Mô hình đánh giá Diamond giai đoạn 2005 – tháng 08/

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài CHÍNH QUỐC tế lý THUYẾT bộ BA bất KHẢ THI (Trang 32)

Từ mô hình Diamond Việt Nam cho thấy trong giai đoạn từ năm 2005 – đến nay, xu hướng Tỷ giá hối đoái ngày càng linh hoạt hơn – cạnh thể hiện sự ổn định của tỷ giá ngày càng tiến về gốc tọa độ; song song với đó thì mức độ mở cửa của thị trường tài chính ngày càng tăng;

Tỷ lệ dự trữ ngoại hối/GDP trong giai đoạn 2005 -2007 thấp hơn 2007- 2009 tương đối lớn do khi Việt Nam gia nhập WTO, điều đó đã thu hút rất nhiều các nguồn vốn đầu tư chảy vào, làm tăng nhanh chóng dự trữ hối đoái của Việt Nam, ngoài ra điều này còn tạo gánh nặng lên độ ổn định của tỷ giá hối đoái khiến chúng ta không thể duy trì ổn định của tỷ giá và giảm dần, tỷ giá trở nên linh hoạt hơn. Còn về tính độc lập của chính sách tiền tệ, trong giai đoạn 2005 – 2007 thì sự độc lập ở mức tương đối, nhưng từ năm 2007 trở đi, vì phải theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định, thúc đẩy tăng trưởng, và cam kết ngày càng mở thị trường vốn trong khi nguồn dự trữ ngoại hối của Việt Nam lại chưa đủ lớn, chưa đủ can thiệp

Lý thuyết “Bộ ba bất khả thi”

mạnh vào nền kinh tế khi có biến cố xảy ra,…. mức độ độc lập của chính sách tiền tệ dần giảm sút. Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam xảy ra nhiều biến động có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của nền kinh tế, tiêu biểu là hàng loạt vụ tiêu cực, vỡ nợ với quy mô cực lớn khiến tổng nợ của Việt Nam ngày càng tăng mức độ nghiêm trọng, kèm theo đó là sự gia tăng của tỷ lệ lạm phát buộc chính phủ phải thay đổi mục tiêu các chính sách của mình theo hướng vẫn cố gắng tăng mức độ hội nhập tài chính do xu hướng chung, cố gắng duy trì mức độ ổn định của tỷ giá hối đoái, tăng tính độc lập của các chính sách tiền tệ. Kết quả của việc này là sự sụt giảm nghiêm trọng mức độ dự trữ ngoại hối của mình như là một sự đánh đổi khi cố gắng thực hiện cả 3 mục tiêu trên.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài CHÍNH QUỐC tế lý THUYẾT bộ BA bất KHẢ THI (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w