II ĐẤT ĐỎ VÀNG FR 8.807 12,

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 32)

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

II ĐẤT ĐỎ VÀNG FR 8.807 12,

ĐẤT ĐỎ VÀNG FR 8.807 12,11 Đất đỏ thẩm FRr 3.733 5,13 Đất vàng đỏ FRx 5.073 6,98 V ĐẤT TẦNG MỎNG LP 2.800 3,85 Đất tầng mỏng LPd 2.800 3,85 ĐẤT NÂU THẨM LV 18.550 25,51 Đất nâu thẩm có tầng kết von LVf 10.062 13,84 Đất nâu thẩm gley LVg 5.766 7,93 0

Đất nâu thẩm điển hình LVh 610 0,84

1

Đất nâu LVx 2.111 2,90

I

ĐẤT XÁM NÂU LX 10.098 13,89

2

Đất xám nâu kết von LXf 509 0,70

3

Đất xám nâu gley LXg 684 0,94

4

Đất xám nâu điển hình LXh 6.301 8,66

5

Đất xám nâu, có màu đỏ LXr 2.604 3,58

Sông suối, ao-hồ 1.743 2,40

Tổng diện tích tự nhiên 72.719 100,00

“Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc thời kỳ 1998-2010 – Phân viện QH&TKNN”

- Độ dốc, tầng dày.

Đất đai của Huyện khá bằng phẳng: có tới 82,94% diện tích có độ dốc <80, khá thuận lợi cho sử dụng vào mục đích nông - công nghiệp cũng như xây dựng các điểm dân cư và cơ sở hạ tầng. Yếu tố hạn chế là tầng dày: có tới 13,42% diện tích thuộc tầng rất mỏng (<30cm) và 28,06% thuộc tầng mỏng và trung bình.

Bảng2.2: Diện tích đất phân theo độ dốc – tầng dày

Độ dốc Diện tích Tỷ lệ Tầng dày (cm)

(ha) (%) <30 30-70 > 70 <8 60.313 82,94 5.189 17.499 37.626 8 – 15 6.747 9,28 1.387 2.400 2.959 > 15 3.916 5,39 3.182 507 228 Sông suối, ao hồ 1.743 2,40 Diện tích 72.719 100,00 9.758 20.406 40.812 Tỷ lệ 100,00 13,42 28,06 56,12

“Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Xuân Lộc thời kỳ 1998-2010 – Phân viện QH&TKNN”

2.1.1.5. Tài nguyên nước

- Nước mặt:

Phần lớn sông suối trong địa phận Xuân Lộc thường ngắn và dốc nên khả năng giữ nước rất kém, nghèo kiệt vào mùa khô. Việc xây dựng các hồ chứa kết hợp với chuyển tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết cho phát triển kinh tế-xã hội mà đặc biệt là cho phát triển sản xuất nông-công nghiệp của Huyện.

Trong phạm vi huyện có 3 hệ thống sông suối chính: sông La Ngà, sông Ray, các nhánh suối của Sông Dinh.

- Nước ngầm:

Theo bản đồ địa chất - thủy văn tỉnh Đồng Nai tỉ lệ 1/100.000, huyện Xuân Lộc nằm trong khu vực nghèo nước ngầm. Trên nền đất đỏ vàng được phong hóa từ đá bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 25-30 m. Các khu vực khác nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80-120m, lưu lượng trung bình từ 0,5 đến 12l/s, chất lượng tốt. Hiện nay nước ngầm đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cho cây trồng.

Tỉnh Đồng Nai và Xuân Lộc thiếu nguồn nước ngọt để tưới cho cây trồng vào mùa khô, do vậy phải bố trí cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện canh tác cạn ở từng tiểu vùng, kết hợp với ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước để thâm canh, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế về vị trí địa lý, địa hình, đất đai và nguồn lực.

2.1.1.6. Tài nguyên rừng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010, toàn Huyện còn khoảng 9.382ha đất lâm nghiệp, bao gồm:

- Rừng sản xuất: 4.389ha, toàn bộ là rừng trồng sản xuất có trữ lượng gỗ còn thấp. - Rừng phòng hộ: 4.994ha, phân bố ở núi Chứa Chan và các xã Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Hòa, Xuân Hưng và Xuân Tâm.

Tỉ lệ che phủ rừng như hiện nay là khá thấp (12,9%), nhưng nếu cộng thêm phần diện tích đất cây lâu năm thì tỉ lệ che phủ ở Xuân Lộc thuộc diện khá (khoảng 46,5%). Tuy nhiên còn một số khu vực xung yếu (núi Chứa Chan, đất tầng mỏng...) cần phải được ưu tiên cho khôi phục lại thảm rừng.

2.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản.

Theo kết quả điều tra địa chất khoáng sản và dự báo triển vọng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, trong phạm vi huyện Xuân Lộc đã phát hiện được một số loại khoáng sản có khả năng khai thác làm vật liệu xây dựng, sản xuất gạch ngói.

- Đá xây dựng: Bao gồm mỏ đáGranít ở khu vực núi Le, trữ lượng 12 triệu tấn, chất lượng tốt có thể khai thác làm đá ốp lát. Mỏ đá ở Xuân Phú có trữ lượng.

- Đất sét: Tại Xuân Hưng có mỏ đất sét với trữ lượng khoảng vài trăm triệu tấn, chất lượng tốt, có thể khai thác làm gạch ngói.

- Đá kết von: Đá kết von có nhiều ở xã Xuân Hiệp với trữ lượng khoảng trên 1triệu tấn, có thể khai thác làm nguyên liệu cho sản xuất gạch không nung, vật liệu rải mặt đường.

- Cát xây dựng:Có ở Xuân Bắc, Suối Cao hiện đã được cấp phép khai thác.

Các loại khoáng sản khác cũng đã được phát hiện như: chì, kẽm, molipđen, thiếc, arsen, mangan, nhưng với trữ lượng nhỏ và phân tán, ít có giá trị khai thác.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 32)