KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3 Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến các giai đoạn sinh trưởng của giống nếp cẩm ĐH6 tại Kiến Thụy, Hải Phòng
của giống nếp cẩm ĐH6 tại Kiến Thụy, Hải Phòng
Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa dài hay ngắn tùy theo bản chất di truyền của mỗi giống lúa ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện thời vụ; thời tiết khí hậu, kỹ thuật canh tác và phân bón. Phân bón có ảnh hưởng một phần tới thời gian sinh trưởng, các loại phân bón khác nhau có thể kéo dài hay rút ngắn thời gian sinh trưởng của mỗi một giống lúa.
Thời gian sinh trưởng của cây lúa là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá phẩm chất của giống lúa. Vì vậy xác định thời gian sinh trưởng là điều cần thiết, từđó xác
định thời vụ gieo cấy, chếđộ thâm canh hợp lý phù hợp với từng điều kiện canh tác cụ thể của từng địa phương nhằm mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa. Thời gian sinh trưởng được tính từ khi cây lúa nảy mầm cho tới khi hạt lúa chín hoàn toàn. Trong toàn bộ thời gian sinh trưởng của lúa được chia thành hai thời kỳ là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Thời kỳ
sinh trưởng dinh dưỡng được tính từ khi gieo cho đến khi lúa bắt đầu phân hóa
đòng, thời kỳ này quyết định số bông/khóm lúa. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực tính từ khi bắt đầu phân hóa đòng cho đến khi hạt lúa chín hoàn toàn, thời kỳ này quyết
định việc hình thành số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt. Có thể xem thời kỳ này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40 Theo dõi thời gian sinh trưởng của giống lúa nếp cẩm ĐH6 ở các công thức phân bón khác nhau chúng tôi thu được kết quảđược trình bày trong bảng 3.7
Bảng 3.7: Thời gian các giai đoạn sinh trưởng của giống nếp cẩm ĐH6 tại Kiến Thụy, Hải Phòng
Công thức
Các giai đoạn sinh trưởng (ngày)
Tổng TGST (ngày)
Cấy Đẻ nhánh Kết thúc đẻ
nhánh Trỗ hoàn toàn
Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa
CT1 20 18 35 26 53 46 98 75 127 105
CT2 20 18 35 26 53 46 98 75 129 105
CT3 20 18 34 25 55 46 99 77 130 105
CT4 20 18 33 25 56 47 100 79 130 107
CT5 20 18 33 25 58 48 100 79 130 107
Vụ xuân, thời gian sinh trưởng của giống lúa thí nghiệm dài hơn so với vụ mùa trong tất cả các giai đoạn sinh trưởng do thời tiết lạnh hơn vụ mùa. Đặc biệt thời gian từ
gieo đến cấy là 20 ngày (mạ sân có che phủ linon), thời gian từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh từ 33 - 38 ngày, thời gian từ kết thúc trỗđến chín biến động từ 29 - 32 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng là 127 – 130 ngày.
Trong vụ mùa, thời gian từ gieo đến cấy của giống lúa thí nghiệm là 18 ngày, giai
đoạn từ cấy đến kết thúc đẻ nhánh biến động từ 28 - 30 ngày, thời gian từ kết thúc đẻ
nhánh đến trỗ là 20 - 22 ngày, thời gian từ trỗđến kết thúc trỗ là 6 - 8 ngày, thời gian từ kết thúc trỗđến chín biến động từ 28 - 29 ngày. Tổng thời gian sinh trưởng của giống lúa thí nghiệm biến động từ 105 – 107 ngày.
Như vậy, ở các công thức bón phân khác nhau thì tổng thời gian sinh trưởng và phát triển của cây lúa nếp cẩm ĐH6 dao động rất nhỏ. Chứng tỏ, các công thức bón phân khác nhau không ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng và phát triển của giống lúa nếp cẩm ĐH6. Trong vụ xuân thời tiết lạnh nên thời gian sinh trưởng của giống lúa nếp cẩm ĐH6 dài hơn so với vụ mùa, cây lúa có điều kiện tích luỹ vật chất nhiều hơn cho năng suất cao hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41