Bảng 7: Tốc độ tăng trưởng bình quân năm tổng giá trị sản lượng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Đon vị XNDPTUl XNDPTƯII XNDPTƯIII
N ă m \ Sản lượng Tỷ lệ tăng (%) Sản lượng Tỷ lệ tăng (%) Sản lượng Tỷ lệ tăng (%) 1996 82,27 66,36 7,21 1997 96,93 17,80 84,70 27,62 10,22 41,77 1998 110,50 15,88 97,94 21,47 12,04 29,20 1999 118,21 12,83 90,11 10,73 11,58 17,11 2000 121,71 10,28 84,71 6,29 15,26 20.60 2001 154,79 13,47 98,25 8,16 18,12 20,23 2002 172,80 13,16 99,74 7,02 23,89 22,09 2003 170,46 10,96 97,48 5,64 20,22 15,86 2004 205,54 12,12 99,76 5,22 26,31 17,55 Bq 97-04 13,31 11,52 23,05
Việc đầu tư vào các dự án phát triến sản xuất đổi mới công nghệ giúp cho năng lực sản xuất của các xí nghiệp được nâng cao, giá trị sản lượng của các xí nghiệp đạt được năm sau cao hơn năm trước. Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản lượng của các xí nghiệp giai đoạn 97-04 đều đạt trên 10%.
Tốc độ tăng trưởng bình quân năm của giá trị sản lượng được tính theo công thức (3).
^ = Ì/ĩ-i)ioo%
Trong đó Yt là giá trị sản lượng của năm t Y0 là giá trị sản lượng xuất phát
3.2.4 Tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp.
Để tính tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp (a) hay còn gọi là tốc độ tiến bộ KH - CN được tính theo công thức (4)
a = y - ak - p[
Tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp (a) bằng tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản lượng (y) trừ đi tốc độ tăng trưởng bình quân năm của vốn (ak) và tốc độ tăng trưởng bình quân năm của lao động (pl).
Bảng 8: Tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp
Đơn vị
Năm XNDPTUỈ XNDPTUĨI XNDPTUĨII
1997 18,28 27,83 41,89 1998 15,85 21,89 14,71 1999 13,44 8,96 5,03 2000 10,26 5,55 10,95 2001 10,47 6,39 10,74 2002 9,67 5,33 13,30 2003 6,63 3,76 9,32 2004 5,39 3,37 10,10 Bq 97 - 04 11,56 10,39 14,50
3.2.5 Tỷ phần đóng góp của tốc độ tăng các nhân tố đến tốc độ tăng thêm của giá trị sản lượng.
* Tỷ phần đóng góp của vốn.
Tỷ phần đóng góp của vốn được tính toán theo công thức (6)
a k
Ek = —— 100 %
y
Trong đó Ek : là đóng góp của vốn đối với tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng
Bảng 9: Tỷ phẩn đóng góp của vốn
* Tỷ phần đóng góp của lao động.
Tỷ phần đóng góp của lao động được tính theo công thức (7)
E , = -^-100 %
y
Trong đó El là đóng góp của lao động đối với tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng
Bảng 10. Tỷ phần đóng góp của lao động (%)
Đơn vị
Năm XNDPTUl XNDPTUtl XNDPTưiI
1997 -6,08 -6,68 -9,59 1998 -13,27 -21,38 -17,83 1999 -26,02 -54,12 -11,47 2000 -52,46 -93,59 - 5,97 2001 -28,78 -59,28 -3,71 2002 -23,51 -63,08 -3,28 2003 - 27,63 -72,42 -17,37 2004 -27,16 -89,04 -11,77 Bq 97-04 -25,61 -57,47 -10,13 * Tỷ phần đóng góp của các nhân tố tổng hợp.
Tỷ phần đóng góp của các nhân tố tổng hợp tính theo công thức (5)
E a = — 100 %
y
Trong đó EẮ : là đóng góp của các nhân tố tổng hợp đối vói tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng
Bảng 11: Tỷ phần đóng góp của các nhân tố tổng hợp.(%)
Đơn vị
Năm XNDPTUĨ XNDPTUĨI XNDPTưiI
1997 102,70 100,74 100,30 1998 99,76 101,89 50,39 1999 104,73 83,53 29,37 2000 99,78 88,19 53,13 2001 77,76 78,25 53,10 2002 73,51 75,85 60,18 2003 60,46 66,56 58,74 2004 44,50 64,57 57,54 Bq 97-04 82,90 82,45 57,85
Ghi chú: Tỷ phần đóng góp của vốn + lao động + các nhân tố tổng hợp = 100%
3.3 Bàn luận
3.3.1 Khảo sát thực trạng đầu tư KH - CN.
Kết quả khảo sát hoạt động đầu tư KH — CN của các xí nghiệp sản xuất
Dược phẩm từ 1996 — 2004 cho thấy các xí nghiệp đã tích cực đầu tư vào các dự án phát triển sản xuất tập trung vào việc nâng Cáo trình độ công nghệ, các dự án đầu tư chính của các xí nghiệp chủ yếu là đầu tư các dây chuyền sản xuất mới theo tiêu chuẩn GMP Asean. Các thiết bị và công nghệ chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. So sánh hoạt động đầu tư của các xí nghiệp cho thấy XNDPTƯI có số dự án đầu tư nhiều nhất với số vốn đầu tư cao nhất đạt 331,25 tỷ đồng. Đến nay XNDPTƯI đã xây dựng và đưa vào sử dụng một phân xưởng sản xuất thuốc viên Betalactam, một phân xưởng sản xuất thuốc viên Non - Betalactam với những dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP. Hiện nay xí nghiệp đang tiếp tục thực hiện dự án nhà máy bào chế đạt tiêu chuẩn GMP trị giá 293 tỷ đồng. Hoạt động đầu tư của XNDPTƯII cũng đạt được những kết quả nhất định đến nay xí nghiệp cũng đang xây dựng dây chuyền sản xuất thuốc viên Betalactam và dây chuyền sản xuất thuốc tiêm theo tiêu chuẩn GMP giá trị đầu tư đạt 32,9475 tỷ đồng.
Hoạt động đầu tư KH - CN của XNDPTƯIII là kém hơn cả đến nay xí nghiệp mới xây dựng được một dây chuyền sản xuất thuốc viên đạt tiêu chuẩn GMP giá trị đầu tư là 6 tỷ đồng.
3.3.2 Đánh giá sự đóng góp của tiến bộ KH - CN đối vói tăng trưởng kinh tê của các xí nghiệp
Trong giai đoạn từ 1996 - 2004 tổng số vốn của các xí nghiệp (Bảng 5) đều có xu hướng tăng lên qua các năm, bình quân tỷ lệ này đạt 9,84% ở XNDPTƯI; 10.68% ở XNDPTƯII; 20.54% ở XNDPTƯIII. Trong đó tỷ lệ
tăng trưởng vốn của XNDPTƯI đều và ổn định hơn so với XNDPTƯII và XNDPTƯIIL
Việc phát triển nguồn vốn cố định đã tạo điều kiện để các xí nghiệp đầu tư phát triển KH - CN đổi mới trang thiết bị phát triển sản xuất. Nếu đánh giá một cách tổng quan về hoạt động đầu tư KH - CN của các xí nghiệp chúng ta có thể thấy trong giai đoạn 1996 - 2004 hoạt động này đã có những kết quả tương đối tốt, biểu hiện cụ thể ở danh mục các dây chuyền sản xuất mà các xí nghiệp đã đầu tư và đưa vào sản xuất (xem Bảng 2, 3, 4) các dự án này đã góp phần nâng cao trình độ công nghệ năng lực sản xuất của các xí nghiệp, đóng góp vào sự thành công của hoạt động sản xuất biểu hiện cụ thể ở giá trị sản xuất mà các xí nghiệp đã đạt được (Bảng 7) giá trị này có xu hướng ngày càng nâng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản lượng từ 1997 - 2004 đạt
13,31% à XNDPTƯI; 11,52% ở XNDPTƯII; 23,04 ở XNDPTƯIII. Trong khi
đó số lao động của các xí nghiệp này ngày càng giảm đi (Bảng 6). Ví dụ ở XNDPTƯI năm 1996 có 912 lao động đến năm 2004 chỉ còn 510 lao động, giảm đi 1,78 lần; XNDPTƯII giảm đi 2,3 lần từ 866 lao động năm 1997 giảm xuống còn 376 năm 2004; XNDPTƯIII giảm 1,43 lần từ 258 lao động năm
1997 giảm xuống còn 180 lao động 2004. Như vậy, nhờ áp dụng tiến bộ KH - CN và dây chuyền sản xuất mới trang thiết bị máy móc hiện đại nên đã làm giảm đi số lao động tham gia sản xuất trong các xí nghiệp, nhưng giá trị sản phẩm được tạo ra vẫn đạt mức độ tăng trưởng cao.
Nếu đem so sánh mức đầu tư của 3 xí nghiệp, chúng ta thấy mức đầu tư phát triển của XNDPTƯI là cao hơn cả, thấp nhất là XNDPTƯIII. Biểu hiện ở số dự án đầu tư phát triển sản xuất, tổng vốn của XNDPTƯI là cao nhất. Năm 2004 XNDPTƯI đạt tổng số vốn là 143,046 tỷ đồng; XNDPTƯII đạt 76,504 tỷ đồng và XNDPTƯIII chỉ đạt 19,475 tỷ đồng. Giá trị sản xuất của XNDPTƯI cũng đạt cao nhất năm 2004 đạt 205,541 tỷ đồng; XNDPTƯII đạt 99,762 tỷ đồng; thấp nhất là XNDPTƯIH đạt 26,312 tỷ đồng.
Tuy tốc độ tăng trưởng vốn cố định của XNDPTƯIII (bình quân 97-04 là 20.54%) cao hơn XNDPTƯI (bình quân 97-04 là 9.84%) và XNDPTƯII (bình quân 97-04 là 10.67 %) nhưng do số vốn của XNDPTƯIII (là 19.475 tỷ đồng năm 2004) là quá nhỏ so vói số vốn của XNDPTƯI (143,046 tỷ đồng năm 2004) nên để phấn đấu đạt được sự phát triển ở quy mô của XNDPTƯI thì tỷ lệ tăng trưởng vốn của XNDPTƯIII còn quá thấp.
Tương tự tỷ lệ tăng trưởng giá trị sản lượng của XNDPTƯIII (bình quân 97-04 là 23,04%) cao hơn XNDPTUl (bình quân 97-04 là 13,31%) và XNDPTƯII (bình quân 97-04 là 11,52%) nhưng giá trị sản lượng XNDPTƯIII đạt được năm 2004 chỉ là 26.312 tỷ đồng là quá thấp so với giá trị sản lượng của XNDPTƯI (205,541 tỷ đồng năm 2004) nên để tiến kịp XNDPTƯI thì tỷ lệ tăng trưởng sản lượng của XNDPTƯIII cũng còn quá thấp.
Như vậy, năng lực sản xuất, trình độ KH - KT của XNDPTƯI là cao hơn cả tiếp đến là XNDPTƯII và thấp nhất là XNDPTƯIII.
