Đánh giá của CBKN về công tác khuyến nông trong chuyển giao TBKHKT về

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã thành hòa huyện văn lãng – tỉnh lạng sơn (Trang 50)

về trồng trọt

Đội ngũ CBKN đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác khuyến nông, CBKN là những người có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả công tác khuyến nông và hiệu quả sản xuất của bà con nông dân. Họ là người hướng dẫn, chỉ đạo, cùng thực hiện sản xuất nông nghiệp. Việc nhận xét đánh giá của họ về các hoạt động khuyến nông và nhu cầu mong muốn của họ như thế nào?

Qua bảng 4.11 điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với CBKN tại trạm khuyến nông huyện về công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho biết:

+ Tìm hiểu nhu cầu của người dân trước khi thực hiện các hoạt động khuyến nông: Với tỉ lệ số phiếu 75% số CBKN trạm cho rằng các hoạt động khuyến nông đều xuất phát từ nhu cầu của người nông dân và 25% số phiếu cho rằng các hoạt động khuyến nông chưa xuất phát từ nhu cầu của người dân. Công tác tìm hiểu nhu cầu của người dân vẫn còn tồn tại hạn chế đó là việc cán bộ khuyến nông viên xác định nhu cầu từ người dân vẫn chưa thực sự đúng với nhu cầu của người dân. Nên sự phù hợp của các hoạt động khuyến nông vẫn còn thấp với 60% số phiếu cho rằng phù hợp và 40% số phiếu cho là ít phù hợp.

+ Sự hưởng ứng của người dân đối với các hoạt động khuyến nông: CBKN cho rằng các hoạt động khuyến nông được người dân hưởng nhiệt tình với 60% số phiếu, tỷ lệ số phiếu cho rằng người dân không nhiệt tình là 20%.

Bảng 4.11. Đánh giá của CBKN về công tác chuyển giao tiến bộ KHKT (n=5) Stt Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%) 1

Công tác chuyển giao có xuất phát từ nhu cầu của người dân không

+ Có 4 80

+ không 1 20

2

Sự phù hợp của công tác khuyến nông với điều kiện địa phương và hộ gia đình.

+ Phù hợp 3 60

+ ít phù hợp 2 40

+ Không phù hợp

3

Các lớp tập huấn có đáp ứng được nhu cầu của người dân

+ Đáp ứng tốt 2 40

+ Đáp ứng một phần 2 40

+ Chưa đáp ứng 1 20

4

Hoạt động khuyến nông đã triển khai có được người dân quan tâm hưởng ứng

+ Nhiệt tình 3 60

+ Ít quan tâm 1 20

+ Không quan tâm 1 20

5

Hiệu quả từ công tác chuyển giao tiến bộ KHKT mang lại

+ Nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập người dân 1 20

+ cung cấp thêm kiến thức mới cho người dân 2 40

+ Thay đổi phương thức canh tác của người dân 2 40

6

Mức độ nhân rộng của các mô hình trình diễn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Được nhân rộng 3 60

+ Ít được nhân rộng 1 20

+ Không được nhân rộng 1 20

+ Về hiệu quả từ công tác chuyển giao tiến bộ khoa học mang lại: Khuyến nông luôn muốn mang đến những tiến bộ kỹ thuật mới cho người nông dân, những cây trồng có năng suất cao vào sản xuất. Đa số CBKN cho rằng công tác khuyến nông mang lại kiến thức mới cho người dân, giúp người dân chuyển đổi cơ cấu diện tích cây trồng và nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông sản.

+ Mức độ nhân rộng các mô hình trình diễn phụ thuộc vào kết quả đạt được của các mô hình. Đa số CNKN trạm cho rằng mức độ nhân rộng của các mô hình là ít với 60% số phiếu, lý do là do người dân thận trọng trong việc lựa chọn giống cây trồng, một

phần do nhận thức người dân chậm nên ảnh hưởng đến mức độ nhân rộng. Cán bộ

khuyến nông trạm có mong muốn được đào tạo thêm về kiến thức kỹ năng để có thể truyền đạt kiến thức về tiến bộ KHKT đến người dân đạt hiệu quả hơn.

