Giải pháp về công tác khuyến nông, nội dung hoạt động

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã thành hòa huyện văn lãng – tỉnh lạng sơn (Trang 61)

- Cần xây dựng cơ chế quản lý và hỗ trợ các nhóm nông dân cùng sở thích và câu lạc bộ khuyến nông.

- Gắn trách nhiệm của đội ngũ cán bộ khuyến nông với công việc thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động của các nhóm cùng sở thích và câu lạc bộ

khuyến nông. Phản ánh những vấn đề mà các nhóm câu lạc bộ kiến nghị và đề xuất thông qua các buổi giao ban. Dựa vào các nhóm, câu lạc bộ khuyên nông để tìm hiểu xây dựng mô hình trình diễn và định kỳ phát tài liệu kỹ thuật cho các nhóm.

- Bên cạnh đó chính quyền địa phương vận động người dân tích cực tham gia thành lập thêm nhiều câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích, thực hiện xã hội hoá công tác khuyến nông.

- Tăng cường thêm cán bộ khuyến nông xã còn thiếu, đồng thời tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ khuyến nông cơ sở.

* Giải pháp về hoạt động thông tin tuyên truyền

Để đạt được hiệu quả trong tuyên truyền nội dung thông tin cần ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và đúng thời điểm. Thông tin tuyên truyền cũng cần phải chú ý tới định kỳ và có lịch cụ thể để nông dân có nhu cầu và quan tâm tới nội dung tuyên truyền sẽ nắm bắt được thông tin một cách chủ động và có hiệu quả hơn. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng nông dân tiếp nhận thông tin một cách bị động do bận công việc hoặc do chưa động não mày mò tìm hiểu vấn đề.

* Giải pháp về đào tạo tập huấn

- Tổ chức thường xuyên hơn nữa các buổi tập huấn, đặc biệt khuyến nông cơ sở phải tổ chức được các buổi họp, sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, xóm để trao đổi kinh nghiệm sản xuất.

- Người cán bộ tập huấn cần phải hiểu rõ năng lực, nhận thức của từng thành viên trong lớp để có cách truyền đạt cho người dân hiểu một cách nhanh nhất, trước khi tiến hành tập huấn người cán bộ tập huấn phải chuẩn bị kỹ đầy đủ tài liệu bài giảng. Nội dung tập huấn cần ngắn gọn, xúc tích, hấp dẫn, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu phù hợp với người nông dân cụ thể phù hợp với từng giai đoạn sản xuất có như vậy người dân mới dễ tiếp thu và có hứng thú với bài giảng.

- Trước khi lập kế hoạch tập huấn cần có điều tra nhu cầu của các hộ nông dân đang trực tiếp tham gia sản xuất.

* Giải pháp về xây dựng mô hình trình diễn

- Xây dựng mô hình sao cho phải phát huy được cao hơn sự tham gia của người dân bằng việc tăng cường, tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các hộ

tham gia xây dựng mô hình. Đối với các hộ tham gia mô hình cần phải có thông tin về nhau, nắm được tình hình sản xuất của nhau bằng việc trực tiếp trao đổi hoặc phải tổ chức hội thảo trao đôi về tình hình sản xuất để tìm ra vấn đề vướng mắc cùng nhau giải quyết.

- Tăng cường trao đổi thường xuyên giữa các hộ tham gia xây dựng mô hình.

- Có sự giám sát mô hình thường xuyên của cán bộ khuyến nông.

- Mở rộng một số mô hình và loại mô hình theo cụm để người dân tiện tham gia và thăm quan học tập.

* Giải pháp khác

- Nông dân họ chỉ làm theo cái mới khi họ tận mắt nhìn thấy, hiểu tin và sử dụng kết quả mới khi thấy người khác sử dụng thành công, vì vậy khuyến nông xã cần phải đưa ra các nhu cầu của người dân lên Trạm Khuyến nông huyện để tổ chức nhiều các mô hình trình diễn, cuộc thăm quan hội thảo để nông dân trong vùng cùng nhau trao đổi chia sẻ. Họ nhìn thấy kết quả thực tế khi áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới từ đó giúp họ tin tưởng và làm theo.

- Kết hợp với trạm cung ứng giống cây trồng mới để đáp ứng nhu cầu của nông dân.

- Nguồn kinh phí phân cho các chương trình trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp cần được phân bổ một cách hợp lý.

