Để làm sáng tỏ thêm về sự tiến triển của các giá trị chỉ số, chúng tôi điều tra xem liệu chính các sự kiện kinh tế quốc tế có liên quan đến sự phá vỡ cơ cấu trong loạt chỉ số hay không. Chúng tôi phỏng đoán rằng các sự kiện lớn - chẳng hạn như sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods vào năm1973, cuộc khủng hoảng nợ Mexico năm 1982 (bắt đầu một loạt các cuộc khủng hoảng nợ năm 1980 của các nước đang phát triển), và cuộc khủng hoảng châu Á 1997-1998 (sự khởi đầu của cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á đang tăng trưởng mạnh (HPAEs), Nga và các nước mới nổi khác) - có thể có ảnh hưởng xấu đến các nền kinh tế một cách nghiêm trọng là các nước đã chọn để thay thế chính sách của mình.
Chúng tôi xác định những năm 1973, 1982, 1997-1998, và năm 2001 là những năm có phá vỡ cấu trúc điển hình, và kiểm tra sự ngang bằng nhóm các giá trị trung bình của các chỉ số tại các điểm gãy này của mỗi nhóm quốc gia (13). Kết quả này được báo cáo trong bảng 1a. Cột thứ nhất và thứ hai của khung trên cùng của bảng chỉ ra rằng sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods, giá trị trung bình của chỉ số độ ổn
Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”
định của tỷ giá hối đoái của nhóm các nước công nghiệp đã giảm đáng kể về mặt thống kê từ 0.55 còn 0.45, trong khi đó giá trị trung bình của mức độ mở cửa tài chính tăng không đáng kể từ 0.44 lên 0.47. Một điều thú vị là những nước đang phát triển không thuộc nhóm thị trường mới nổi có một sự gia tăng đáng kể độ cố định của tỷ giá hối đoái của mình (từ 0.52 đến 0.82) trong cùng khỏang thời gian đó, khi họ giảm mức độ độc lập của tiền tệ và tăng độ mở tài chính. Mặc dù vậy, sự dịch chuyển hướng đến tỷ giá hối đoái cố định không được nhận thấy trong các nước có thị trường mới nổi. Thực tế là, những nền kinh tế này dịch chuyển theo hướng thả nổi tỷ giá hối đoái.
Thậm chí sau cuộc khủng hoảng nợ Mexico các nước công nghiệp phát triển tiếp tục tăng mức độ linh hoạt trong tỷ giá hối đoái và độ mở của thị trường tài chính, trong khi giữ nguyên mức độ độc lập tiền tệ. Ngược lại, khủng hoảng nợ kéo hầu hết các nước đang phát triển phải hướng đến tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn, điều này phản ánh một thực tế là các nước đang khủng hoảng không thể duy trì những nổ lực cố định tỷ giá hối đoái. Dù sao thì, các nước này cũng đồng thời hướng đến độc lập tiền tệ hơn nữa. Một điều thú vị là các nước đang phát triển không thuộc nhóm thị trường mới nổi thắt chặt kiểm soát vốn như là kết quả của khủng hoảng nợ trong khi các thị trường mới nổi thì không thay đổi lập trường của họ.
Cuộc khủng hoảng châu á cũng được coi là một sự kiện quan trọng trong sự phát triển của các chỉ số trong bộ 3. Mức độ độc lập tiền tệ của các nước công nghiệp giảm mạnh trong khi tỷ giá hối đoái trở nên ổn định hơn và vẫn tiếp tục nỗ lực trong việc tự do hóa tài khỏan vốn, tất cả phản ánh qua sự dịch chuyển của các nước Châu Âu hướng đến 1 liên minh kinh tế và tiền tệ. Các nước đang phát triển không thuộc nhóm thị trường mới nổi bắt đầu thực hiện hội nhập tài chính và tiếp tục theo đổi chính sách linh hoạt tỷ giá và độc lập tiền tệ hơn. Còn các thị trường mới nổi bắt đầu tự do hóa thị trường tài chính sâu hơn, nhưng đã giảm mức độ độc lập tiền tệ khi theo đuổi tỷ giá hối đoái linh hoạt.
