Bài học kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài CHÍNH QUỐC tế lý THUYẾT bộ BA bất KHẢ THI (Trang 33)

Việt Nam là một nước đang phát triển, việc điều hành công cụ chính sách tiền tệ cần phải hết sức cẩn trọng. Trong bối cảnh nền kinh tế còn non yếu và bộc lộ những hạn chế khá lớn và tăng trưởng còn chưa vững chắc, để tránh hiện tượng bộ ba bất khả thi, Ngân hàng nhà nước nên kiểm soát dòng vốn đồng thời thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu. Tuy nhiên, việc áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu (CSLPMT) cũng phải lưu tâm tới một số vấn đề sau:

Một là, “Lựa chọn CSLPMT phải trên cơ sở sau một thời kỳ kiềm chế lạm phát thành công”. Điều này sẽ giúp tạo ra niềm tin của công chúng vào khả năng của

NHTƯ trong việc thực thi các mục tiêu mình đã định ra cũng như tạo tiền đề cở sở cho việc kiểm soát lạm phát về sau.

Hai là, “Chỉ số CPI và chỉ số lạm phát cơ bản – song song sử dụng”. Mặc dù như đã nói ở trên chỉ số CPI có nhiều ưu điểm nhưng một nhược điểm lớn là nó lại bao gồm cả những yếu tố khiến giá cả biến động trong ngắn hạn mà có thể nhanh chóng mất đi sau đó nên bên cạnh CSLPMT, NHTƯ nên sử dụng thêm chỉ số lạm phát cơ bản vì chỉ số này mới thể hiện bản chất xu hướng biến động của giá cả và giúp NHTƯ có thể nhìn nhận về tình trạng lạm phát chính xác hơn.

Ba là, “CSLPMT phải có tính linh hoạt cao”: Đây là một vấn đề quan trọng, bởi vì các biến cố kinh tế, chính trị, xã hội biến đổi không lường, dẫn đến những phản ứng khác nhau của nền kinh tế vào từng thời kỳ. Do đó NHTƯ phải có những sự linh hoạt nhất định để họ có thể phản ứng lại các biến động này một cách có hiệu quả. Sự linh hoạt này có thể được thể hiện trên nhiều mặt:

- Mục tiêu nên được chú ý tới mức độ hiệu quả hơn là theo một con số cụ thể.

Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”

- Khung mục tiêu được đặt ra một cách từ từ tăng hoặc giảm theo thời gian để tránh gây sốc cho nền kinh tế.

- Mỗi mục tiêu có thời gian thực hiện tương đối dài. Vì thế trong thời gian đó, vẫn có thể chấp nhận sự lệch ra khỏi mục tiêu một cách tạm thời.

Bốn là, “CSLPMT phải có sự công khai minh bạch và gắn liền với trách nhiệm cao của NHTƯ” Điều này có tác dụng là khi mà các chủ thể khác trong nền kinh tế biết được NHTƯ đang làm gì, CSTT đang ở đâu thì những dự đoán của họ về các nhân tố có liên quan đến lạm phát sẽ gần hơn với những gì mà NHTƯ mong muốn và tỷ lệ lạm phát trong dài hạn sẽ rơi vào khung mục tiêu đã đặt ra. Các khía cạnh có thể đề cập đến:

- Bên cạnh các kênh thông tin chính thức phải chú ý quan tâm cả đến những kênh không chính thức (như các bài tham luận, phát biểu, phát hành báo chí, trang web...)

- Gia tăng cam kết trách nhiệm của NHTƯ trong việc thực thi các mục tiêu đã đặt ra của CSTT.

Năm là, “CSLPMT không được phép xung đột với các chính sách kinh tế vĩ mô khác”. Ngoài CSTT, bất cứ quốc gia nào cũng còn phải thực hiện nhiều các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Việc đặt ra các chính sách chồng chéo và xung đột lẫn nhau tất sẽ gây ra những khó khăn cho các cơ quan chủ quản trong việc thực thi các chính sách này. Vì vậy ngay từ khi hoạch định chúng ta đã phải cố gắng làm sao cho các chính sách này không có xung đột với nhau mới tạo ra những thuận tiện trong quá trình thực hiện sau này.

Sáu là, “Dự báo lạm phát - nhân tố góp phần trong thành công của CSLPMT”. Tất nhiên không phải bất cứ quốc gia nào cũng thực hiện dự báo lạm phát, và cũng không phải bắt buộc phải dự báo lạm phát mới đem đến thành công cho CSLPMT, nhưng có thể dự báo trước được những gì có thể xẩy ra cũng sẽ góp phần giúp NHTƯ có được cái nhìn tốt hơn và không bị bất ngờ trước những gì mà mình sẽ phải đối mặt và vì thế đưa ra được những biện pháp ứng phó.

Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”

KẾT LUẬN

Lý thuyết bộ ba bất khả thi - The Impossible Trinity (hay Inconsistent Trinity hoặc Triangle of Impossibility), một chính sách kinh tế quốc tế, phát biểu rằng: một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô: Ổn định tỷ giá, Tự do hóa dòng vốn, Chính sách tiền tệ độc lập. Mỗi mục tiêu chính sách hướng tới được đo lường bằng một biến số do Menzie D. Chinn và Hiro Ito lập ra năm 2007. Đo lường các chỉ số này cho phép chúng ta theo dõi sự phát triển cách thức phát triển của cấu trúc tài chính quốc tế. Lý thuyết cho rằng: tổng hợp của ba biến số chính sách trong “bộ 3 bất khả thi” là một hằng số, điều đó chứng thực quan điểm cho rằng sự gia tăng một trong 3 biến của “bộ 3 bất khả thi” nên được cân bằng bởi sự giảm

Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”

xuống của tổng hai biến còn lại. Việc đo lường độ mở tài chính của một quốc gia là việc khá khó khăn vì các công thức hiện tại đã thất bại trong việc tính toán cường độ của việc kiểm soát vốn và khó khăn này đã được giải quyết bởi chỉ số KAOPEN. Chỉ số này đã được Quinn và Ito chạy thử nghiệm trên mẫu của 181 quốc gia trong giai đoạn từ 1970 – 2005, ngoài ra họ cũng đã so sánh độ tương quan của chỉ số này và các chỉ số khác, kết quả cho thấy chỉ số này phản ánh khá tốt về tình hình tự do hóa dòng vốn của các quốc gia. Áp dụng công thức này vào Việt Nam cho chúng ta thấy chỉ số KAOPEN đã phản ánh sự kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn vào/ra tại Việt Nam từ đó thể hiện chính sách hướng đến 2 mục tiêu còn lại trong chính sách vĩ mô của Chính phủ. Chúng tôi cũng đã khảo sát tình hình tại Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2010 và nêu ra các bài học áp dụng cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài CHÍNH QUỐC tế lý THUYẾT bộ BA bất KHẢ THI (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w