Các file hệ thống trong thẻ thông minh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thẻ thông minh và ứng dụng vào an toàn trong thông tin di động (Trang 46)

Thẻ thông minh lưu trữ thông tin bằng các file dữ liệu. Các file dữ liệu này được tổ chức dưới dạng cây phân cấp theo chuẩn ISO 7816 – 4. Người ta chia làm ba loại: thư mục gốc (master file -MF), thư mục chuyên dụng (dedicated file -DF) và các file cơ bản (elementary file – EF). Các file này dùng để quản trị hoặc cho ứng dụng.

Dữ liệu được lưu trong các file được quản lý bởi hệ điều hành. Các file gồm có header, được quản lý bởi thẻ thông minh và phần tuỳ chọn là chi tiết. Header chứa các thông tin liên quan đến cấu trúc và thuộc tính của file, còn phần chi tiết chứa dữ liệu của file.

2.4.1.1. Thư mục gốc (Master File - MF)

Thư mục gốc (MF) của hệ thống file và là duy nhất cho mỗi thẻ. MF được kích hoạt khi thẻ được đưa vào thiết bị đọc thẻ (ví dụ điện thoại di động). MF không thể bị xoá khi thẻ còn hoạt động.

2.4.1.2. Thư mục chuyên dụng (Dedicated File - DF)

DF là thư mục của thẻ thông minh, nó lưu các thư mục chuyên dụng khác và các file cơ bản. DF lưu trữ dữ liệu ứng dụng. Về bản chất vật lý, nó là một

khối bộ nhớ tĩnh và có một khối header. Tất cả các DF được phân chia về vật lý và logic với DF khác, để tránh sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ứng dụng khác nhau. Một số DF có thể chia sẻ tài nguyên chung qua MF.

Các DF ở mức đầu tiên tồn tại trong thẻ SIM như sau: • DFGSM, chứa các ứng dụng cho GSM và DCS 1800. • DFIS41, chứa ứng dụng cho IS41.

• DFTELECOM, chứa các dịch vụ dành cho viễn thông. • DFFP-CTS, chứa các ứng dụng cho phần cố định CTS. Tất cả các thư mục này là mức con ngay dưới của MF.

2.4.1.3. File cơ bản (Elementary File - EF)

Những file này chứa dữ liệu thực sự. Chúng bao gồm một chi tiết và một header. Có 4 loại EF: file trong suốt (transparent), cố định tuyến tính (linear fixed), biến đổi tuyến tính (linear variable) và cố định nối vòng (cyclic fixed).

 EF trong suốt (Transparent EF)

Đó là EF có cấu trúc gồm các byte liên tiếp. Byte đầu tiên có địa chỉ ‘00’. Khi file được đọc hoặc cập nhật, byte được kích hoạt sẽ được tham chiếu qua địa chỉ offset, nó biểu thị vị trí bắt đầu của byte và độ dài được đọc hoặc cập nhật tính từ vị trí đó. Header của file trong suốt biểu thị độ dài chi tiết của file.

 EF cố định tuyến tính (Linear fixed EF)

Kiểu EF này gồm các bản ghi liên tiếp có cùng độ dài (cố định). Mỗi bản ghi được định danh duy nhất bởi số thứ tự bản ghi. Độ dài của bản ghi và số bản ghi trong file đó được định nghĩa trong header của file.

Liên kết với cấu trúc trong suốt, ta có thể có một số cách để truy nhập các bản ghi của file này. Có thể truy cập qua số thứ tự bản ghi, bằng cách sử dụng chế độ TRƯỚC – SAU, hoặc bằng cách sử dụng dạng tìm kiếm từ đầu file. File này cũng có giới hạn theo chuẩn ISO 7816 – 4, số bản ghi tối đa trong file tuyến tính cố định là 254, và mỗi bản ghi có độ dài không vượt quá 255 bytes.

 EF nối vòng (Cyclic EF)

Có cấu trúc tương tự file cố định tuyến tính. Nó gồm có số cố định các bản ghi với độ dài các bản ghi là cố định. Điểm khác nhau với file tuyến tính cố định là có liên kết giữa bản ghi đầu tiên và cuối cùng. Theo cách này, khi con trỏ bản ghi ở bản ghi cuối cùng, bản ghi tiếp theo là bản ghi đầu tiên, khi con trỏ ở bản ghi đầu tiên, bản ghi trước nó là bản ghi cuối cùng.

EF nối vòng được sử dụng phổ biến cho việc lưu trữ thông tin theo mốc thời gian. Theo cách này, khi tất cả các bản ghi đã được sử dụng, dữ liệu tiếp theo sẽ ghi đè bản lên ghi cũ nhất đã được dùng, sử dụng phương thức TRƯỚC. Với thao tác đọc, phương thức tìm địa chỉ bản ghi là TRƯỚC, SAU, HIỆN TẠI VÀ SỐ HIỆU BẢN GHI.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thẻ thông minh và ứng dụng vào an toàn trong thông tin di động (Trang 46)