Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng chiều cao cây của giống nếp cẩm ĐH6 tại Kiến Thụy, Hải Phòng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mức phân bón thích hợp cho giống nếp cẩm đh6 trong điều kiện đất ven biển hải phòng (Trang 51)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4 Ảnh hưởng của các mức phân bón khác nhau đến sinh trưởng chiều cao cây của giống nếp cẩm ĐH6 tại Kiến Thụy, Hải Phòng

cây của giống nếp cẩm ĐH6 tại Kiến Thụy, Hải Phòng

Chiều cao cây là một chỉ tiêu phản ánh khả năng, tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Nó liên quan đến khả năng đẻ nhánh, khả năng quang hợp, khả năng chống đổ và khả năng chịu phân bón của cây. Lúa thấp, cây ít bịđổ hơn, chịu phân hơn và khả năng sử dụng ánh sáng tốt hơn giống lúa cao cây. Trong chọn giống và sản xuất người ta quan tâm đến giống lúa thấp cây nhiều hơn do có thể tăng mật độ, chịu thâm canh cho năng suất cao. Giống khác nhau thì chiều cao khác nhau nhưng tính trạng này cũng phụ thuộc rất nhiều vào chếđộ nước, dinh dưỡng, mật độ gieo cấy.

Mức độ tăng trưởng chiều cao của cây trồng chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố ngoại cảnh như chếđộ ánh sáng, chếđộ nhiệt, chếđộ nước... và đặc biệt là các mức phân bón.

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng chiều cao cây của giống nếp cẩm ĐH6

(Đơn vị: cm)

Chỉ tiêu Công thức

Số tuần sau cấy Chiều cao cây cuối cùng

2 4 6 8

Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa Xuân Mùa

CT1 31,3 34,3 56,3 49,7 85,5 82,0 107,0 93,7 112,6 107,6 CT2 32,3 35,3 55,3 50,0 84,6 82,3 107,3 94,3 118,0 108,7 CT3 32,3 34,0 62,0 50,7 82,3 76,0 107,5 91,0 116,3 108,0 CT4 32,0 36,0 61,7 55,3 90,0 87,0 108,7 95,0 116,5 110,0 CT5 33,5 33,0 57,0 52,3 81,7 80,3 109,0 93,3 117,7 109,3 CV (%) 5,5 5,6 8,1 5,3 5,8 5,3 6,9 4,7 5,8 6,3 LSD0,05 3,3 3,6 8,9 4,6 6,1 9,0 5,9 8,2 4,0 6,7

Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Ngay trong cùng một giống lúa, nhưng ở các giai đoạn phát triển khác nhau, các loại phân bón khác nhau thì sự biểu hiện tốc độ tăng trưởng của cây lúa khác nhau. Theo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 dõi sự sinh trưởng chiều cây của giống lúa nếp cẩm ĐH6 ở các công thức bón khác nhau thu được kết quảđược trình bày trong bảng 3.8 và hình 3.1

Hình 3.1: Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng chiều cao cây của giống nếp cẩm ĐH6

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng chiều cao cây của giống nếp cẩm ĐH6 tại bảng 3.8 và hình 3.1 cho thấy:

Trong vụ xuân: các công thức bón phân khác nhau có sự phát triển chiều cao cây của giống lúa nếp cẩm ĐH 6 khác nhau. Chiều cao cuối cùng tại các công thức bón dao động từ 112,6 cm đến 118,0cm. Trong đó, công thức 2 (40kgN + 41kgP2O5 +39kg K2O/ha) và CT 5 (67kgN + 70kg P2O5 +68kg K2O/ha) có chiều cao cây cao hơn so với 40kgN + 41kg P2O5 +39kg K2O/ha CT1 ở mức ý nghĩa LSD 0,05. Công thức 3, công thức 4 không có sự khác biệt về chiều cao cây cuối cùng so với các CT còn lại.

Chiều cao cây ở CT2 đạt cao nhất (118,0cm), chiều cao cây ở CT1 đạt thấp nhất (112,6 cm).

Trong vụ mùa : Chiều cao cuối cùng tại các công thức bón phân không có sự

sai khác, tương đương nhau, dao động từ 107,6 cm đến 110,0 cm. Trong đó, cao nhất là tại công thức 4 là 110,0 cm và thấp nhất tại công thức 1 với 107,6 cm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

Một phần của tài liệu Tìm hiểu mức phân bón thích hợp cho giống nếp cẩm đh6 trong điều kiện đất ven biển hải phòng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)