Điều kiện thực hiện hiệu quả phƣơng pháp tự học trong dạy học môn

Một phần của tài liệu Sự vận dụng phương pháp tự học trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông xuân hòa, tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 31)

THPT Xuân Hòa nói riêng.

2.2. Điều kiện thực hiện hiệu quả phƣơng pháp tự học trong dạy học môn GDCD môn GDCD

2.2.1. Đối với giáo viên

Cổ nhân thƣờng nói “không thầy đố mày làm nên”. Thông qua nội dung và phƣơng pháp giảng dạy của mình, ngƣời GV giúp cho HS hiểu về các vấn đề chính trị xã hội. (Chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc). Với ý nghĩa nhƣ vậy, năng lực chuyên môn, lòng nhiệt tình với nghề và ý thức nâng cao hiệu quả phƣơng pháp dạy học của ngƣời GV sẽ góp phần giáo dục cho các em lòng yêu nƣớc,và thực hiện tốt những chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, phản ứng nhanh lẹ trƣớc các hiên tƣợng của xã hội.

26

Để vận dụng phƣơng pháp tự học trong dạy học môn GDCD (phần II) SGK lớp11, trƣớc hết GV phải thay đổi thói quen sử dụng các phƣơng pháp truyền thống bằng việc sử dụng thƣờng xuyên phƣơng pháp tự học, kết hợp với các phƣơng pháp dạy học hiện đại khác một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động hứng thú đối với học sinh .

Giáo viên phải nắm chắc bản chất, ƣu nhƣợc điểm và đặc điểm sử dụng của từng phƣơng pháp để thể hiện kỹ năng của giáo viên trong giảng dạy. Có nhƣ vậy giáo viên mới chủ động trong việc lựa chọn phƣơng pháp, mỗi đơn vị kiến thức khác nhau, giảng viên sẽ sử dụng phƣơng pháp phù hợp. Tuy nhiên, để có phƣơng pháp dạy tốt, GV phải đƣợc đào tạo cơ bản về hệ thống các phƣơng pháp dạy học, thƣờng xuyên bồi dƣỡng về phƣơng pháp giảng dạy mới và tích cực. Bên cạnh đó, giáo viên phải tìm tòi, nghiên cứu về các phƣơng pháp dạy học tích cực và tự giác, chủ động việc áp dụng phƣơng pháp mới vào bài giảng của mình. GV cần xác định rõ đâu là nội dung hƣớng dẫn tự học cho HS trong từng bài cụ thể. Trên cơ sở đó GV cần phải phân định hợp lý nhất thời gian biểu cho các nội dung. Cụ thể: mục nào của bài học phải giảng trên lớp và mục nào cho HS tự học, tự nghiên cứu, thảo luận, mục nào có thể bỏ ngỏ một số vấn đề nào đó, yêu cầu HS suy nghĩ, tìm hiểu. Để HS có thể tự học có hiệu quả, cần phải trang bị cho họ các phƣơng pháp tự học, bồi dƣỡng cho họ khả năng tƣ duy khoa học độc lập. Để làm đƣợc điều đó, việc thể hiện tƣ duy độc lập của GV là một phƣơng tiện cần thiết và rất tốt.

Một vấn đề chung cho các GV trẻ khi mới tham gia làm công tác giảng dạy là trong những năm đầu tiên công tác sƣ phạm, do chƣa đủ sức làm chủ khối lƣợng tài liệu cần thiết, các GV trẻ khi bƣớc lên bục giảng chỉ đóng vai trò là ngƣời trung gian giữa SGK và HS. Về cơ bản, trong bài học, họ dựa vào ý kiến của ngƣời khác và truyền đạt lại những kiến thức có trong sách báo. Trong khi đó đối với dạy học, ngoài việc có những kiến thức chuyên