Phần5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Thành Hòa là một xã vùng 2, nằm trong huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Lạng Sơn. Nhưng Công tác khuyến nông, nhất là chuyển giao tiến bộ KHKT tới nông dân ở xã Thành Hòa luôn tích cực được thực hiện và chiếm vị trí hết sức quan trọng cho sự nghiệp xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn.

Qua quá trình điều tra và đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ KHKT về lĩnh vực trồng trọt ở xã Thành Hòa tôi đi đến một số kết luận như sau:

- Khuyến nông cơ sở đã có đóng góp to lớn trong việc chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất, góp phần thay đổi kinh tế - xã hội trong phát triển nông nghiệp, nông thôn xã Thành Hòa.

- Phương pháp hoạt động khuyến nông đã thực sự quan tâm đến nhu cầu từ người dân nên đã mang lại hiệu quả.

- Thông qua các lớp tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật cho người dân giúp sản xuất có hiệu quả.

- Thông tin tuyên truyền đã góp phần quan trọng trong các hoạt động khuyến nông. Đặc biệt tài liệu phát tay đã mang lại cho nông dân nhiều kiến thức mới về tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Xây dựng và triển khai được các mô hình thử nghiệm nhiều giống mới nâng cao sản lượng cây trồng và chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh những ưu điểm trên, hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT về lĩnh vực trồng trọt ở xã Thành Hòa còn một số hạnh chế như sau : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mạng lưới khuyến nông còn mỏng, chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ được giao.

- Trình độ CBKN viên còn thiếu, không được đào tạo đúng chuyên nghành, hầu hết họ còn thiếu kỹ năng phát triển cộng đồng, kỹ năng sư phạm nên còn gặp nhiều khó khăn khi hoạt động.

- Nội dung hoạt động khuyến nông còn nhiều hạn chế tập trung vào các yếu tố kỹ thuật, chưa đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng khác nhau.

- Chưa có khuyến nông thị trường, khuyến nông chế biến nông sản, khuyến nông xúc tiến thương mại.

Với thực trạng đó đòi hỏi phải có những giải pháp tích cực để hoàn thiện hơn nữa từ hệ thống tổ chức khuyến nông tỉnh, huyện đến các hệ thống chính quyền cơ sở về nội dung hoạt động. Đòi hỏi chính quyền xã và cán bộ làm công tác khuyến nông nhận thức rõ trách nhiệm và vinh dự của mình để vươn lên thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Có vậy khuyến nông mới xứng đáng là người bạn đồng hành đáng tin cậy của nông dân và được người dân tin tưởng trên bước đường phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

5.2. Kiến nghị

- Đối với TTKNKL tỉnh Lạng Sơn: Sớm triển khai kế hoạch khuyến nông để trạm có kế hoạch phân bổ xuống xã. Tăng cường phối hợp, theo dõi giám sát các mô hình.

- Đối với UBND huyện Văn Lãng: Huyện cần sớm duyệt và cấp kinh phí kịp thời để trạm triển khai các chương trình đúng kế hoạch và sớm hoàn thiện mạng lưới khuyến nông cơ sở để công tác khuyến nông hoạt động thường xuyên và hiệu quả hơn.

- Đối với trạm cần lựa chọn và xây dựng các chương trình khuyến nông phù hợp với điều kiện của mỗi xã, thị trấn. Đổi mới phương thức truyền đạt của CBKN cho phù hợp với trình độ của người nông dân. Xây dựng mạng lưới khuyến nông xuống tận thôn, bản.

- Đối với UBND xã Thành Hòa đề nghị các cấp lãnh đạo ở xã phải quan tâm hơn nữa tới việc đưa TBKT về cho bà con nông dân. Xã cần phải hỗ trợ thêm kinh phí để khuyến nông tổ chức hội họp, in ấn tài liệu, tham quan xây dựng mô hình trình diễn phục vụ cho hoạt động khuyến nông ở cơ sở mình. Ở xã, khuyến nông xã phải tổ chức nhiều mô hình khuyến nông hơn nữa. Muốn vậy xã phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho công tác khuyến nông, lắng nghe ý kiến của người dân và của CBKN để có định hướng đúng cho công tác khuyến nông tại địa phương mình.