- Nếu đánh giá hoạt động đầu tư KH - CN theo phương pháp tính tốc độ
tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp, xét cho cùng là kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình) nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ hợp lý hóa sản
xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ của công nhân w . . .(Gọi chung là các
nhân tố tổng hợp) [10]. Chúng ta đánh giá theo hai chỉ tiêu sau:
a.Tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp
Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp (hay còn gọi là tốc độ tiến bộ KH - CN theo cách gọi của Tiến sĩ Nguyễn Nghĩa vụ khoa học và tài chính Bộ KH - CN) của các xí nghiệp từ 1997-2004 đều đạt được tỷ lệ tăng trưởng cao so với ngành công nghiệp Việt Nam nói chung (Bảng 8), xong tỷ lệ tăng không đều và có xu hướng giảm. Trong đó ở XNDPTƯI năm 1997 tỷ lệ tăng cao nhất (18,28%) thấp nhất là năm 2004 (5,39%), ở XNDPTƯII năm 1997 tăng cao nhất (27,83%) năm 2004 tăng thấp
nhất (3,37%); còn ở XNDPTƯIII năm 1997 cũng tăng cao nhất (41,89%) năm 1999 tăng thấp nhất (5,39%).
Tuy nhiên tính bình quân chung giữa các năm thời kỳ 97-04 tăng 11,24% XNDPTƯI; 10.39% XNDPTƯII; 14,50% XNDPTƯIII. Đây là tỷ lệ tăng cao so với tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp của ngành công nghiệp Việt Nam nối chung (thời kỳ 1991- 2003 là 3,12%) [11].
Theo công thức (4) tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp (a):
a = y - ak -
Tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp bằng tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản lượng (y) trừ đi tốc độ tăng trưởng bình quân năm của vốn (ak) và lao động (Ị31). Nên trong điều kiện tốc độ tăng trưởng bình quân năm của vốn và lao động không thay đổi thì tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp sẽ đạt cao khi tốc độ tăng trưởng bình quân năm giá trị sản lượng tăng cao. Trong cùng một điều kiện về số vốn và lao động, nếu công nghệ được áp dụng tạo ra giá trị sản lượng càng cao thì tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp càng cao. Trong những năm đầu (1996) sản lượng của các xí nghiệp đạt thấp nên chỉ cần giá trị sản lượng tăng lên vói số lượng nhỏ cũng có thể tạo nên tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng lớn, dẫn đến tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp cao, điều đó giải thích vì sao trong những năm đầu tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp của các xí nghiệp đạt tỷ lệ cao.
Theo công thức (3) tính tốc độ tăng trưởng bình quân năm giá trị sản lượng.
y = ỉ l j ị - ỉ ] l 0 0 %
Càng về những năm cuối bậc của dấu căn trong công thức càng cao, nếu giá trị sản lượng năm so sánh (Yt) không tăng tương xứng thì sẽ không duy trì được tốc độ bình quân năm giá trị sản lượng, đây là một nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp.
Xét theo xu thế tăng thì từ năm 1997 - 2004 tỷ lệ này có xu hướng giảm đi rõ dệt, biểu hiện rõ nhất ở XNDPTƯIII giảm từ 41,89% (1997) xuống 5.03% (1999) sau đó tăng lên đến 13.30% (2002) rồi lại rút xuống còn 10.10% (2004), tỷ lệ này ở XNDPTƯI được duy trì ổn định hơn so vói XNDPTƯII, XNDPTƯIII).
b.Tỷ phần đóng góp của các nhân tố vốn, lao động, nhân tố tổng hợp đối với tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng
Xét về cơ cấu đóng góp của tốc độ tăng các nhân tố (vốn, lao động, các nhân tố tổng hợp) đối với tốc độ tăng giá trị sản lượng ta nhận thấy tỷ lệ đóng góp của các nhân tố tổng hợp là cao nhất (Bảng 11) bình quân tỷ lệ này đạt 82,90% XNDPTƯI; 82.45% XNDPTƯII; 57,85% XNDPTƯIII tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng giảm. Trên thế giói tỷ lệ đóng góp của các nhân tố tổng hợp ở mức 40% - 50% và có thể đạt 60%- 80% đối với các ngành công nghệ cao [6], còn trong toàn ngành công nghiệp Việt Nam tỷ lệ này đạt 24,10% ở giai đoạn 1991-2003 [11].
