Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân trong hoạt động của

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên Luận văn ThS. Luật (Trang 34)

chính quyền xã

Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đều do nhân dân bầu ra để thay mặt nhân dân thực hiện các nhiệm vụ nhất định, đảm bảo cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân. Do đó, việc chính quyền xã thực hiện chức năng nhiệm vụ pháp luật quy định cũng chính là việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.

Để tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã thì trước hết chính quyền cơ sở phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà pháp luật đã

quy định theo nguyên tắc được làm những gì mà pháp luật cho phép. Chẳng hạn, với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND khi làm nhiệm vụ cũng không được đặt ra những quy định trái với Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, HĐND trước khi ban hành những nghị quyết gắn với lợi ích của nhân dân, tiềm năng của địa phương hay mức sống của nhân dân cũng không được tùy tiện, tự ý mà phải xin ý kiến đóng góp của nhân dân. Nghị quyết của HĐND về chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội riêng mang bản sắc, đặc trưng của địa phương. Trên cơ sở Nghị quyết của HĐND, UBND có trách nhiệm triển khai thực hiện các chủ trương, định hướng mà HĐND xã đã thông qua. Trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn quy định rất rõ trách nhiệm của HĐND và UBND xã đối với việc tổ chức thực hiện những nội dung về quyền dân chủ của nhân dân. Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện trong hoạt động của chính quyền cơ sở như thông qua nhân dân những nội dung liên quan đến quyền, lợi ích chung, những chủ trương, chính sách liên quan đến cuộc sống người dân... Trên thực tế vẫn còn có những tình trạng vi phạm dân chủ, gây khiếu kiện kéo dài là do chính quyền cơ sở ở một vài địa phương đã không thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, thậm chí lợi dụng quyền hạn đã làm trái với lợi ích của cộng đồng xã hội, vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

1.5.4. Sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở xã

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng ở cơ sở có vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Hiến pháp năm 2013, Điều 9 khẳng định:

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã

hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

…..

3. Mặt trâ ̣n Tổ quốc Viê ̣t Nam , các tổ chức thành viên của Mă ̣t trâ ̣n và các tổ chức xã hội khác hoa ̣t đô ̣ng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luâ ̣t . Nhà nước ta ̣o điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động [57, Điều 9].

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được cụ thể hóa tại Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của

hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [58]. Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam là một trong những chủ thể quan trọng trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, quyền và trách nhiệm của chủ thể thực hiện pháp luật được quy định rõ trong Luật Mặt trận Tổ quốc và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Mặt trận Tổ quốc thực hiện và tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong cơ chế tham gia quản lý lẫn cơ chế tác động vào quản lý Nhà nước. Nhà nước không thể đảm đương hết các công việc nếu như không có sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên.

Quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở có được thực hiện triệt để hay không phụ thuộc vào sự phối hợp giữa Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn

thể ở cơ sở. Với vai trò là cơ quan phản biện xã hội, thông qua các hoạt động của mình Mặt trận tổ quốc và các thành viên đảm bảo cho nhân dân thực hiện các quyền dân dủ, đảm bảo cho pháp luật về dân chủ ở cơ sở được thực hiện triệt để. Thực tế đã thấy rõ ở đâu Mặt trận làm tốt công tác phối hợp, phát huy vai trò phản biện tốt bấy nhiêu thì ở đó quyền làm chủ của người dân được đảm bảo bấy nhiêu.

Chính vì vậy, vai trò lãnh đạo của cả hệ thống chính trị cấp cơ sở là yếu tố ảnh hưởng đến quyền làm chủ của nhân dân ở xã.

1.5.5. Trình độ, năng lực, uy tín của đội ngũ cán bộ, công chức xã

Theo nghĩa rộng, CBCC cấp cơ sở là người làm việc cho Nhà nước ở cấp cơ sở, được Nhà nước trả một khoản nhất định liên quan đến phụ cấp làm việc, chế độ lương, bảo hiểm. Đó là những người làm việc cho chính quyền cấp cơ sở; những người tham gia các hoạt động mang tính thường xuyên và không thường xuyên như dân số, phụ nữ, làm việc ở các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội. Phụ cấp của họ lấy từ ngân sách Nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

