Đặc điểm địa bàn dân cư, trình độ dân trí

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên Luận văn ThS. Luật (Trang 38)

Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã. Cấp xã chủ yếu là địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều khó khăn về giao thông, thông tin liên lạc... Vì vậy, trình độ dân trí cũng không đồng đều giữa xã, phường, thị trấn. Người dân ở xa trung tâm thị xã, thị trấn có thể trình độ dân trí thấp hơn. Đó là môi trường tốt để tình trạng quan liêu, hách dịch nảy sinh và lây nan. Một khi người dân không được tiếp cận đầy đủ và nhận thức thông tin, trình độ để thấy rõ các hành vi quan

liêu của các cơ quan, quan chức công quyền, thì cuộc đấu tranh giành những quyền dân chủ chính đáng được pháp luật bảo vệ thường không triệt để, thậm chí còn tạo kẽ hở cho việc hợp thức hoá thủ tục chui... gây khó khăn cho cơ quan chức năng điều tra. Có thể do quá bức xúc nhưng nhận thức không đúng đắn lại bị kích động nên đã có những hành động quá khích, thực tế vấn đề này được giải quyết tương đối hợp lý nhưng vẫn khiếu kiện vượt cấp... Dân trí thấp thì dù có thực hiện dân chủ cũng không mang lại hiệu quả.

Trên thực tế thì hiện nay quan niệm "phép Vua thua lệ làng" vẫn còn ăn sâu, bám rễ vào trong tiềm thức của người dân nông thôn do sự hiểu biết hạn chế của họ; tư tưởng cục bộ dòng họ, địa phương, quan liêu, hách dịch, cửa quyền bất chấp pháp luật nảy sinh. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn đã thúc đẩy đô thị hóa, song đặt ra cho chính quyền cơ sở nhiều đòi hỏi, thách thức trong việc phát huy dân chủ.

Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng rất nhiều tới việc thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Khi chính quyền đặt ra những chương trình, kế hoạch, quy định mà vượt quá khả năng của người dân thì đương nhiên sẽ khó được thực hiện trong thực tế. Nếu người dân không đủ trình độ, khả năng để “biết” những quyền của mình, không đủ trình độ để đánh giá hoạt động của cơ quan công quyền có đảm bảo dân chủ hay không thì họ không thể đấu tranh để bảo vệ quyền của họ, chứ chưa nói đến việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan công quyền. Dân chủ trực tiếp không thể đảm bảo nếu trình độ dân trí thấp. Mặt khác, đội ngũ CBCC cấp xã đa số là người địa phương, trưởng thành từ cơ sở, chủ yếu đào tạo tại chức nên chịu ảnh hưởng lớn từ mặt bằng chung của trình độ dân trí. Các yếu tố ảnh hưởng từ dòng họ, nếu thiếu tích cực đối với các quyết định của địa phương cũng gặp khó khăn nhất định. Thực tế hiện nay không ít các thôn, làng có truyền thống “hay kiện” làm cho tình hình ở xã có nhiều diễn biến

phức tạp nhất là những nơi thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án, xây dựng các công trình công cộng và sản xuất kinh doanh.

Pháp luật về dân chủ nói chung và dân chủ ở xã nói riêng được hoàn thiện đến đâu, chỉ được đánh giá khi thực sự đi vào cuộc sống nếu mỗi người dân nhận thức được đầy đủ quyền cũng như trách nhiệm của mình. Pháp luật được đảm bảo thực hiện khi họ đủ nhận thức và năng lực thực hiện, đòi hỏi các cơ quan công quyền phải đảm bảo thực hiện dân chủ và thực hiện tốt phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

1.6. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn của một số địa phƣơng trong tỉnh và trong cả nƣớc

Trong qua trình thực hiện luận văn này, tác giả chỉ tham khảo các bài viết liên quan về xây dựng và thực hiện pháp luật về dân chủ ở một số địa phương trong tỉnh, một số Luận văn đã được bảo vệ gần đây và các bài viết trên các trang Báo điện tử của Trung ương và các địa phương. Đây có thể là kinh nghiệm tốt để huyện Kim Động cần nghiên cứu triển khai áp dụng trong quá trình thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã:

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên Luận văn ThS. Luật (Trang 38)