Trừ quy trình soạn thảo và ban hành hiến pháp, luật, việc soạn thảo VBQLNN, đặc biệc là VB thông thường phải qua các bước sau đây:
1. Khởi xướng soạn thảo văn bản quản lý nhà nước: a) Xác định yêu cầu, mục đích của VB;
b) Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VB; 2. Soạn thảo VBQLNN:
a) Thu thập thông tin, phân tích và xử lý thông tin; b) Xây dựng đề cương văn bản;
c)Viết sữa và hoàn thành văn bản.
3. Trình dự thảo tới cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VB:
Đây là khâu tập hợp đầy đủ thông tin để người có thẩm quyền quyết định nội dung của VB QL. Khi trình, ngoài dự thảo, tờ trình còn cần cả tài liệu nghiên cứu thực tiễn và thông tin mới về vấn đề này.
4. Thảo luận và thông qua dự thảo: Có 2 loại VB cần phải chú ý
a) VB của cơ quan thẩm quyền chung: phải lấy ý kiến các thành viên, thảo luận tập thể trong các phiên hợp, biểu quyết theo đa số
b)VB QL của các cơ quan làm việc theo chế độ Thủ trưởng: thì Thủ trưởng đơn vị phải quyết định trên cơ sở ý kiến tham mưu và tình hình của các bộ phận chức năng (từng ngành, lĩnh vực)
5. Biên tập và chỉnh lý VB:
Sau khi có ý kiến góp ý của các thành viên (nếu VB cần có ý kiến). Ban soạn thảo hoặc người có trách nhiệm soạn thảo phải tổng hộp ý kiến, chỉnh lý từng nội
dung của VB 1 cách trung thực và đúng nguyên tắc, đồng thời kiểm tra các lỗi kỹ thuật (câu, chữ)
6. Ký, đóng dấu VB quản lý:
- Ký VB là hành vi của người có thẩm quyền. Tránh tình trạng ủy quyền khi VB không cho phép ủy quyền (đối với VB quy phạm thì không thể ủy quyền cho người dưới mình 2 cấp ký)
7. Công bố kiểm tra việc thực hiện VB:
- Tùy theo từng loại VB mà việc công bố VB có hiệu lực ngay hoặc trong một thời hạn nào đó do pháp luật quy định. Trong quá trình thực hiện văn bản cần có sự kiểm tra, giám sát, nhằm phát hiện những thiếu sót của việc thực hiện và khiếm khuyết của VB.
- Các VB quy phạm pháp luật phải được đăng ký công báo. Đối với VB quy phạm pháp luật của HĐND vàUBND phải niêm yết công khai tại địa phương.
BAØI THỨ 6
QUY CHẾ DÂN CHỦ TRONG CƠ QUAN