Bảng 4.12: Đánh giá của CBKN về nhu cầu cần đào tạo tạo thêm

(n= 5)

Kiến thức Số phiếu

Phương pháp kỹ năng 2

Trình độ chuyên môn 3

Kiến thức kinh tế xã hội 1

Phƣơng pháp kỹ năng

Kỹ năng thuyết trình 3

Kỹ năng tổ chức làm việc nhóm 2

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra phỏng vấn cán bộ khuyến nông)

Cán bộ khuyến nông mặc dù có chuyên môn cao nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng đầy đủ được những nội dung mà hoạt động khuyến nông yêu cầu. qua phỏng vấn bằng bảng hỏi phần lớn cán bộ khuyến nông đều muốn được đào tạo thêm về phương pháp, kỹ năng, số cán bộ trung cấp mong muốn được đào tạo thêm để nâng cao trình độ. Nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ khuyến nông lớn như vậy chứng tỏ một điều đội ngũ cán bộ khuyến nông luôn muốn nâng cao trình độ, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng của bản thân để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc, cũng như đáp ứng tốt nhất nhưng nhu cầu của người nông dân.

4.4.4. Đánh giá của người dân về hoạt động khuyến nông lĩnh vực trồng trọt

Người dân là chủ thể của các hoạt động khuyến nông. Khuyến nông phải phát huy chủ thể đó, các hoạt động khuyến nông luôn lấy người dân làm trung tâm. Người dân có chấp nhận kiến thức và áp dụng nó vào đời sống sản xuất hay không? Thì việc lắng nghe phản hổi từ người dân giúp cán bộ khuyến nông xác định được nhu cầu của họ có giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động khuyến nông cũng như đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Bảng 4.13. Đánh giá của ngƣời dân trong xã về hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực trồng trọt

(n=60)

STT Nội dung Số hộ Tỷ lệ

(%)

1 Sự tham gia của nông dân vào hoạt động khuyến nông

- Có 60 100 - Không 2 Sự bổ ích của các hoạt động KN - Rất bổ ích 29 48,3 - Bổ ích 16 26,67 - Không bổ ích 15 25

3 Phương thức tiếp cận kiến thức thông tin nông nghiệp

- Đào tạo, tập huấn hội thảo 25 41,7

- Ti vi, đài, sách báo, tờ rơi tờ gấp kỹ thuật 4 6,7

- Từ các cuộc đến thăm nông dân của CBKN 3 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàng xóm, bạn bè 28 46,7

4 Lợi ích khi tham gia thực hiện mô hình

- Kiến thức KHKT mới 34 56,7

- Tăng năng suất, sản lượng, chất lượng cho sản phẩm 12 20

- Tăng thu nhập 10 16,7

- Thay đổi phương thức sản xuất 4 6,6

Qua bảng 4.13 ta thấy:

Người dân tham gia các hoạt động khuyến nông chiếm tỷ lệ khá cao. Có tới 81,6% số người được hỏi đã tham gia vào các hoạt động khuyến nông và chỉ có 18,4% người dân chưa tham gia. Điều đó cho thấy sự quan tâm của các cấp chính quyền xã Thành Hòa tới lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sự năng động, nhiệt tình đối với công việc của đội ngũ cán bộ khuyến nông cũng như sự quan tâm chú trọng tới

sản xuất nông nghiệp của mỗi hộ nông dân. Bên cạnh đó cũng có 18,4% số người

được hỏi không tham gia vào các lớp tập huấn với các lý do như: thiếu thông tin về các lớp đào tạo tập huấn, không mời đúng đối tượng đi học hay nội dung không phù hợp với điều kiện của gia đình và địa phương.

Người dân đánh giá sự bổ ích của các hoạt đồn khuyến nông như sau: Có 48,3% số người được hỏi đánh giá các hoạt động này là rất bổ ích; Có 26,7% người dân đánh giá các hoạt động này bổ ích và 25% số người được hỏi cảm thấy các các hoạt động này không bổ ích.

Nguồn thông tin mà người dân tiếp thu được vẫn còn nhiều hạn chế và chủ yếu do cán bộ khuyến nông cung cấp thông qua các buổi tập huấn (chiếm 41,7%) ; do người dân học hỏi từ bạn bè, hàng xóm, người thân (chiếm 46,7%); từ ti vi, sách báo, các tờ gấp kỹ thuật (chiếm 6,7%) ; từ cuộc đến thăm của CBKN (chiếm 5%). Điều này cho thấy các nguồn cung cấp các thông tin về khuyến nông vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù người nông đã có sự quan tâm theo dõi đến các thông tin về sản xuất nông nghiệp và khuyến nông nhưng người dân cũng chưa hoàn toàn chủ động trong việc tìm kiếm và theo dõi các thông tin về khuyến nông.

Công tác khuyến nông đem lại nhiều lợi ích khác nhau cho người dân đó là: tham gia có hiểu biết thêm về tiến bộ khoa học kỹ thuật mới là 56,7%. Tăng năng suất chất lượng sản phẩm chiếm 20%, số hộ được hỏi có thu nhập tăng lên chiếm 20% và có 6,6% người dân được hỏi đã thực hiện thay đổi phương thức sản xuất. Trên đây, là đánh giá người dân trong xã về hoạt động khuyến nông trong lĩnh vực

trồng trọt, vậy mức độ tham gia của người dân vào các hoạt động khuyến nông như thế nào ?

Bảng 4.14. Mức độ tham gia của nông dân vào hoạt động khuyến nông

(n=60)

Chỉ tiêu Mức độ tham gia (%)

Nhiều Ít Không tham gia

Lĩnh vực Trồng trọt 88,33 6,67 5 Chăn nuôi 68,33 20 11,67 Lâm nghiệp 61,67 33,33 5 Thủy sản 8,33 76,67 15 Loại cây Cây lương thực 53,33 41,67 5

Cây hoa màu 15 66,67 18,33

Cây rau xanh 0 0 100

Cây ăn quả 0 0 100

Cây lâm nghiệp 80 11,67 8,33

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra phỏng vấnhộ nông dân)

Qua bảng 4.14 Ta thấy: Người dân tại xã Thành Hòa tham gia nhiều vào các hoạt động khuyến nông nhất là lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và tham gia ít vào lĩnh vực thủy sản. Trong lĩnh vực trồng trọt người dân quan tâm nhiều về cây lương thực và cây lâm nghiệp, cây ăn quả và cây rau xanh mặc dù được xã quan tâm nhưng các hoạt động khuyến nông về lĩnh vực này còn hạn chế. Thời gian tới người dân mong muốn được tham nhiều hơn với các hoạt động khuyến nông như xây dựng mô hình trình diễn, được áp dụng khoa học kỹ thuật mới trên đồng ruộng của mình.

Đa số hộ nông dân đã tham gia hay từng biết các hoạt động của tổ chức khuyến nông đều nhận định rằng hoạt động khuyến nông về lĩnh vực trồng trọt mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân : Từ chỗ người dân địa phương thiếu lương thực, sản xuất chỉ hai vụ với giống cũ nay đã đủ lương thực - thực phẩm. Ngoài ra một số hộ mong muốn được đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm ở các địa phương khác để mở rộng tầm nhìn, học tập kinh nghiệm sản xuất . Do vậy, để đáp ứng đầy

đủ nhu cầu của người dân. Cán bộ khuyến nông cần biết nông dân cần những kiến thức gì? Dưới đây là bảng các kiến thức mà nông dân cần CBKN hỗ trợ về lĩnh vực trồng trọt.

Bảng 4.16. Các kiến thức mà nông dân cần CBKN hỗ trợ về lĩnh vực trồng trọt

(n=60) STT Kiến thức cần hỗ trợ Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

1 Kiến thức mới về cây lương thực 50 83 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Kiến thức mới về cây hoa màu 41 68

3 Kiến thức mới về cây công nghiệp 5 8,3

4 Kiến thức phòng trừ sâu bệnh 40 66,7

5 Kiến thức bảo quản sản phẩm nông sản 30 50

6 Giá cả - thị trường 15 25

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra phỏng vấn hộ nông dân)

Qua bảng 4.16 Ta thấy: Trong thời gian qua mặc dù trạm khuyến nông đã mở rất nhiều các lớp, khóa đào tạo tập huấn về các kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật, tiến bộ KHKT mới cho nhân dân tại xã. Nhưng như vậy vẫn là chưa đủ, chưa đáp ứng hết được các nhu cầu, nhu cầu luôn đổi mới của mỗi hộ nông dân và trong thời gian tới người dân trên địa bàn xã cần trạm khuyến nông, CBKN hỗ trợ kỹ thuật, thông tin về các lĩnh vực như: Kiến thức mới về cây lương thực 83%; Kiến thức mới về cây hoa màu 68 %; Kiến thức mới về cây công nghiệp 8,3%; Kiến thức phòng trừ sâu bệnh 66,7%; Kiến thức bảo quản sản phẩm nông sản 50% và 25% người dân cần hỗ trợ thị trường - giá cả.

Công tác đào tạo tập huấn cho nông dân của khuyến nông xã những năm qua đã và đang đem lại những hiệu quả tích cực góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Bên cạnh đó vẫn cần phải hoàn thiện một số vấn đề như: Tăng cường đào tạo tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp, cần đổi mới và hoàn chỉnh nội dung phương pháp giảng dạy. Đối với công tác tập huấn cho người dân nên chú ý tới nhu cầu của người dân,

phát huy sự tham gia của người dân đặc biệt chú ý tới những đối tượng là người nghèo, người dân tộc, phụ nữ. Người dân có một số kiến nghị với các hoạt động khuyến nông triển khai tại xã. Phía dưới là bảng thể hiện một số kiến nghị của người dân với hệ thống khuyến nông xã Thành Hòa.

Bảng 4.17 Kiến nghị của ngƣời dân đối với hệ thống khuyến nông xã Thành Hòa Chỉ tiêu Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số hộ điều tra 60 100

Kiến nghị của ngƣời dân

- Mở thêm các lớp tập huấn 46 76,7

- Đa dạng hơn nữa về nội dung tập huấn 26 43,3

- Tăng cường xây dựng mô hình trình diễn 40 66,7

- Thường xuyên cung cấp giống cây trồng vật nuôi mới. 28 46,7

- Cung cấp thêm tài liệu sách báo về khuyến nông. 21 35

- Thường xuyên cập nhập thông tin về thị trường, giá cả 9 15

- Cung cấp thêm các dịch vụ khuyến nông 35 58,3

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông dân)

Qua bảng số liệu 4.17 ta thấy:

Đa số người dân từng tham gia các hoạt động khuyến nông thì đều cho rằng các hoạt động này mang lại nhiều lợi ích cho họ. Thông qua các lớp đào tao, tập huấn kỹ thuật, các MHTD và các cuộc hội thảo, tham quan thì trình độ sản xuất của hộ được nâng lên, chính vì vậy có tới 76,7% số hộ được hỏi đề nghị tăng số lượng các lớp đào tạo, tập huấn; 66,7% số hộ yêu cầu tăng cường xây dựng thêm các MHTD, 58,3% đề nghị cung cấp tăng thêm dịch vụ khuyến nông; 46,7% số hộ đề nghị cần thường xuyên cung cấp các giống cây trồng vật nuôi mới.

Có thể nói hiện nay nhu cầu tiếp nhận các tiến bộ KHKT mới của người dân xã Thành Hòa ngày càng lớn và yêu cầu của họ đối với CBKN cũng ngày càng

nhiều hơn, đa dạng hơn. Như vậy để đáp ứng được nhu cầu này không phải là một việc đơn giản. Nó đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bà con nông dân và CBKN để cùng nhau khắc phục những khó khăn vì mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng nông sản cũng như trình độ sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã thành hòa huyện văn lãng – tỉnh lạng sơn (Trang 50)