Tỷ lệ đóng góp của các nhân tố tổng hợp của các xí nghiệp cao là do trong những năm đầu (1996) trình độ công nghệ của các xí nghiệp còn lạc hậu, năng xuất lao động thấp, những năm tiếp sau nhờ đầu tư công nghệ mới,
trình độ công nghệ của các xí nghiệp được nâng lên nên tốc độ tăng năng xuất
các nhân tố tổng hợp tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân năm của vốn và lao động, khi đó tỷ lệ đóng góp của các nhân tố tổng hợp sẽ đạt cao. Khi tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp giảm thì tỷ lệ đóng góp của nó trong tốc độ tăng giá trị sản lượng cũng giảm theo.
So sánh với tỷ lệ đóng góp của vốn và lao động thì tỷ lệ đóng góp của các nhân tố tổng hợp của các xí nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất (bình quân 97 - 04đạt 82,90% XNDPTƯI; 82.45% XNDPTƯII; 57,85% XNDPTƯIII) cao hơn tỷ lệ đóng góp của vốn (bình quân 97-04 đạt 42,70% XNDPTƯI; 75.00% XNDPTƯII; 52.28% XNDPTƯIII) Còn mức đóng góp của lao động là thấp
nhất và mang giá trị âm (bình quân 97 - 04 là -25,61% XNDPTƯI; -57,45% XNDPTƯII; -10.13% XNDPTƯIII).
Từ kết quả trên cho thấy xét về ý nghĩa kinh tế thì trong giai đoạn 1996- 2004 hoạt động đầu tư KH - CN của các xí nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao đóng góp một tỷ lệ cao đối với tốc độ tăng trưởng giá trị sản lượng, dẫn đến việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Trong sản xuất của xã hội các yếu tố KH - CN, vốn, lao động xâm nhập vào nhau tác động qua lại với nhau sự tăng trưởng của vốn và lao động được sự hỗ trợ của các nhân tố tổng hợp sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế.
Trên cơ sở tính toán và phân tích tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp cho thấy tốc độ tăng trưởng về giá trị tăng thêm của các xí nghiệp đã có sự đóng góp tích cực của các yếu tố, đổi mới sản xuất nâng cao trình độ KH - CN, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao chất lượng lao động w . . .Điều đó có nghĩa chất lượng tăng trưởng của các xí nghiệp đã có những tiến bộ, việc đầu tư trong sản xuất đã mang lại hiệu quả tốt.
Trong tính toán về đóng góp của lao động ở trên xuất hiện giá trị âm, về ý nghĩa thực tế tỷ lệ đóng góp của lao động dù lớn hay nhỏ hay mang giá trị âm thì cũng không thể có tác động âm tới tăng trưởng kinh tế vì chỉ có lao động của con người mới tạo ra giá trị của hàng hóa.
Phương pháp tính toán tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp là một phương pháp mới đang được nghiên cứu và áp dụng trong việc đánh giá
tác động của tiến bộ KH - CN đối với tăng trưởng kinh tế. Trên th ế giới đã có
nhiều Quốc gia nghiên cứu các phương pháp đánh giá sự tác động của tiến bộ KH - CN đối với tăng trưởng kinh tế. Qua nghiên cứu của các nhà khoa học các nước đã có những phương pháp tính toán tác động của tiến bộ KH - CN đối với tăng trưởng kinh tế, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm và phạm vi áp dụng riêng, thích hợp sử dụng trong phạm vi nhất định. Trước mắt, còn chưa có phương pháp nào có thể sử dụng phù hợp với mọi điều kiện, mọi
lĩnh vực. Trong số các phương pháp đã được nghiên cứu, các quốc gia đặc biệt chú ý đến phương pháp tính tốc độ tăng năng xuất các nhân tố tổng hợp. Phương pháp này đã được nhiều nước áp dụng trong việc đánh giá hoạt động