- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.
- Số liệu thu thập được trong các phiếu điều tra, tổng hợp theo từng nội dung. Sử dụng phương pháp SWOT.
- Xử lí thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu và vào số liệu: sử dụng phần mềm EXCEL để tổng hợp tính toán các chỉ tiêu cần thiết.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Thành Hòa là một xã vùng 2, vị trí nằm ở phía Tây Bắc huyện Văn Lãng,
trung tâm xã cách trung tâm huyện 8km, xã có tổng diện tích tự nhiên 2.704,94 km2
* Về ranh giới:
+ Phía Đông tiếp giáp xã Tân Tác. + Phía Tây tiếp giáp xã Hoàng Việt. + Phía Nam tiếp giáp xã Tân Lang.
+ Phía Bắc tiếp giáp huyện Tràng Định - Tỉnh Lạng Sơn.
Thành Hòa có thuận lợi là có hai tuyến đường chính chạy qua xã, với chiều dài hơn 6 Km. Đó là tuyến đường tỉnh lộ 232 Na Sầm - Vĩnh Lại và tuyến đường Na Sầm - Hội Hoan, trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã có dự án nâng cấp, cải tạo lại, đã và đang hoàn thiện dần, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại, giúp nhân dân có được sự thuận lợi để giao lưu với thị trường bên ngoài, khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, xã có các tuyến đường liên thôn đã được kiên cố bê tông hoá, đảm bảo đi lại được thuận lợi, vệ sinh, sạch đẹp.
4.1.1.2 Điều kiện địa hình và đất đai
- Địa hình:
Xã Thành Hòa có địa hình đồi thoải xen bát úp. Độ cao trung bình 250 -
300m. Độ dốc từ 8 - 15 o dạng địa hình này thích hợp cho mục đích nông lâm kết
hợp, có sườn đồi thoải, độ dốc thấp gần với nguồn nước thích hợp phát triển cây ăn quả. Địa bàn xã có nhiều đồi núi đá vôi cao từ 200 - 500m so với mực nước biển đây là nguồn vật liệu để phát triển các nhà máy sản suất ghạch đá phục vụ cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cho địa bàn xã và các huyện lân cận.
- Đất đai:
Thành Hòa là xã có địa hình núi đá với địa hình dốc lớn phù hợp các loại cây ăn quả dài ngày như: cây lê, cây mận, cây mơ. Khu vực có địa hình núi đất nằm rải rác ở các xã trong huyện, địa hình này khá thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu, bò, dê, tận dụng được nguồn cỏ tự nhiên từ các sườn đồi, ngoài ra còn thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, hồi.
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Thành Hoà năm 2014 Chỉ tiêu Năm 2014
DT (ha) CC(%)
Tổng diện tích tự nhiên 2.704,94 100
I. Đất nông nghiệp 220,36 8,15
1. Đất trồng cây hàng năm 162,5 6,01
2. Đất trồng cây lâu năm 27,96 0,66
3. Đất trồng cây lâu năm khác 24,90 0,92
4. Đất nuôi trồng thuỷ sản 5 0,19
II. Đất lâm nghiệp 2.206,62 81,58
III.Đất phi nông nghiệp 154,46 5,71
V. Đất chưa sử dụng 123,50 4,57
(Nguồn: UBND xã Thành Hòa, 2014)
Qua bảng 4.1 cho thấy xã Thành Hòa có 2.704,94 ha đất tự nhiên. Trong đó: - Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2014 là 220,36 ha chiếm 8,15 % tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp: Là một xã miền núi nên tỷ lệ đất lâm nghiêp chiếm cao nhất, chiếm tới 81,58% chiếm hơn một nửa so với tổng diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp ở đây chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng cây thông, bạch đàn. Những năm trở lại đây người dân đã chú trọng đến việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và cũng là ý thức bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn xã được nâng cao.
- Đất chưa sử dụng: xã Thành Hòa vẫn còn một số diện tích đất tương đối lớn chưa được sử dụng. Năm 2014 diện tích đất chưa sử dụng là 123,50 ha chiếm
4,57% tổng diện tích đất tự nhiên. Chính quyền xã cần khuyến khích nông dân khai hoang, phục hóa diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng nông sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân trong xã.
- Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 154,46 ha chiếm 5,71% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ nhỏ là 5 ha, chiếm gần 0,2 % diện tích đất nông, lâm nghiệp. Có thể thấy diện tích nuôi trồng thủy sản thấp nhưng hiệu quả sử dụng diện tích đất nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, do vậy cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, mở rộng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi diện tích đất trũng sang phát triển kinh tế VAC...để phát huy hết tiềm năng của vùng.
4.1.1.3. Điều kiện khí hậu
Xã Thành Hòa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hằng năm được thể hiện qua 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Mùa Hạ nóng ẩm mưa
nhiều; Mùa Đông lạnh, khô hanh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 24 0
C.
Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.540 mm số ngày có mưa 134 ngày. Do sự phân bố lượng mưa không đồng đều nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại. Hạn hán kéo dài vào mùa khô.
Độ ẩm không khí bình quân từ 82% trở lên. Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam. Đây là vùng ít bị ảnh hưởng của gió bão, nên thích hợp cho trồng các loại cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1.Tình hình dân số và lao động
Cùng với đất đai, lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất. Năm 2014, xã Thành Hòa dân số có 653 hộ với 2741 nhân khẩu, được phân bố trên 11 thôn, bản trong xã, gồm 03 dân tộc cùng chung sống là Tày, Nùng, Kinh. Trong đó dân tộc Nùng chiếm 98% , Tày 1,5 %, Kinh 0,5%. Đời sống của nhân dân còn nghèo, tình hình dân trí còn thấp, giao thông nông thôn còn khó khăn, sống trên diện tích 2704,94 ha, dân tập trung chủ yếu ở trung tâm các xã, khu
chợ buôn bán, còn những khu vực thôn dân cư thưa do diện tích lớn chủ yếu là đồi núi và cách xa nhau.
Vai trò này càng được thể hiện rõ hơn trong sản xuất nông nghiệp, dân số và lao động xã Thành Hòa được thể hiện qua bảng 4.2 như sau:
Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động của xã Thành Hòa qua 3 năm (2012- 2014)
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh
SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 13/12 14/13 BQ I. Tổng nhân khẩu Khẩu 2509 100 2537 100 2641 100 101,12 104,1 102,61 II. Tổng số hộ Hộ 609 100 632 100 653 100 103,78 103,32 103,55 - Hộ nông nghiệp Hộ 600 98,52 618 97,78 636 97,39 103 102,91 102,96 - Hộ phi nông nghiệp Hộ 9 1,48 14 2,22 17 2,6 155,56 121,42 138,49 III. Tổng số lao động Người 2130 100 2321 100 2452 100 108,97 105,64 107,30 - Lao động
nông nghiệp Người 2024 95,02 2200 94,79 2317 94,49 108,69 105,32 107,00 - Lao động
phi nông nghiệp
Người 106 4,98 121 5,21 135 5,51 114,2 111,57 112,89
(Nguồn: Thống kê UBND xã Thành Hòa)
Qua bảng 4.2 ta thấy: Qua bảng 4.2 ta thấy: Dân số của xã có xu hướng tăng lên bình quân qua 3 năm dân số tăng 2.61%. Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng lên 3,55%. Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua 3 năm cụ thể: Lao động nông nghiệp năm 2012 chiếm 95,02%, năm 2014 là 94,49%, giảm 0,53% so với năm 2012. Lao động phi nông nghiệp
năm 2014 là 5,51% tăng 0,53% so với năm 2012. Nguyên nhân do những năm gần đây xã đã thực hiện nhiều giải pháp như nâng cao nhận thức về việc làm cho bản thân người lao động, khuyến khích người lao động tích cực tham gia xuất khẩu lao động, tìm kiếm việc làm. Xã Thành Hòa là một xã vùng II biên giới chủ yếu chỉ có dân tộc Nùng và Tày sinh sống, nên người dân sống chủ yếu nhờ vào nông nghiệp. Các hộ là phi nông nghiệp qua các năm tăng lên nhưng không tăng một cách đáng kể. Những hộ làm phi nông nghiệp này chu yếu bán hàng tạp hoá và làm gạch xi măng và khai thác cát.
