Ứng dụng thẻ thông minh trong trong giao thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thẻ thông minh và ứng dụng vào an toàn trong thông tin di động (Trang 27)

Thẻ thông minh trong hệ thống thu lệ phí (cầu, đường) điện tử. Trong một số nước, người ta phải trả tiền cho việc sử dụng một số đoạn đường khi đi qua đoạn đường đó. Số tiền phải trả phụ thuộc vào loại phương tiện và số lần đi qua. Cho đến nay, lệ phí qua cầu, đường thường được trả tại một số trạm trên cầu, đường đó. Những hệ thống này có hạn chế là chúng làm cản trở luồng giao thông vì các phương tiện phải dừng lại để trả tiền. Ở Đức năm

1993, người ta đã cho thử nghiệm một hệ thống thu tiền tự động. Hệ thống này sử dụng thẻ thông minh để lưu giữ số tiền điện tử. Với hệ thống này, các phương tiện đi lại phải được gắn thêm một thiết bị gọi là OBU (onboard unit) hoặc IVU (in-vehicle unit). OBU có chứa một Terminal. OBU liên kết với bên ngoài thông qua sóng cực ngắn (microwave). Các trạm điều khiển được đặt trên đường ở các vị trí cần thiết. Khi phương tiện đi qua trạm điều khiển đầu tiên, OBU và thẻ thông minh được kích hoạt. Tiếp đó, phương tiện được phân loại để có thể tính lệphí. Việc phân loại này được thực hiện bằng cách đo chiều cao của phương tiện khi nó đi qua trạm. Khi phương tiện trong vùng phủ sóng của trạm kiểm soát thứ hai, một liên kết được nối với thẻ thông qua OBU. Trạm kiểm soát thứ hai kiểm tra lệ phí cầu đường được khởi tạo bởi trạm đầu tiên đã thành công hay chưa. Nếu chưa, phương tiện sẽ bị chụp ảnh nhờ vào hệ thống camera được đặt tại các trạm. Người đăng ký xe do đó sẽ bị phạt tiền. Nếu thành công, số tiền điện tử trong thẻ thông minh sẽ được giảm đi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thẻ thông minh và ứng dụng vào an toàn trong thông tin di động (Trang 27)