Mô hình tính toán tác động của tiến bộ KH CN

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá hoạt động đầu tư khoa học công nghệ của một số xí nghiệp thuộc tổng công ty dược việt nam giai đoạn 1996 2004 (Trang 26)

Mô hình tính toán định lượng tác động của tiến bộ KH-CN đối với tăng trưởng kinh tế có hai loại chính: một là hàm số sản xuất, ví dụ: Hàm số sản xuất C.W.Cobb-P.H. Douglas. Hai là phương trình tốc độ tăng trưởng. Nếu muốn tính riêng đóng góp của tiến bộ KH-CN đối với tăng trưởng giá trị sản xuất, nên sử dụng phương trình tốc độ tăng trưởng.

Phương pháp tính toán hiệu quả lợi ích kinh tế thu được và đánh giá tác động của KH-CN đến tăng trưởng kinh tế đã được nghiên cứu nhiều thập kỷ qua, nhưng hiện nay vẫn là một vấn đề thời sự bức xúc tại tất cả các nước đặc biệt là đối với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi.

Phương pháp luận cơ bản tính toán hiệu quả kinh tế (lợi ích kinh tế) đạt được vẫn đang ở trong giai đoạn áp dụng thử để hoàn thiện dần, chủ yếu được sử dụng trong việc đánh giá các đối tượng vi mô cụ thể như: Đánh giá dự án, chương trình, kế hoặch...của một công ty hoặc một doanh nghiệp hoặc một của các cơ quan Chính phủ. Nhiều bộ, ngành của một số nước cũng áp dụng thử để tính toán chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và xã hội trong ngành nghề riêng của mình phục vụ cho công tác dự báo. Tại nhiều nước phương pháp tính toán này vẫn chưa trở thành văn bản pháp quy chính thức, bắt buộc phải thực hiện do nhiều lý do khó khăn như thiếu số liệu thông kê chính xác hoặc do phương

pháp chưa hoàn chỉnh để có thể đảm bảo độ chính xác cần thiết đối với một số ngành nhất định như: KH-XH , Môi trường, Dịch vụ họặc chưa hội đủ các yếu tố ảnh hưởng khác mới xuất hiện trong nền kinh tế tri thức.

Riêng đối với Trung Quốc từ năm 1998 phương pháp này đã được tiêu chuẩn hoá thành văn bản pháp quy với tên gọi riêng là “phương pháp tính định lượng về tác động của tiến bộ KH-CN trong tăng trưởng kinh tế” để hướng dẫn các bộ ngành địa phương trong toàn quốc tiến hành đánh giá tác động của tiến bộ KH-CN đối với tăng trưởng công nghệ.

Từ kinh nghiệm của Trung Quốc một số nước đang chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng đã bước đầu nghiên cứu và áp dụng. Việt Nam là một nước có nhiều điểm tương đồng trong việc chuyển đổi nền kinh tế vói Trung Quốc do đó việc nghiên cứu và xây dựng phương pháp đo lường, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội sẽ rất bổ ích cho Việt Nam. Cụ thể là cần từng bước tiếp thu phương pháp và thích nghi vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Trong các phương pháp đánh giá tác động của KH-CN đối với tăng trưởng kinh tế hoặc hiệu quả đầu tư cho KH-CN thì phương pháp tính toán lợi ích - chi phí là cách tiếp cận phổ biến nhất cần phải lưu ý vận dụng.

Công thức tính toán tác động của tiến bộ KH-CN đối với tăng trưởng kinh tế về nguyên tắc đều xuất phát từ kinh nghiệm của hàm số sản xuất C.W.Cobb-P.H. Douglas (Mỹ). Sau nhiều năm nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài cuối cùng Trung Quốc đã chấp nhận phương pháp tính toán này với hình thức Bản “Hướng dẫn của nhà nước”.

Một phần của tài liệu Bước đầu đánh giá hoạt động đầu tư khoa học công nghệ của một số xí nghiệp thuộc tổng công ty dược việt nam giai đoạn 1996 2004 (Trang 26)