Hồi cứu số liệu về các chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất, giá trị tài sản cố định vốn cố định, tổng cộng nguồn vốn, số lao động hàng năm của các xí nghiệp từ năm 1996 đến năm 2004.
Để tiến hành sản xuất phải kết hợp các yếu tố sản xuất đó là tư liệu sản xuất và con người thể hiện dưới dạng các nguồn lực sản xuất đó là vốn và lao động. Nhờ vào tác động của các nhân tố như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân w . . .(gọi chung là các nhân tố tổng hợp) giúp cho việc sử dụng vốn và lao động có hiệu quả làm tăng thêm giá trị sản xuất [9].
Tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp phản ánh tốc độ tiến bộ KH - CN, là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự nhanh chậm của tiến bộ KH - CN trong thời gian nhất định [9] [10].
Để đánh giá hiệu quả việc sử dụng các yếu tố nguồn lực của sản xuất, chúng ta tiến hành tính toán năng xuất của từng yếu tố nguồn lực, kết quả sản xuất được tạo ra từ 3 thành phần đó là: Phần do vốn tạo ra, phần do lao động tạo ra và phần do các yếu tố khác (công nghệ mới, hợp lý hoá sản xuất cải tiến quản lý...) gọi chung là các nhân tố tổng hợp tao ra. Việc tính toán phần đóng góp của năng xuất các nhân tố tổng hợp được tính theo phương pháp hạch toán gồm các bước sau: [6, 9, 10,11]
Bước 1. Tính tốc độ tăng trưởng bình quân của các yếu tố sau:
Trong đó Yt là giá trị sản lượng của năm t Y0là giá trị sản lượng xuất phát
Bước 2. Tính tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp bằng cách lấy
tổng phẩn tăng lẽn của kết quả sản xuất trừ đi phẩn đóng góp của các yếu tố vốn và lao động, công thức như sau:
-Vốn: áp dụng công thức k — \y~K^ ~
Trong đó Kt là vốn của năm t
K0 là vốn của năm xuất phát
( # - Ạ o o % (1)
- Lao động:
Trong đó Lt là số lao động của năm t L0 là số lao động năm xuất phát
(2)
- Giá trị sản xuất: (3)
a = y - ak - j3[ (4)
Trong đó
a: Tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp y: Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của sản lượng
k: Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của vốn
1: Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của lao động
a : Hệ số co giãn đầu ra của vốn (trong tình trạng không thay đổi điều kiện của nó nếu vốn tăng 1% thì sản lượng tăng a %)
/3: Hệ số co giãn đầu ra của lao động (trong tình trạng không thay đổi điều kiện của nó nếu lao động tăng 1% thì sản lượng tăng J3 %).
Bước 3. Tính tỷ phần đóng góp của tốc độ tăng các nhân tố tổng hợp đến
tốc độ tăng giá trị tăng thêm giá trị sản lượng, áp dụng công thức. -Tính tỷ phần đóng góp của các nhân tố tổng hợp
Ea = ““-100 % (5)
y
Trong đó Ea : là đóng góp của các nhân tố tổng hợp đối với tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng
-Tính tỷ phần đóng góp do tăng vốn cố định
(X k
Ek = — 100 % (6)
y
Trong đó Ek : là đóng góp của vốn đối với tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng
-Tính tỷ phần đóng góp do tăng lao động
E , = ^ - 1 0 0 % m
y
Trong đó El là đóng góp của lao động đối với tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng
Để xác định hệ số đóng góp của vốn ( a ) và hệ số đóng góp của lao động là (/?) có thể dùng phương pháp hạch toán như sau:
R _ Thu nhập của người lao động từ sản xuất
Tức là Ị3 là tỷ phần đóng góp của người lao động trong GDP. Từ đó suy ra a= ỉ- p .
Thu nhập của người lao động từ sản xuất là toàn bộ tiền lương và các khoản thu nhập khác ngoài lương từ sản xuất. Đặc điểm hạch toán của Việt Nam hiện nay thì chúng ta chỉ có thể xác định được khoản thu nhập chính của người lao động là tiền lương, còn các khoản thu nhập khác như: Tiền ăn ca, trong bao hội nghị, trang thiết bị bao hộ lao động w . .. Không được hạch toán vào thu nhập của người lao động, cho nên chúng ta chỉ dùng chỉ tiêu thu nhập của người lao động để tính toán thì hệ số (3 sẽ bị thu hẹp và ngược lại hệ số a
sẽ bị thổi phồng. Để khắc phục hiện tượng đó các chuyên gia đã đưa ra giải pháp dùng hệ số điều chỉnh k khi đó thu nhập của người lao động = tiền lương của người lao động * hệ số k
k là hệ số điểu chỉnh và được xác định như sau:
k _ Thu nhập của người lao động từ sản xuất Tiền lương của người lao động
Hệ số k được tính dựa vào một cuộc điều tra mẫu của một năm nào đó. Sau đó dùng để điều chỉnh cho các năm tiếp theo (nếu không có sự đột biến lớn). Hiện nay trong ngành công nghiệp Việt Nam, các chuyên gia đã tính được k=l,33 và từ đó tính được a và P trong thời kỳ 1990- 2003 là a =0,528 và /3 =0,472. Trong nghiên cứu chúng tôi áp dụng hệ số «=0,53 và
/?=0,47.[9]
Trong quá trình tính toán chúng tôi đã sử dụng các chỉ tiêu về giá trị sản lượng, vốn, số lao động của các xí nghiệp từ năm 1996 - 2004. Trong khoảng thời gian là 8 năm các giá trị sản lượng và vốn sẽ bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ lạm phát hàng năm dẫn đến việc tính toán sẽ mất độ chính xác, để loại bỏ yếu tố tác động này chúng tôi đã sử dụng giá trị sản xuất theo giá trị so sánh năm 1994 của các xí nghiệp đã tính sẵn và được báo cáo trong báo cáo tài chính
của từng xí nghiệp. Riêng giá trị tài sản cố định được chúng tôi quy đổi về giá trị so sánh năm 1994. phương pháp quy đổi là dựa vào “Hệ số quy đổi giá trị đầu tư cho KH - CN theo giá so sánh năm 1994” hiện đang được Bộ KH - CN ^
và môi trường áp dụng với các hệ số quy đổi như sau: [5] ì
Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003^ 2004
Tỷ
lê 1 0.85 0.79 0.74 0.68 0.64 0.62 0.61 0.58 0.6 0.6
1
Ví dụ : :Nếu tổng vốn của XNDP1u ì năm 2000 là: 85.189 tỷ đồng thì số
vốn này tính theo giá trị năm 1994 sẽ là : 85.189 X K = 85.189 X 0.62= 52.817 tỷ đồng.
Việc xác định hệ số k được bộ KH - CN và môi trường tính toán dựa theo việc so sánh giữa giá trị tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế và giá trị tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 được công bố hàng năm trong niêm giám thống kê hàng năm với nguồn số liệu từ tài khoản Quốc gia và ngân sách nhà nước, Bộ tài chính.
Công thức tính:
Giá tri so sánh 1994 K =
Giá trị thực tế
Các số liệu thu thập được tính toán và sử ỉý bằng phần mềm MICROSOFTEXCEL 7.0 và được minh hoạ bằng các bảng biểu đồ thị.
PHẦN m
KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN