Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã thành hòa huyện văn lãng – tỉnh lạng sơn (Trang 26)

4.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành Hòa là một xã vùng 2, vị trí nằm ở phía Tây Bắc huyện Văn Lãng,

trung tâm xã cách trung tâm huyện 8km, xã có tổng diện tích tự nhiên 2.704,94 km2

* Về ranh giới:

+ Phía Đông tiếp giáp xã Tân Tác. + Phía Tây tiếp giáp xã Hoàng Việt. + Phía Nam tiếp giáp xã Tân Lang.

+ Phía Bắc tiếp giáp huyện Tràng Định - Tỉnh Lạng Sơn.

Thành Hòa có thuận lợi là có hai tuyến đường chính chạy qua xã, với chiều dài hơn 6 Km. Đó là tuyến đường tỉnh lộ 232 Na Sầm - Vĩnh Lại và tuyến đường Na Sầm - Hội Hoan, trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đã có dự án nâng cấp, cải tạo lại, đã và đang hoàn thiện dần, nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại, giúp nhân dân có được sự thuận lợi để giao lưu với thị trường bên ngoài, khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, xã có các tuyến đường liên thôn đã được kiên cố bê tông hoá, đảm bảo đi lại được thuận lợi, vệ sinh, sạch đẹp.

4.1.1.2 Điều kiện địa hình và đất đai

- Địa hình:

Xã Thành Hòa có địa hình đồi thoải xen bát úp. Độ cao trung bình 250 -

300m. Độ dốc từ 8 - 15 o dạng địa hình này thích hợp cho mục đích nông lâm kết

hợp, có sườn đồi thoải, độ dốc thấp gần với nguồn nước thích hợp phát triển cây ăn quả. Địa bàn xã có nhiều đồi núi đá vôi cao từ 200 - 500m so với mực nước biển đây là nguồn vật liệu để phát triển các nhà máy sản suất ghạch đá phục vụ cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng cho địa bàn xã và các huyện lân cận.

- Đất đai:

Thành Hòa là xã có địa hình núi đá với địa hình dốc lớn phù hợp các loại cây ăn quả dài ngày như: cây lê, cây mận, cây mơ. Khu vực có địa hình núi đất nằm rải rác ở các xã trong huyện, địa hình này khá thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu, bò, dê, tận dụng được nguồn cỏ tự nhiên từ các sườn đồi, ngoài ra còn thích hợp trồng cây công nghiệp dài ngày như chè, hồi.

Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Thành Hoà năm 2014 Chỉ tiêu Năm 2014

DT (ha) CC(%)

Tổng diện tích tự nhiên 2.704,94 100

I. Đất nông nghiệp 220,36 8,15

1. Đất trồng cây hàng năm 162,5 6,01

2. Đất trồng cây lâu năm 27,96 0,66

3. Đất trồng cây lâu năm khác 24,90 0,92

4. Đất nuôi trồng thuỷ sản 5 0,19

II. Đất lâm nghiệp 2.206,62 81,58

III.Đất phi nông nghiệp 154,46 5,71

V. Đất chưa sử dụng 123,50 4,57

(Nguồn: UBND xã Thành Hòa, 2014)

Qua bảng 4.1 cho thấy xã Thành Hòa có 2.704,94 ha đất tự nhiên. Trong đó: - Đất nông nghiệp: Diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2014 là 220,36 ha chiếm 8,15 % tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất lâm nghiệp: Là một xã miền núi nên tỷ lệ đất lâm nghiêp chiếm cao nhất, chiếm tới 81,58% chiếm hơn một nửa so với tổng diện tích tự nhiên. Đất lâm nghiệp ở đây chủ yếu là rừng tự nhiên và rừng trồng cây thông, bạch đàn. Những năm trở lại đây người dân đã chú trọng đến việc trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc và cũng là ý thức bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn xã được nâng cao.

- Đất chưa sử dụng: xã Thành Hòa vẫn còn một số diện tích đất tương đối lớn chưa được sử dụng. Năm 2014 diện tích đất chưa sử dụng là 123,50 ha chiếm

4,57% tổng diện tích đất tự nhiên. Chính quyền xã cần khuyến khích nông dân khai hoang, phục hóa diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng nông sản phẩm, góp phần tăng thu nhập cho người dân trong xã.

- Đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 154,46 ha chiếm 5,71% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ nhỏ là 5 ha, chiếm gần 0,2 % diện tích đất nông, lâm nghiệp. Có thể thấy diện tích nuôi trồng thủy sản thấp nhưng hiệu quả sử dụng diện tích đất nuôi trồng thủy sản đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, do vậy cần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, mở rộng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi diện tích đất trũng sang phát triển kinh tế VAC...để phát huy hết tiềm năng của vùng.

4.1.1.3. Điều kiện khí hậu

Xã Thành Hòa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hằng năm được thể hiện qua 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Mùa Hạ nóng ẩm mưa

nhiều; Mùa Đông lạnh, khô hanh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 24 0

C.

Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.540 mm số ngày có mưa 134 ngày. Do sự phân bố lượng mưa không đồng đều nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và giao thông đi lại. Hạn hán kéo dài vào mùa khô.

Độ ẩm không khí bình quân từ 82% trở lên. Hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Tây Nam. Đây là vùng ít bị ảnh hưởng của gió bão, nên thích hợp cho trồng các loại cây dài ngày, đặc biệt là cây ăn quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt tại xã thành hòa huyện văn lãng – tỉnh lạng sơn (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)