Mỗi lĩnh vực pháp luật trong một hệ thống pháp luật đều phải được xây dựng phù hợp với những tiêu chuẩn khoa học pháp lý dành cho lĩnh vực pháp luật đó. Trong việc xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài mỗi quốc gia phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn lực pháp lý đã được xác định và áp dụng để đảm bảo sự tương thích của các quy
126
định pháp luật trong nước với các điều ước quốc tế cũng như pháp luật của các nước khác. Tính khoa học của pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài thể hiện ở các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất, pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài phải đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật lập pháp. Tư pháp quốc tế là một lĩnh vực pháp luật có nhiều điểm đặc thù riêng của mình so với các ngành luật trong nước như về phương pháp điều chỉnh, về quy phạm pháp luật, về cách thức giải quyết một vấn đề có liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Chẳng hạn khi xây dựng các quy phạm đơn phương để giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế các quốc gia phải tuân thủ nguyên tắc quy phạm do nước mình ban hành ra chỉ xác định thẩm quyền của Tòa án nước mình mà không được xác định thẩm quyền của Tòa án nước khác, dù đó là Tòa án của nước có liên quan trực tiếp đến vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là một bộ phận của Tư pháp quốc tế mỗi quốc gia nên cũng phải tuân theo những yêu cầu về kỹ thuật lập pháp của Tư pháp quốc tế.
Đối với Việt Nam, pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung, pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài nói riêng, còn nhiều vấn đề hạn chế, đặc biệt là trong việc đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập. Nhiều quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành chưa phù hợp với các chuẩn mực pháp lý chung của thế giới và rất khó vận dụng vào thực tiễn. Chính vì vậy, trong quá trình hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kỹ thuật lập pháp để đảm bảo quy định pháp luật được ban hành phù hợp với yêu cầu của thực tiễn Việt Nam nhưng đồng thời phải đáp ứng được các yêu cầu của quá trình hội nhập, đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể có yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có thể dễ dàng bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thứ hai, pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài phải đáp ứng yêu cầu về thời gian tồn tại và có hiệu lực của các quy phạm pháp luật. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện còn thể hiện ở tính ổn định của các đạo luật được ban hành. Các văn bản pháp luật của các nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện thường tồn tại tương đối ổn định trong suốt một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong khi đó
127
các văn bản pháp luật đều có hệ thống pháp luật Việt Nam đều có thời gian tồn tại ngắn, ít có văn bản nào tồn tại trên 10 năm. Quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Văn bản pháp luật đầu tiên của Việt Nam quy định tập trung về vấn đề này là Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài ngày 17/4/1993 của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Sau hơn 10 năm tồn tại, kể từ ngày 01/01/2005, khi BLTTDS 2004/2011 có hiệu lực thi hành, văn bản này chấm dứt hiệu lực của mình. Và sau gần 10 năm tồn tại, những quy định của BLTTDS 2004/2011 điều chỉnh vấn đề công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đã bộc lộ những hạn chế của mình, vấn đề sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện những quy định này đang đặt ra như là một trong những yêu cầu cấp thiết của quá trình hoàn thiện pháp luật phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Xét ở tiêu chí này thì pháp luật Việt Nam hiện hành nói chung chưa đáp ứng được các yêu cầu của tính khoa học.
Thứ ba, pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài phải được xây dựng trên những cơ sở khoa học vững chắc. Hoạt động xây dựng và ban hành pháp luật là một trong những hoạt động mang tính khoa học và tổ chức rất cao và cũng là một trong những hoạt động có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện chức năng quản lý của nhà nước. Đặc biệt, trong việc xây dựng và ban hành pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài thì yêu cầu khoa học đối với các quy phạm được ban hành càng có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ những quy phạm này không chỉ tác động đề chủ thể Việt Nam mà còn tác động đến quyền và lợi ích của chủ thể nước ngoài và rộng hơn nữa, những quy phạm này góp phần quyết định mối quan hệ kinh tế - xã hội giữa Việt Nam với các nước. Chính vì vậy, để pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đảm bảo tính khoa học thì pháp luật phải được xây dựng trên nền tảng cơ sở khoa học vững chắc. Để đạt được yêu cầu này quá trình xây dựng pháp luật cần phải có sự tham gia của các chuyên gia pháp luật, các nhà nghiên cứu khoa học pháp lý, sự nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của thế giới trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và quan trọng hơn cả là quá trình xây dựng và ban hành pháp luật phải đảm bảo đầy đủ các giai đoạn của quy trình như giai đoạn lập chương trình xây dựng pháp luật, giai đoạn chuẩn bị dự án, giai đoạn thẩm tra dự án văn bản pháp luật, giai
128
đoạn thảo luận, tiếp thu, chỉnh lý và thông qua dự án văn bản pháp luật, giai đoạn công bố và đưa văn bản vào thi hành trên thực tế. Sau khi văn bản đã phát sinh hiệu lực thi hành cần tiến hành đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật đối với xã hội cũng như sử dụng cơ chế phản biện xã hội để tiếp tục hoàn thiện pháp luật.