Theo nghĩa hẹp, CBCC cấp cơ sở là người làm việc cho các cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở. Căn cứ điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP của Chính phủ, cán bộ chuyên trách cấp xã bao gồm các chức danh sau: Bí thư, phó bí thư đảng ủy; chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; Chủ tịch, phó phủ tịch UBND; chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp và có tổ chức Hội nông dân Việt Nam). Công chức cấp xã có các chức danh sau: trưởng công an, chỉ huy trưởng quân sự, văn phòng thống kê, địa chính xây dựng đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính nông nghiệp, xây dựng và môi trường (đối với xã); tài chính, kế

toán; tư pháp - hộ tịch; văn hóa - xã hội; Cán bộ không chuyên trách ở thôn và tổ dân phố gồm: bí thư chi bộ, trưởng thôn; công an viên ở thôn và bí thư chi bộ, tổ trưởng tổ dân phố ở phường, thị trấn.

Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) đã khẳng định: Cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọng hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới. CBCC cơ sở có góp phần quyết định sự thành bại của chủ trương, đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Họ vừa là người trực tiếp đem các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với dân, vừa là người giải thích cho dân hiểu, vừa là người thi hành, vừa là người phản ánh nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với Đảng, Nhà nước. Cho nên, họ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân. Mặt khác, CBCC ở cơ sở có vai trò quan trọng trong quản lý và tổ chức công việc của chính quyền cơ sở. Nhiệm vụ của họ là thực thi công vụ, bảo đảm kỷ cương tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì thế, việc xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở vững vàng về chính trị, có đạo đức, trong sạch về lối sống, có kiến thức, trình độ, năng lực là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Vì vậy trình độ, năng lực, uy tín của đội ngũ cán bộ ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện pháp luật dân chủ ở xã.

1.5.6. Đặc điểm địa bàn dân cư, trình độ dân trí

Đây cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã. Cấp xã chủ yếu là địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi còn nhiều khó khăn về giao thông, thông tin liên lạc... Vì vậy, trình độ dân trí cũng không đồng đều giữa xã, phường, thị trấn. Người dân ở xa trung tâm thị xã, thị trấn có thể trình độ dân trí thấp hơn. Đó là môi trường tốt để tình trạng quan liêu, hách dịch nảy sinh và lây nan. Một khi người dân không được tiếp cận đầy đủ và nhận thức thông tin, trình độ để thấy rõ các hành vi quan

liêu của các cơ quan, quan chức công quyền, thì cuộc đấu tranh giành những quyền dân chủ chính đáng được pháp luật bảo vệ thường không triệt để, thậm chí còn tạo kẽ hở cho việc hợp thức hoá thủ tục chui... gây khó khăn cho cơ quan chức năng điều tra. Có thể do quá bức xúc nhưng nhận thức không đúng đắn lại bị kích động nên đã có những hành động quá khích, thực tế vấn đề này được giải quyết tương đối hợp lý nhưng vẫn khiếu kiện vượt cấp... Dân trí thấp thì dù có thực hiện dân chủ cũng không mang lại hiệu quả.

Trên thực tế thì hiện nay quan niệm "phép Vua thua lệ làng" vẫn còn ăn sâu, bám rễ vào trong tiềm thức của người dân nông thôn do sự hiểu biết hạn chế của họ; tư tưởng cục bộ dòng họ, địa phương, quan liêu, hách dịch, cửa quyền bất chấp pháp luật nảy sinh. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn đã thúc đẩy đô thị hóa, song đặt ra cho chính quyền cơ sở nhiều đòi hỏi, thách thức trong việc phát huy dân chủ.

Trình độ dân trí cũng ảnh hưởng rất nhiều tới việc thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Khi chính quyền đặt ra những chương trình, kế hoạch, quy định mà vượt quá khả năng của người dân thì đương nhiên sẽ khó được thực hiện trong thực tế. Nếu người dân không đủ trình độ, khả năng để “biết” những quyền của mình, không đủ trình độ để đánh giá hoạt động của cơ quan công quyền có đảm bảo dân chủ hay không thì họ không thể đấu tranh để bảo vệ quyền của họ, chứ chưa nói đến việc kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan công quyền. Dân chủ trực tiếp không thể đảm bảo nếu trình độ dân trí thấp. Mặt khác, đội ngũ CBCC cấp xã đa số là người địa phương, trưởng thành từ cơ sở, chủ yếu đào tạo tại chức nên chịu ảnh hưởng lớn từ mặt bằng chung của trình độ dân trí. Các yếu tố ảnh hưởng từ dòng họ, nếu thiếu tích cực đối với các quyết định của địa phương cũng gặp khó khăn nhất định. Thực tế hiện nay không ít các thôn, làng có truyền thống “hay kiện” làm cho tình hình ở xã có nhiều diễn biến

phức tạp nhất là những nơi thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án, xây dựng các công trình công cộng và sản xuất kinh doanh.