- Đối với nông dân: Nông dân tham gia tích cực hơn vào các hoạt động khuyến nông, chủ động đề xuất, cùng theo dõi và giám sát các hoạt động khuyến nông trên địa bàn. Tự nguyện tham gia và cùng chia sẻ rủi ro khi triển khai các mô hình trình diễn, đóng góp ý kiến của mình để công tác khuyến nông được thực hiện có hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt

1.Nguyễn Hữu Giang (2012), Giáo trình công tác tổ chức khuyến nông, Truờng Đại

Học Nông Lâm, Thái Nguyên

2. Nguyễn Mạnh Hà (2008), Bài giảng thông tin truyền thông khuyến nông.

3. Nguyễn Hữu Hồng, Đỗ Tuấn Khiêm (2004), Giáo trình khuyến nông, Trường

Đại học Nông Lâm.

4. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài giảng Nguyên lý và phương pháp khuyến nông.

5. Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông.

6. Khuyến nông huyện Văn Lãng năm 2012, Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông

Đông Xuân 2011 - 2012 và phương hướng 2012 - 2013.

7. Khuyến nông huyện Văn Lãng năm 2013, Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông

Đông Xuân 2012 - 2013 và phương hướng 2013 - 2014.

8. Khuyến nông huyện Văn Lãng năm 2014, Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông

Đông Xuân 2013 - 2014 và phương hướng 2014 - 2015.

9. UBND xã Thành Hòa năm 2012, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội

xã Thành Hòa.

10. UBND xã Thành Hòa năm 2013, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội

xã Thành Hòa.

11. UBND xã Thành Hòa năm 2014, Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xã Thành Hòa.

II. Tài liệu nƣớc ngoài

12 . A.W. VandenBan & H.S. Hawkins (1999), Khuyến nông, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Chanoch Jacobsen (1996), Nguyên lý và phương pháp khuyến nông, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.)

III. Các tài liệu tham khảo từ internet

14. http ://www.khuyennongvn.gov.vn

15. http://123doc.org/document/1999960-tieu-luan-nhung-thanh-tuu-tien-bo-khoa-hoc- ky-thuat-trong-nong-nghiep-pdf.htm

16. http://www.Tapchicongsan.org.vn

17. http://nnptntvinhphuc.gov.vn/index.php?action=details&idmuc=TSX00165

18.http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_khoahoc/_mobile_khoahoakh/item /5143302.html

PHIẾU ĐIỀU TRA (Dành cho ngƣời dân )

I.Thông tin chung

1. Họ và tên: ………..Giới tính: ………

2. Tuổi: ………...Dân tộc: ……….

3. Trình độ văn hóa: ………..Nghề nghiệp:...

4. Địa chỉ: ………SĐT ………...

5. Tổng thu nhập/năm ... Tổng chi phí ...

Tích lũy ...

II. Thông tin chi tiết 1. Sơ bộ về kinh tế gia đình - Diện tích đất nông nghiệp của gia đình là bao nhiêu?...

- Tình hình chăn nuôi của gia đình? ………...

………

………

2. Gia đình bác có thường xuyên tham gia các lớp tập huấn do CBKN xã tổ chức tập huấn không?  Có  Không (Nếu không thì bác trả lời tiếp câu hỏi số 3, nếu có thì trả lời câu hỏi số 3). 3. Tại sao bác không tham gia tập huấn? ………

………...

4.Ai trong gia đình là người trực tiếp tham gia tập huấn? ………

5. Gia đình bác thấy chương trình hoạt động khuyến nông này có bổ ích không? Rất bổ ích Không bổ ích

Bổ ích Số phiếu:...

6. Gia đình đã tiếp nhận thông tin khuyến nông từ đâu?

Từ đào ta ̣o, tâ ̣p huấn, hô ̣i thảo Từ tivi, đài, báo, sách, tạp chí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trực tiếp từ cán bô ̣ khuyến nông Từ hàng xóm, bạn bè

7. Bác đã tham vào các khóa đào tạo tập huấn, và mô hình trình diễn với mức độ như thế nào?

Lĩnh vực Mức độ

Nhiều Ít Không tham gia

Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp

Thủy sản

8. Mô hình trồng trọt bác đã tham gia về các loại cây trồng nào với mức độ nào?

Loại cây Mức độ

Nhiều Ít Không tham gia

Cây lương thực Cây hoa màu Cây rau xanh Cây ăn quả Cây lâm nghiệp

9. Gia đình Bác có tham gia mô hình trình diễn về trồng trọt không?

Có Không

Nếu có thì tham gia những mô hình nào? Chi phí thực hiện là bao nhiêu?

