Biến động sử dụng đấtnông nghiệp.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 58)

- Kinh tế tư nhân và hỗn

9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại DRA

3.1.2. Biến động sử dụng đấtnông nghiệp.

Trong thời kỳ 2000-2005 đất nông nghiệp tăng 1.116ha, bình quân mỗi năm tăng trên 220ha, do chuyển đổi từ quá trình khai thác đất chưa sử dụng; nhưng đến thời kỳ

Biểu đồ sử dụng đất nông nghiệp năm 2000

Đơn vị (ha)

2005-2010 diện tích đất nông nghiệp giảm 02ha do quỹ đất đã hết và phải chuyển đổi một phần diện tích đất nông nghiệp sang phục vụ phát triển phi nông nghiệp.

Biểu đồ sử dụng đất nông nghiệp năm 2005

Đơn vị (ha)

Biểu đồ sử dụng đất nông nghiệp năm 2010

Đơn vị (ha)

Hình 3.2: Biểu đồ sử dụng đất nông nghiệp năm 2005.

Biểu đồ thể hiện sự tăng giảm diện tích đất nông nghiệp qua các năm

Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện sự tăng giảm đất nông nghiệp qua các năm từ năm 2000 đến năm 2010.

Nhận xét:

- Đất trồng lúa: Giảm nhanh từ 8.212ha năm 2005 xuống còn 6.497ha năm 2010, giảm 1.715ha, nhưng vẫn cao hơn chỉ tiêu quy hoạch 851ha, sai lệch + 15,1%.

- Đất cây lâu năm: Tăng so với quy hoạch 11.025ha, sai lệch + 46,3%.

Nguyên nhân: Nhiều hộ nông dân, doanh nghiệp chuyển đất cây hàng năm sang trồng cao su nên đất cây lâu năm năm 2010 tăng đột biến so với các năm trước, cao hơn hiện trạng 2005 đến 5.477ha.

- Đất lâm nghiệp: Thực hiện thấp hơn so với quy hoạch khoảng 3.585ha, lệch -27,64%. Lý do Quy hoạch đất lâm nghiệp cao hơn so với quy hoạch 03 loại rừng được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại quyết định số 4505/QĐ-UBND ngày 29/12/2008 (12.967ha so với 11.583ha, cao hơn 1.384ha). Tuy có nhiều nỗ lực trong trồng và bảo vệ rừng, diện

tích rừng đã tăng từ 7.806ha năm 2005 lên 9.382ha vào năm 2010 (tăng 1.576ha) nhưng công tác trồng rừng còn chậm so với quy hoạch.

- Mặt nước nuôi trồng thủy sản: Thực hiện cao hơn quy hoạch 16ha, lệch + 4,1%. Lý do nhiều hộ gia đình chuyển sang đất nuôi trồng thủy sản để nuôi cá, có hồ chứa nước tưới vào mùa khô và tận dụng nguồn đất để làm vật liệu san lấp.

Trong đất nông nghiệp thì xu thế biến động các loại đất như sau:

- Đất trồng lúa: Có xu thế giảm đất 01 vụ nhờ nước trời, người dân đã chuyển đổi sang sản xuất các loại cây ngắn ngày (bắp, rau đậu…), hoặc sang nuôi trồng thủy sản và một số khu vực phù hợp sang trồng cây ăn trái.

- Đất trồng cây lâu năm: tăng nhanh từ 24.464ha năm 2000 lên 29.375ha năm 2005 và đạt khoảng 34.852ha năm 2010, tăng 10.388ha, bình quân mỗi năm tăng 1.039ha do chuyển đổi một phần từ đất lúa sang trồng cây ăn quả, phần lớn từ đất chưa sử dụng sang trồng điều và một phần từ cây hàng năm sang trồng cao su trong những năm gần đây.

- Đất lâm nghiệp: Tăng 2.671ha trongthời kỳ 2000-2010, chủ yếu do chuyển đổi từ đất trống trong đất lâm nghiệp sang trồng rừng thuộc khu vực quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc. Trong nội bộ đất lâm nghiệp đã chuyển đổi chức năng 03 loại rừng, chủ yếu là rừng sản xuất sang rừng phòng hộ theo quyết định của UBND tỉnh Đồng Nai.

- Mặt nước nuôi trồng thủy sản: Tăng khoảng 224ha nhờ chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá và kết hợp lấy nước tưới cho vườn cây lâu năm..

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai (Trang 58)