Những kết quả nghiên cứu đạt được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài Luận án TS. Luật (Trang 26)

24

Từ quá trình nghiên cứu các công trình đã công bố trên thế giới cũng như ở Việt Nam liên quan đến nội dung luận án, về các vấn đề lý luận chung liên quan đến công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự nước ngoài, các công trình đã đạt được các kết quả nghiên cứu sau đây:

Thứ nhất, phạm vi công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của nước ngoài có thể được quy định theo hai cách khác nhau tùy vào quan điểm của từng nước, từng điều ước quốc tế. Nếu quy định theo phạm vi hẹp thì chỉ công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự do Tòa án ban hành. Nếu quy định theo phạm vi rộng thì ngoài công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, còn công nhận và cho thi hành các văn bản khác như các quyết định về án phí, các quyết định của cơ quan giám hộ, quản lý hộ tịch, thậm chí pháp luật một số quốc gia còn công nhận và cho thi hành tất cả các văn bản do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ban hành trong lĩnh vực dân sự. Về vấn đề này, công trình nghiên cứu “Mấy vấn đề về công nhận và thi hành tại Việt Nam các bản án, quyết định của Tòa án và trọng tài nước ngoài” (Sách chuyên khảo) của tác giả Hoàng Phước Hiệp (2000); “Một số vấn đề lý luận cơ bản về Tư pháp quốc tế” (Sách tham khảo) của tác giả Đoàn Năng (2001); “Những vấn đề lý luận và thực tiễn của công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài” của tác giả Lê Thế Phúc, Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao (2009); “Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài và những vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Đặng Trung Hà, bước đầu đã đề cập đến một số nội dung cơ bản.

Thứ hai, trên thế giới tùy từng nước cụ thể, pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có vị trí khác nhau trong hệ thống pháp luật quốc gia. Tại Việt Nam pháp luật về công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài thuộc lĩnh vực pháp luật tố tụng dân sự nên vừa có các đặc điểm của pháp luật tố tụng dân sự vừa có các đặc điểm của Tư pháp quốc tế. Về vấn đề này, bài viết “Một số vấn đề công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án và

trọng tài nước ngoài tại Việt Nam” của tác giả Hoàng Phước Hiệp (1999) bước đầu đã

25

Thứ ba, xu hướng của các nước trên thế giới hiện nay là tăng cường ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế điều chỉnh vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của nước ngoài. Tại Việt Nam hiện nay nguồn luật quan trọng điều chỉnh vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là nguồn luật quốc gia. Bên cạnh đó, việc tăng cường gia nhập, ký kết các điều ước quốc tế là giải pháp cần được thúc đẩy trong thời gian tới. Đối với nguồn quốc gia Việt Nam chưa ban hành đạo luật về Tư pháp quốc tế. Về vấn đề này, Giáo trình Tư pháp quốc tế của Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội (2013) do PGS. TS. Nguyễn Bá Diến chủ biên đã đề cập chi tiết.

Thứ tư, các nguyên tắc công nhận cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài được xây dựng xuất phát từ bản chất của hoạt động công nhận và cho thi hành và xuất phát từ bảo vệ trật tự công cộng của quốc gia. Từ đó có hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc có điều ước quốc tế và nguyên tắc có đi có lại được thừa nhận trong pháp luật nhiều quốc gia và các điều ước quốc tế. Các bài viết “Nguyên tắc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, Trọng tài nước ngoài” của tác giả Nông Quốc Bình (2008); “Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài và những

vấn đề đặt ra trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Đặng Trung Hà; “Hoàn

thiện các quy định của Bộ Luật TTDS 2004 về nguyên tắc công nhận và thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài” của tác giả Đặng Hoàng Oanh đã bước đầu phân tích một số nội dung cơ bản.

Thứ năm, qua phân tích và đánh giá mô hình của pháp luật một số quốc gia điển hình trên thế giới về công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài cho thấy có nhiều mô hình điều chỉnh pháp luật khác nhau đối với vấn đề công nhận và cho thi hành. Mỗi quốc gia căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình để xác định cách thức điều chỉnh phù hợp làm cơ sở cho việc xây dựng các quy phạm pháp luật cụ thể như nguyên tắc công nhận và cho thi hành, điều kiện công nhận và cho thi hành, ... Bài viết “Lựa chọn mô hình điều chỉnh của luật về công nhận, thi hành bản án dân sự, thương mại của Tòa án nước ngoài” của tác giả Dư Ngọc Bích (2008) đã bước đầu phân tích một số nội dung cơ bản có liên quan.

Về những hạn chế của pháp luật Việt Nam hiện hành điều chỉnh vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự nước ngoài kết quả nghiên cứu chủ yếu thể hiện

26

trong các bài báo khoa học. Về cơ bản các công trình đã tập trung đề cập các nội dung sau đây:

Thứ nhất, các nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài trong pháp luật hiện hành chưa được xây dựng trên cơ sở yêu cầu của việc công nhận và cho thi hành, vì vậy, về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động công nhận và cho thi hành trên thực tế.

Thứ hai, một số điều kiện công nhận và cho thi hành được quy định trong pháp luật Việt Nam hiện hành chưa phù hợp và trong một số trường hợp không đáp ứng được việc giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành trên thực tế. Đây là một trong những vấn đề cơ bản cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết để nâng cao hiệu quả của hoạt động công nhận và cho thi hành trong thời gian tới.

Thứ ba, trình tự thủ tục công nhận và cho thi hành theo quy định của pháp luật hiện hành chưa phân định rõ ràng giữa những trường hợp bản án, quyết định dân sự nước ngoài chỉ có yêu cầu công nhận và những trường hợp bản án, quyết định dân sự nước ngoài có yêu cầu thi hành.

Thứ tư, nội dung điều chỉnh của văn bản pháp luật trong nước và các Hiệp định TTTP mà Việt Nam là thành viên về vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có nhiều vấn đề khác biệt cần phải nghiên cứu, điều chỉnh để đảm bảo tính thống nhất của pháp luật.

Thứ năm, cách thức điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về công nhận và cho thi

hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có một số vấn đề chưa đảm bảo các yêu cầu về khoa học cũng như tính phù hợp với thực tiễn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài Luận án TS. Luật (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)