Chính sách tiền tệ của Việt Nam từ năm 2007 đến tháng 08/2010 1 Chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2007

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài CHÍNH QUỐC tế lý THUYẾT bộ BA bất KHẢ THI (Trang 29)

4.1.1 Chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2009

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thu hút được một lượng lớn vốn tư nước ngoài. Tổng các luồng vốn nước ngoài gồm giải ngân vốn đầu tư trực tiếp, vốn đầu tư gián tiếp, vay nợ nước ngoài đã đạt mức đỉnh điểm, tăng gấp 13 lần so với năm 2000 và gấp 4 lần so với năm 2005. Với sự gia tăng đột biến của luồng vốn nước ngoài, cán cân vốn và tài chính thặng dư ở mức lớn, vượt quá nhu cầu tài trợ cho thâm hụt cán cân vãng lai, cán cân thanh toán thặng dư ở mức trên 10 tỷ USD. Trước tình hình đó, lo ngại về khả năng tăng giá Việt Nam đồng ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu, Ngân hàng Nhà nước đã mua vào dự trữ 7 tỷ USD vào 6 tháng đầu năm 2007 và một lượng tiền tương đương 112 nghìn tỷ đồng được “bơm” ra lưu thông. Như vậy, Việt Nam đã tăng kỷ lục nguồn dự trữ ngoại hối trong nửa đầu năm 2007.

Chính sách tiền tệ năm 2007 đã mắc phải những sai lầm và bất hợp lý. Để thu lại lượng tiền đồng trong lưu thông do mua USD, Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng chính sách thị trường mở, bán tín phiếu, tăng dự trữ bắt buộc của các NHTM. Nhưng biện pháp này có tổn phí khá cao và khiến cho lãi suất bị đẩy lên. Vì vậy, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng do lãi suất cao đồng thời cũng góp phần đẩy lạm phát cao. Và thực tế cuối năm 2007 lạm phát tại nước ta đã lên 2 con số. Ngoài ra, để kiềm chế lạm phát Ngân hàng Nhà nước còn áp dụng công cụ dự trữ bắt buộc, tăng tỷ lệ bắt buộc nhằm rút bớt tiền đồng trong lưu thông.

Như vậy, ta thấy rằng nhờ vào thu hút đầu tư Việt Nam đã tăng được dự trữ ngoại hối của mình. Tuy nhiên do không điều hành tốt chính sách tiền tệ đã dẫn đến lạm phát cao và rồi lại sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Điều này thể hiện một cách rõ ràng sự phụ thuộc của chính sách tiền tệ vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và điều hành chính sách vĩ mô tại Việt Nam.

Sang năm 2008, trước bối cảnh phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước trong 6 tháng đầu năm 2008, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vẫn sử dụng chính sách

Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”

tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Các công cụ chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt để hút tiền từ lưu thông nhưng vẫn đảm bảo tính thanh khoản cho nền kinh tế, điều hành linh hoạt tỷ giá theo tín hiệu thị trường. Khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ lan rộng ra khắp toàn cầu có nhiều diễn biến phức tạp đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta, những tháng cuối năm , dòng vốn FII suy giảm đáng kể, cụ thể là FII chảy ra nước ngoài 578 triệu USD, từ 6,3 tỷ USD dương năm 2007 thì đến cuối năm 2008 âm 578 triệu.

Chính phủ đã điều chỉnh mục tiêu từ ưu tiên kiềm chế lạm phát sang thực hiện các giải pháp kích cầu để ngăn ngừa ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Đến cuối năm 2008, để chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, chính sách tiền tệ thắt chặt được chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng. Bên cạnh đó, dự trữ bắt buộc tăng nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Chính sách tỷ giá năm 2008 cũng có nhiều biến động. Trong 6 tháng đầu năm, do biến động giá trên thị trường thế giới, nhập siêu của Việt Nam đã tăng mạnh. Tính tới cuối tháng 6, nhập siêu đã lên tới 14,8 tỷ USD, đe dọa sự bền vững của cán cân thanh toán và gây áp lực lên tỷ giá USD/VND. Trước tình hình này, biên độ tỉ giá giao dịch USD/VND được mở rộng từ mức 1% lên 2%, rồi từ 2% lên 3% so với tỉ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố. Ngân hàng Nhà nước cũng ra những quyết định mạnh mẽ để kiểm soát thị trường ngoại hối cũng như tăng cường ngoại tệ cho các ngoại tệ cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế.

Đến năm 2009, Việt Nam áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng có kiểm soát, giảm lãi suất để kích thích đầu tư và hiện đã đưa lãi suất về gần với mức lãi suất trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới. Đi liền với đó là tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, tính thanh khoản được bảo đảm. Không để hệ thống ngân hàng (quốc doanh và cổ phần) mất ổn định. Chính phủ điều hành chính sách tiền linh hoạt và ít sốc hơn năm 2008, 2009. Hệ thống tài chính ngân hàng đã trở lại trạng thái bình thường và ổn định, thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối đến nay đã thông suốt và qua đó NHTM cho vay ra được, các DN tiếp cận được vốn VND và ngoại tệ khi hoạt động kinh doanh của họ đã có dấu hiệu khởi sắc từ cuối 2009. Bên cạnh đó dự trữ bắt buộc giảm. Về lãi suất, từ tháng 2/2009 NHNN đã duy trì ổn định mức lãi suất hợp lý, từ đó giảm lãi suất cho vay.

Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”

Đối với chính sách tỷ giá, trong năm 2009, NHNN áp dụng các biện pháp cần thiết để giữ ổn định ở mức phù hợp, nhằm tạo điều kiện tối đa hỗ trợ xuất khẩu, kiểm soát nhập siêu, đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế bền vững. Đồng thời hạn chế tâm lý kỳ vọng tỷ giá sẽ tăng cao, giúp doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh ổn định. Trong quá trình thực hiện chính sách kích thích kinh tế, một nội dung quan trọng, nhạy cảm mà NHNN triển khai khá tốt là việc điều hành cơ chế tỷ giá phù hợp với diễn biến của thị trường theo hướng nới lỏng thận trọng.

Từ quý II/2009, dòng vốn gián tiếp quay trở lại mạnh mẽ sau những dấu hiệu ấm lên của nền kinh tế. Trong năm 2009, do ảnh hưởng của thị trường tài chính thế giới, thị trường tài chính Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn. Biến động của dòng vốn đầu tư, đặc biệt là các dòng vốn đầu tư gián tiếp sẽ vẫn ảnh hưởng mạnh tới cung cầu ngoại tệ và diễn biến tỷ giá. Do đó, để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN sẽ thực hiện giám sát và kiểm soát có chọn lọc các luồng vốn này một cách chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài CHÍNH QUỐC tế lý THUYẾT bộ BA bất KHẢ THI (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w