Từ cơ cấu nhân khẩu và cơ cấu hộ cho thấy tiềm năng nhân lực cho phát triển nông nghiệp là khá lớn, tuy nhiên lực lượng lao động của xã chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chuyên môn. Vì vậy phải có giải pháp nâng cao trình độ tay nghề cho lao động của xã.
4.1.2.2: Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp * Sản xuất trồng trọt
Thành Hòa là một xã thuần nông có đến hơn 80% dân số sản xuất nông nghiệp. Do địa hình đồi núi và dân cư phân tán không tập trung thành các cụm dân cư lớn nên xã chưa hình thành được các vùng sản xuất quy mô lớn, sản xuất nông nghiệp mang tính manh mún, nhỏ lẻ. Trong sản xuất nông nghiệp của xã, trồng trọt đóng vai trò chủ đạo. Cơ cấu cây trồng chính của xã hiện nay bao gồm:
-Lúa với các giống chính: chủ yếu là các loại lúa địa phương và lúa khang dân.
-Ngoài ra người dân địa phương canh tác với các cây trồng chính như:
Ngô, sắn, khoai lang…
Bảng 4.3: Kết quả sản xuất trồng trọt tại xã Thành Hòa qua 3 năm (2012 - 2014)
Loại cây
Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lƣợng (tấn) 2012 2013 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 1.Lúa nước 130 127 122 -Vụ chiêm 86 84 81 3,7 4,1 4,4 318,2 344,4 356,4 -Vụ mùa 130 127 122 4,2 4,5 4,7 546 571,5 573,4 2. Ngô 22 20,46 19,5 4,7 5,0 5,1 103,4 102,3 99,6 3. Sắn 11 11 10 11 11 12 121 121 120 4. Rau các loại 6 8 11 5,6 5,8 5,9 33,6 46,4 64,9
(Nguồn:Thống kê UBND xã Thành Hòa)
Qua bảng 4.3: Ta nhận thấy diện tích canh tác các cây trồng chính có sự thay đổi qua các năm từ năm 2012 - 2014. Năm 2014 diện tích canh tác các cây trồng chính đều có xu hướng giảm so với năm 2012, cụ thể như cây lúa giảm từ 130 ha xuống còn 122 ha, ngô giảm 22ha xuống còn 19,5ha. Sắn giảm từ 11 ha xuống còn 10 ha. Riêng diện tích đất trồng các loại Rau tăng, năm 2012 là 6 ha tăng lên 11 ha năm 2014. Tuy diện tích đất sản xuất các cây trồng chính có sự giảm sút so với năm 2012 nhưng sản lượng thu được giảm không đáng kể do năng suất cây trồng vẫn tăng qua các năm. Nguyên nhân làm cho diện tích canh tác các cây trồng giảm là do xã Thành hòa đã sử dụng đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, số ít người dân vượt biên sang Trung Quốc làm thuê… Dưới sức ép của dân số, diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm buộc người dân cần phải áp dụng hơn nữa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy các cấp chính quyền cần có những giải pháp, chính sách khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, đảm bảo an ninh lương thực hàng năm.
* Tình hình chăn nuôi
Cơ cấu vật nuôi chính của xã gồm: Gia súc bao gồm: Lợn, trâu, bò với các giống lợn thịt, lợn siêu nạc, lợn nái…Gia cầm gồm các loại vật nuôi là: gà, vịt...
Bảng 4.4: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi tại xã Thành Hòa qua 3 năm (2012 - 2014)
ĐVT: Con
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tổng đàn Trâu 575 570 564
Tổng đàn Bò 56 41 36
Tổng đàn Lợn 1.200 1.200 1450
Số lượng gia cầm 22.000 15.000 20.000
(Nguồn:Thống kê UBND xã Thành Hòa)
Qua bảng 4.4 cho thấy. Tổng đàn gia súc, gia cầm có xu hướng giảm, cụ thể: Tổng đàn trâu năm 2012 là 575 con giảm xuống 564 con năm 2014, tổng đàn bò giảm từ 56 con năm 2012 xuống còn 36 con trong năm 2014. số lượng đàn trâu bò giảm đi do diện tích mặt cỏ chăn thả gia súc giảm nguyên nhân là việc người dân trồng cây lâm nghiệp lên phần đất trống và việc khai hoang đất để trồng trọt, một nguyên nhân nữa là người dân bán trâu, bò để cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp thay cho việc sử dụng trâu, bò.