Mô hình

Chi phí cho mô hình (nghìn đồng) Giống Phân bón Thuốc BVTV Lao động Chi phí khác Tổng chi phí

10. Khi tham gia mô hình trình diễn gia đình bác có được hỗ trợ không?

Có Không

11. Gia đình bác nhận được những lợi ích gì khi tham gia vào các hoạt động

khuyến nông này?

Kiến thứ c khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t mới

Tăng năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng

Tăng thu nhập

Lợi ích khác

12. Các thông tin và biện pháp kỹ thuật từ những buổi tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình khi áp dụng vào thực tiễn cho kết quả ra sao?

Rất tốt Không áp dụng được Bình thường

13. Nếu không áp dụng được lý do tại sao? ... ... 14. Các bác có cần sự hỗ trợ của cán bộ khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt không?

TT Kiến thƣ́c cần hỗ trơ ̣ Mƣ́c đô ̣ cần thiết Rất cần Cần Không cần

1 Kiến thức mới về cây lương thực

2 Kiến thức mới về cây thực phẩm

3 Kiến thức mới về cây công nghiê ̣p (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Kiến thức phòng trừ sâu bê ̣nh

6 Kiến thức bảo quản nông sản

8 Giá cả - thị trường

`12. Các bác có mong muốn, đề nghị gì đối với công tá c khuyến nông đang thực

hiện và hoạt động khuyến nông sắp tới?

……… ……… ………

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Phỏng vấn cán bộ khuyến nông)

I.Thông tin chung

Họ và tên: ... Nam/nữ

Tuổi: ... dân tôc: ... Đơn vi ̣ công tác: ... Chức vụ: ... Số điện thoại: ...

II. Thông tin chi tiết

1.Anh(chị) tốt nghiệp trình đô ̣ gì?

Đại ho ̣c Trung cấp

Cao đẳng

2. Anh(chị) đã đươ ̣c đào ta ̣o chuyên ngành nào?

Trồng trọt Chăn nuôi - thú y

Lâm nghiệp Kinh tế

Nuôi trồng thủ y sản Ngành khác

3. Thời gian Anh (chị) bắt đầu tham gia công tác khuyến nông ?

Năm: ...

4. Theo anh (chị) các công tác chuyển giao tiến bộ KHKT này có xuất phát từ nhu cầu của người dân không?

Có Không

5. Theo anh (chị) các hoạt đô ̣ng này có phù hợp với thực tiễn của địa phương và hộ

gia đình không?

Phù hợp Ít Phù hợp Không phù hợp

Số phiếu:... Ngày điều tra:...

6. Theo anh (chị) các lớp đào tạo, tập huấn do Trạm tổ chức có đáp ứng được nhu cầu của người dân không?

Đáp ứng tốt Đáp ứng một phần Chưa đáp ứng

7. Theo anh (chị) các hoạt động khuyến nông triển khai có được người dân hưởng ứng nhiệt tình không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhiệt tình Ít quan tâm Không nhiệt tình 8. Mức độ các mô hình sau khi đã thực hiện có được nhân rộng ra không ?

Được nhân rộng ít được nhân rộng Không được nhân rộng - Nếu không tại sao: ...

... ... 9. Anh(chị) cho biết những hạn chế trong công tác chuyển giao tiến bộ KHKT ? ... ...

10. Anh(chị) có mong muốn được đào tạo thêm để hoàn thành tôt nhiệm vụ không? Có Không

11. Anh (chị) hãy tích dấu * vào ô kiến thức muốn được đào ta ̣o thêm

Kiến thức Không

Phương pháp, kỹ năng Trình độ chuyên môn

Kiến thức kinh tế xã hô ̣i Nô ̣i dung khác

Kỹ năng

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng tổ chức làm việc nhóm

12. Anh (chị ) có đề xuất, kiến nghị gì để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông của Trạm?

...

Xin chân thành cảm ơn anh (chị) đã giúp tôi hoàn thành bảng hỏi này.

Người điều tra

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã thành hòa huyện văn lãng – tỉnh lạng sơn (Trang 61)