Một số sự kiện lớn khác được xác định là những đại diện cho sự phá vỡ về cấu trúc. Ví dụ như: sự kiện bắt đầu toàn cầu hóa vào đầu những năm 90, làm cho nhiều quốc gia đang phát triển bắt đầu tự do hóa thị trường tài chính. Hay khi nhìn lại việc gia nhập vào WTO của Trung Quốc năm 2001 là điểm khởi đầu cho quốc gia này vươn lên trở thành công trường của thế giới. vì những ảnh hưởng của các sự kiện này
Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”
có thể giống như tác động của cuộc khủng hoảng Châu Á, chúng tôi cũng kiểm tra liệu những năm 1990 và 2001 có thể là những điểm gãy cấu trúc.
Kết quả được thể hiện ở bảng 1b: 2 cột đầu tiên chỉ ra kết quả của kiểm định sự ngang nhau về giá trị trung bình (the mean equality test ) cho các chỉ số bộ ba với năm 90 đại diện cho sự phá vỡ cấu trúc, trong khi 2 cột cuối của bảng chỉ ra những kiểm định với năm 2001 là điểm gãy phá vỡ cấu trúc. Bảng trên cùng biểu thị cho các kiểm định của nhóm các nước công nghiệp hóa, năm 1990 có thể là điểm gãy phá vỡ cấu trúc cho cả 3 chỉ số. Tuy nhiên khi chúng tôi so sánh độ lớn giá trị thống kê của sự thay đổi trong chỉ số độc lập tiền tệ giữa các điểm gãy phá vỡ cấu trúc (ví dụ, so sánh các số liệu thống kê t cho chỉ số độc lập tiền tệ trong cột 4 của bảng 1 (một), trong cột 2 của Bảng 1 ( b), và trong cột 4 của bảng 1 (b)), kiểm định giá trị trung bình bị loại bỏ một cách mãnh mẽ cho giả thiết không có điểm gãy phá vỡ cấu trúc trong năm 1997- 1998. Chúng tôi cũng nhận được những kết quả tương tự cho chỉ số sự ổn định của tỷ giá cũng như chỉ số độ mở tài chính, điểm gãy phá vỡ cấu trúc năm 1990 bác bỏ các giả thuyết Ho một cách mạnh mẽ.14
Chúng tôi áp dụng các thử nghiệm này cùng với các mẫu của các nước đang phát triển không thuộc nhóm thị trường mới nổi và các nước đang phát triển thuộc nhóm thị trường mới nổi Đối với nhóm nước đang phát triển không thuộc nhóm thị trường mới nổi, kết quả là 1990 là điểm phá vỡ cấu trúc cho tất cả các chỉ mục. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển thị thuộc nhóm thị trường mới nổi, phá vỡ cấu trúc được tìm thấy đã xảy ra trong năm 2001 cho chỉ số độc lập tiền tệ, năm 1990 cho chỉ số ổn định tỷ giá, và năm 1997-98 cho chỉ số tự do hoá tài chính.
Cuối cùng chúng tôi so sánh “thống kê-t” qua các thời điểm xuất hiện sự phá vỡ cấu trúc cho các chỉ số và mẫu con. Sự cân đối dữ liệu được dùng cho việc này, giá trị thống kê t chỉ ra điểm phá vỡ cấu trúc rõ rang nhất cho các chuỗi này. Ví dụ: các chuỗi chỉ số sự độc lập tái chính và sự ổn định tỷ giá của các nước công nghiệp có giá trị thống kê t lớn nhất khi thử nghiệm với điểm phá vỡ cấu trúc trong năm 1997-199815 . Tuy nhiên, đối với chỉ số của độ mở tài chính, năm 1990 được nhận thấy là điểm phá vỡ cấu trúc rõ rang nhất. Kết quả cho những giá trị khác và các mẫu con khác được thể hiện trong bảng (1.c). Đối với các nước LDC không thuộc thị trường mới nổi và các quốc gia EMG, điểm phá vỡ cấu trúc vỡ cho biến độc lập tiền tệ và sự ổn định tỷ giá được nhận thấy là đã xãy ra vào năm 2001 và năm 1982 tương ứng. Trong khi các sự
Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”
sụp đổ của hệ thống Bretton Woods đã từng là điểm phá vỡ cấu trúc rõ ràng nhất đối với các nước LDC không thuộc thị trường mới nổi khi xét cho biến của các chính sách tự do hóa chính sách của các quốc gia này, thì cuộc khủng hoảng châu á là điểm phá vỡ cấu trúc rõ ràng nhất cho các nước thuộc nhóm thị trường mới nổi.
Phần 4