Số lượng đàn gia cầm tăng giảm không ổn định: năm 2013 số lượng đàn giảm từ 22.000 con xuống 15.000 con so với năm 2012 đến năm 2014 đàn gia cầm tăng lên 5.000 so với năm 2013 và giảm đi 2.000 con so với năm 2012. Biến động như vậy là do người dân thiếu kiến thức trong chăn nuôi gia súc gia cầm. Dịch LMLM vẫn thường xuyên xảy ra trên địa bàn xã.
* Nuôi trồng thủy sản
Do là một xã miền núi nên có diện tích mặt nước nhỏ cho việc nuôi trồng thuỷ sản, chủ yếu là các hộ gia đình có một ít diện tích mặt nước chăn thả phục vụ nhu cầu bữa ăn nhà mình. Diện tích ao nuôi cá từ 3 ha năm 2012 tăng rất ít đến năm 2014 là 5 ha, chủ yếu là các loại cá: Cá chép, cá trôi, cá mè, cá trắm, cá rô phi… Tình hình nuôi trồng thuỷ sản có tăng nhưng tăng rất chậm, như vậy việc khuyến khích, động viên thúc đẩy người dân khai thác và phát triển nghề thuỷ sản, tận dụng nguồn lợi từ sông để phát triển nuôi cá lồng cần được chính quyền quan tâm đầu tư hơn nữa.
* Về Lâm nghiệp
Xã triển khai và thực hiện dự án trồng rừng do trạm khuyến nông huyên giao cho, thực hiện mô hình trồng cây để phủ xanh diện tích đất trống, đồi trọc. Từ chỗ phải vận động đến nay người dân đã tự nguyện tham gia tích cực và đạt kết quả cao, góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đồng thời giúp người dân nhân thức về giá trị kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai để tạo nguồn nguyên liệu tương lai, phát triển ngành nghề, tăng thu nhập từ kinh tế lâm nghiệp. các loại cây có hiệu quả kinh tế cao như: thông, bạch đàn, keo.. Trong năm 2014 xã đã trồng mới được 12,5 ha. Diện tích che phủ rừng đạt 70%.
* Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
Qua bảng 4.5 ta thấy hầu như các ngành đều có GTSX tăng qua các năm. Nhưng nhìn chung thu nhập chủ yếu của người dân vẫn là nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn. Năm 2012 nông nghiệp chiếm 88,21%, năm 2013 chiếm 87,6%, năm 2014 chiếm 87,03%. Qua đó ta thấy người dân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp. Cơ cấu nghành nông nghiệp giảm, tuy nhiên cơ cấu nghành nông nghiệp giảm một cách không đáng kể. Hầu hết ở xã người dân làm trồng trọt là chủ yếu, chăn nuôi chưa được chú trọng đúng với tiềm năng sẵn có của nó và thường xuyên gặp dịch và có mùa động lạnh điều đó ảnh hưởng đến chăn nuôi. Mặc dù tốc độ PTBQ của nghành lâm nghiệp qua 3 năm tăng 119,4%, nhưng với diện tích lâm nghiệp là 2.206,62 ha chiếm khá lớn trong diện tích tự nhiên của xã, người dân vẫn chưa biết trồng và khai thác hợp lý.
Ngành CN - XDCB chiếm tỷ lệ rất ít trong GTSX của xã Thành Hòa. Bởi vì ngành này đòi hỏi đầu tư cao, người dân lại có ít vốn nên phát triển ngành này rất khó. Qua 3 năm tốc độ PTBQ là 120,16%, năm 2012 chiếm 6,9%, năm 2013 chiếm 7,5%, năm 2014 chiếm 7,96%. Lý do là ở đây ngành CN - XDCB chủ yếu là khai thác đá, cát, làm gạch xi măng,cát thì ngày một ít dần do đã khai thác từ lâu, còn