Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng số lá của giống nếp cẩm ĐH6 tại Kiến Thụy, Hải Phòng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mức phân bón thích hợp cho giống nếp cẩm đh6 trong điều kiện đất ven biển hải phòng (Trang 53)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5 Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng số lá của giống nếp cẩm ĐH6 tại Kiến Thụy, Hải Phòng

giống nếp cẩm ĐH6 tại Kiến Thụy, Hải Phòng

Lá lúa được hình thành từ các mầm lá ở mắt thân. Một giống lúa bao giờ

cũng có một số lá nhất định đã được định trong phôi và là đặc điểm của giống. Tuy nhiên với cùng một giống lúa nhất định có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tổng số lá như: khí hậu, thời tiết, biện pháp bón phân, kỹ thăm chăm sóc, thời vụ cấy…. Thông thường trên cây lúa có khoảng 5-6 lá xanh cùng hoạt động, sau giai đoạn hoạt động thì các lá dưới gốc chuyển vàng rồi chết đi, các lá mới lại tiếp tục hoạt

động. Tốc độ ra lá thay đổi theo thời gian sinh trưởng và điều kiện ngoại cảnh: a) thời kỳ mạ non trung bình 1-3 ngày ra 1 lá; b) thời kỳ mạ khoả 7-10 ngày ra 1 lá; c) sau cấy lúa bén rễ hồi xanh, tốc độ ra lá nhanh hơn, trung bình 5-7 ngày ra 1 lá hoặc nhiều ngày hơn tuỳ thuộc vào thời tiết; d) đến cuối thời kỳ đẻ nhánh, chuyển sang làm đốt, làm đòng thì tốc độ ra lá chậm lại khoảng 12-15 ngày/lá. Tổng thời gian hình thành 3 lá cuối cùng thường bằng thời gian làm đòng. Lá ở thời kỳ nào thường quyết định đến sinh trưởng của cây trong thời kỳ đó. Ba lá cuối cùng thường liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến thời kỳ làm đòng và hình thành hạt.

Lá làm nhiệm vụ quang hợp, chăm sóc hợp lí, dảm bảo cho bộ lá khoẻ, tuổi thọ lá (nhất là lá đòng), lúa sẽ chắc hạt, năng suất cao.

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng số lá của giống nếp cẩm ĐH6 Chỉ tiêu Công thức Số lá khi cấy Số tuần sau cấy Tổng số lá 2 4 6 8 10 X M X M X M X M X M X M X M CT1 2,7 5,7 3,2 8,2 6,5 12,0 10,0 13,8 13,2 14,2 14,5 15,0 14,2 CT2 2,7 5,7 3,0 8,7 6,3 11,7 9,6 13,7 13,2 14,2 14,6 15,3 14,2 CT3 2,5 5,8 3,0 8,8 6,3 11,3 9,8 14,0 12,8 14,6 14,5 15,5 14,6 CT4 2,8 6,0 3,3 9,1 6,7 11,2 10,3 14,1 13,0 14,6 14,2 15,8 14,6 CT5 2,7 5,7 3,0 8,5 6,8 11,2 9,8 14,1 13,0 14,6 14,4 15,6 14,6

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44

Hình 3.2: Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng số lá của giống nếp cẩm ĐH6

Kết quả theo dõi cho thấy:

Vụ xuân: Ở các CT bón phân khác có tổng số lá có sự biến động không nhiều. Tổng số lá ở các CT dao động 15,0-15,8 lá. Trong đó CT 4 (58kgN + 58kgP2O5 +58kg K2O/ha) có số lá cao nhất và CT 1(31kgN + 33kgP2O5 +30kg K2O/ha) đạt số lá thấp nhất.

Vụ mùa: Số lá ở các mức bón phân khác nhau dao động 14,2-14,6 lá. Trong đó CT 4 (58kgN + 58kgP2O5 +58kg K2O/ha); CT3 (54kgN + 50kgP2O5 +49kg K2O/ha) và CT5 (67kgN + 70kgP2O5 +68kg K2O/ha) có số lá đạt như

nhau (14,6 lá).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mức phân bón thích hợp cho giống nếp cẩm đh6 trong điều kiện đất ven biển hải phòng (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)