Pháp luật về dân chủ nói chung và dân chủ ở xã nói riêng được hoàn thiện đến đâu, chỉ được đánh giá khi thực sự đi vào cuộc sống nếu mỗi người dân nhận thức được đầy đủ quyền cũng như trách nhiệm của mình. Pháp luật được đảm bảo thực hiện khi họ đủ nhận thức và năng lực thực hiện, đòi hỏi các cơ quan công quyền phải đảm bảo thực hiện dân chủ và thực hiện tốt phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

1.6. Kinh nghiệm thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phƣờng, thị trấn của một số địa phƣơng trong tỉnh và trong cả nƣớc

Trong qua trình thực hiện luận văn này, tác giả chỉ tham khảo các bài viết liên quan về xây dựng và thực hiện pháp luật về dân chủ ở một số địa phương trong tỉnh, một số Luận văn đã được bảo vệ gần đây và các bài viết trên các trang Báo điện tử của Trung ương và các địa phương. Đây có thể là kinh nghiệm tốt để huyện Kim Động cần nghiên cứu triển khai áp dụng trong quá trình thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã:

1.6.1. Những kinh nghiệm rút ra từ phong trào xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại xã Tuy Lộc, thành phố mới gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vậy là Tuy Lộc đã hội tụ đủ 19/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới. Một bài học kinh nghiệm đúc rút sau 3 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới ở Tuy Lộc chính là phải luôn đề cao vai trò chủ thể của nhân dân, thông qua việc thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Ngay từ khi bắt tay vào thực hiện xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ xã Tuy Lộc đã xác định, người dân giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, bởi họ chính là người trực tiếp thực hiện và thụ hưởng thành quả từ chương trình xây dựng nông thôn mới. Do vậy, việc thực

hiện tốt QCDC ở cơ sở là tiền đề trong quá trình triển khai thực hiện, đóng vai trò quan trọng trong phát huy tính tích cực, chủ động của người dân. Với nguyên tắc lãnh đạo “lấy dân làm gốc”, nên trong suốt cả quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn đều có ý kiến đóng góp, có sự tham gia tích cực của người dân.

Ông Nguyễn Đức Luận - Chủ tịch UBND xã Tuy Lộc trao đổi: Nhờ thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở nên Tuy Lộc đã và đang phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị tại địa phương, đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Tất cả các hoạt động từ công tác quy hoạch, thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, đến bình xét hộ nghèo, an ninh trật tự... bất cứ công việc gì cũng được đưa ra để nhân dân xem xét, bàn bạc, góp ý và tổ chức giám sát quá trình thực hiện. Nhất là trong công tác xây dựng cơ bản. Các thông tin chi tiết, các thông số kỹ thuật công trình đều được phổ biến đến nhân dân, qua đó nhân dân hiểu và trực tiếp giám sát. Nhờ sự giám sát của người dân, thông qua hoạt động của ban thanh tra nhân dân, các tổ giám sát cộng đồng, mà các công trình đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, nhà văn hóa, các công trình trường học, trạm y tế… trên địa bàn xã được đưa vào nghiệm thu không gặp phải tình trạng kém chất lượng, làm thất thoát tiền của, của Nhà nước và nhân dân.

Hoạt động của đảng bộ, chính quyền diễn ra cởi mở, minh bạch đã tạo ra tác động to lớn trong huy động nguồn lực từ nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Với việc thông tin đầy đủ các chủ trương, kế hoạch xây dựng công trình, dự án, nhu cầu kinh phí… đã nhận được sự chung sức đồng lòng của nhân dân. Người dân đã tích cực chủ động bàn bạc và trực tiếp đóng góp cùng địa phương hoàn chỉnh hệ thống nhà văn hóa, đường giao

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã trên địa bàn huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên Luận văn ThS. Luật (Trang 34)