NỘI DUNG CỦA QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CƠ QUAN :

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI (TRỌN BỘ) (Trang 37)

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN DÂN CHỦ HÓA TRONG CÁC CƠ QUAN NHAØ NƯỚC. QUAN NHAØ NƯỚC.

1. NN XHCN VN là NN của dân do dân và vì dân;

2. Các cơ quan NN do dân bầu ra (trực tiếp hoặc gián tiếp) 3. Các CB, CC VN là công bộc của dân;

4. Nhằm phát huy tính sáng tạo, chủ động trong các mặt công tác, của tập thể CB, CC trong cơ quan đối với việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan đó;

5. Lập kỷ cương, trật tự trong quản lý nhà nước, ngăn chặn chống lãng phí quan liêu, phiền hà, sách nhiễu của dân;

6. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của NN tập thể và công dân.

II. NỘI DUNG CỦA QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG CƠ QUAN: QUAN:

Nghị quyết lần thứ III BCH TW Đảng khoá VIII nhấn mạnh "Mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của ND trong XD và QLNN" trong các cơ quan NN thể hiện các mặt sau:

A. DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ CƠ QUAN 1. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan: 1. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của cơ quan và về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của CB, CC thuộc quyền; hàng tháng phải xem xét việc thực hiện các Nghị định của Đảng, nhiệm vụ của cơ quan; 6 tháng một lần, đánh giá công tác của cơ quan, đề ra các giải pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của CB, CC, khắc phục tệ nạn quan liêu, của quyền, tham nhũng và những yếu kém trong cơ quan, cuối năm phải tổ chức đánh giá, tổng kết hoạt động của cơ quan

b) Hằng năm, định kỳ đánh giá CB, CC thuộc quyền quản lý

c) Lắng nghe ý kiến của CB, CC, không được trù dập đối với CB, CC đã gớp ý kiến, phê bình mình, khi CB, CC đề nghị gặp Thủ trưởng cơ quan và trao đổi những vấn đề có liên quan;

d) Thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn hàng vi tham nhũng, xử lý và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng

e) Phối hợp với công đòan cơ quan, Ban thanh tra ND thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch của cơ quan

2. Trách nhiệm của CB, CC.

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Thủ trưởng cơ quan về việc thi hành công vụ, nhiệm vụ của mình; có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư

b) Phụ tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên trong khi thi hành công vụ

c) Trình bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn

phải chấp hành sự chỉ đạo của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp trên

d) Thẳng thắn phê bình, tự phê bình, đấu tranh để XD nội bộ cơ quan vững mạnh.

3. Những việc công chức, phải được biết :

a) Chủ trương, chính sách của Đảng và NN liên quan đến công việc của cơ quan.

b) Kinh phí hoạt động của cơ quan (nguồn kinh phí do ngân sách NN cấp, nguồn tài chính khác và quyết toán hàng năm của cơ quan);

c) Khen thưởng kỷ luật CB, CC; các vụ việc tiêu cưcï, tham nhũng đã được kết luận; kết quả khiếu nại trong nội bộ cơ quan;

d) Nội quy, quy chế cơ quan.

4. Tham gia ý kiến và kiểm tra, giám sát (trực tiếp hoặc gián tiếp)

a) Trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia ý kiến trước khi Thủ trưởng quyết định về các chủ trương, giải pháp thực hiện Nghị quyết của Đảng pháp luật của NN có liên quan đến công việc của cơ quan; kế hoạch công tác hàng năm, tổ chức phong trào thi đua, báo cáo sơ kết, tổng kết của cơ quan; biện pháp thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng CB, CC; nội quy, quy chế cơ quan

b) Kiểm tra việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan; sử dụng kinh phí, tài sản của cơ quan; thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan; các chế độ chính sách về quyền và lợi ích của CB, CC, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của CB, CC

B. DÂN CHỦ TRONG QUAN HỆ VAØ GIẢI QUYẾT CÔNG TÁC VỚI CÔNG DÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÔNG DÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC

1. Quan hệ với công dân, cơ quan và tổ chức

a) Thủ trưởng, CB, CC chịu trách nhiệm giải quyết công việc có liên quan phải cong khai niêm yết các thủ tục hành chiùnh, mẫu đơn từ, hồ sơ, phí, lệ phí theo quy định, thời gian giải quyết vụ việc

b) Thủ trưởng cơ quan kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp đối với những CB, CC không hoàn thành nhiệm vụ, công vụ, thiếu trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà, tham nhũng trong việc giải quyết công dân, cơ quan, tổ chức

c) Không được quan liêu, hách dịch cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức

d) Không được tiếp nhận và giải quyết công việc của công dân, tổ chức tại nhà riêng

đ) Bảo vệ bí mật NN, bí mật công tác và bí mật nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân

e) Bố trí nơi tiếp nhận, tổ chức hòm thư góp ý của công dân; thông báo để công dân, tổ chức địa phương có liên quan biết những chương trình, dự án phát triển XH ở địa phương

2. Quan hệ với cấp trên

a) Có trách nhiệm phục tùng sự chỉ đạo, hướng dẫn và chấp hành các quyets định của cơ quan cấp trên

b) Kiến nghị lên cấp trên những vấn đề về chính sách pháp luật chưa phù hợp để sửa đổi, bổ sung. Khi có căn cứ cho rằng quyết định của cơ quan cấp trên

là trái pháp luật thì phải báo cáo với người ra quyết định trong trường hợp phải chấp hành quyết định thì báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định

3. Quan hệ với cấp dưới

a) Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan cấp dưới và chịu trách nhiệm về những sai lầm, khuyết điểm của cơ quan cấp dưới, nếu những sai lầm, khuyết điểm đó có nguyên nhân từ sự chỉ đạo, hướng dẫn của mình

b) Nghiên cứu, giải quyết kịp thời các kiến nghị, yêu cầu chính đáng của cơ quan cấp dưới, khuyến khích những tông tin, báo cáo trung thực, khách quan của cấp dưới

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CÔNG CHỨC CHUYÊN NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI (TRỌN BỘ) (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)