngày nay điều kiện thời tiết thất thường vì vậy mà nói nhiều khi đầu tư xây dựng mà vấn không sử dụng được hoặc không cao.
Hình 3.28: Bản đồ thủy văn huyện Xuân Lộc.
Từ đó có thể thấy được ảnh hưởng của yếu tố khí hậu, thời tiết và thủy văn ảnh hướng không nhỏ đến nền nông nghiệp của huyện, đo đó cần phải tính đến những yếu tố trên trong việc lập quy hoạch sử dụng đất đối với đất nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng sử dụng đất.