27

môn chắc còn đòi hỏi GV phải có nhiều kinh nghiệm, vốn sống thực tế phong phú. Chính vì vậy hiệu quả của giờ dạy chƣa cao, HS dễ bị nhàm chán không tập trung chú ý nghe giảng, rơi vào tình trạng học đối phó. Cùng với quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy, GV đã đạt đƣợc trình độ cao hơn của nghệ thuật giảng dạy, tự tin trong giờ dạy, các GV đó mới chủ động giảng bài theo “ý kiến của mình”, trình bày toàn bộ kiến thức của môn học nhƣ kiến thức của mình, niềm tin của mình. Giờ học sẽ trở nên hấp dẫn, gây sự hứng thú, nhất là khi giáo viên đã đƣa ra những chứng kiến, quan điểm của mình trong giờ dạy, khi phân tích, vận dụng những quy luật quan điểm tƣ tƣởng vào thực tiễn cuộc sống hiện tại. HS cảm thấy điều đó và trong những trƣờng hợp các em có bất đồng với một kết luận nào đó của GV, thì các em sẽ nêu ý kiến không đồng ý ấy một cách trực tiếp ngay với GV. Việc đó làm cho không khí học tập sinh động hơn nhiều.

Vì vậy, để HS có thể tự học, GV phải hƣớng dẫn HS cách xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học hiệu quả; kỹ năng đọc sách, tài liệu; kỹ năng ghi chép, viết tóm tắt, trích dẫn; kỹ năng phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá; kỹ năng giải bài tập. Đây là một quá trình đòi hỏi ngƣời GV phải kiên trì, có phƣơng pháp hƣớng dẫn khoa học, tỷ mỉ. Đặc biệt đối tƣợng là HS lớp 11 các em vẫn đang trong tuổi ăn tuổi chơi. Tính chủ động của ngƣời học chƣa cao, với một môn học nhƣ môn GDCD , vừa trừu tƣợng, khó học, khó nhớ yêu cầu ngƣời học phải kiên trì và bền bỉ.

Hơn nữa, để vận dụng tốt phƣơng pháp tự học cho HS, GV phải có trình độ, hiểu sâu kiến thức mà mình dạy để từ đó có thể cập nhật đúng, biết lựa chọn và khai thác chu n thông tin khi mà xã hội “ bùng nổ” thông tin nhƣ hiện nay, biết vận dụng các khoa học liên quan để hƣớng dẫn cho HS tự học, tự nghiên cứu.

Trong mọi lĩnh vực nếu ngƣời lao động không tâm huyết với nghề của mình sẽ khó thành công. Vì vậy muốn thành công với nghề mình đã chọn thì

28

trƣớc hết ngƣời GV cần có sự say mê học tập và nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn cũng nhƣ thƣờng xuyên đổi mới phƣơng pháp dạy học, trong đó vận dụng phƣơng pháp tự học trong dạy học là nội dung quan trọng. Để thực hiện đƣợc điều này đòi hỏi phải có một quá trình lao động công phu, không ngại khó, ngại khổ và luôn có tinh thần cầu thị, có nhƣ vậy GV mới trở thành những ngƣời vững vàng về tri thức. Nhất là đối với GV giảng dạy môn GDCD, với đặc thù tri thức của môn học nên GV phải luôn ý thức trau dồi kiến thức, nắm bắt các vấn đề thời sự trong nƣớc và quốc tế để làm phong phú, hấp dẫn bài giảng thì mới vận dụng thành công nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong dạy học.

Một GV tâm huyết sẽ là ngƣời biết kết hợp các phƣơng pháp dạy học với vận dụng phƣơng pháp tự học có hiệu quả trong dạy học. Nhất là hiện nay, đa số các em học sinh không mấy quan tâm đến các vấn đề chính trị, xã hội, thậm chí có tâm lý thờ ơ, đối với họ môn GDCD chỉ là môn học phụ thì việc tự học bộ môn này càng trở nên xa vời với học sinh. Trong bối cảnh đó càng rất cần lòng nhiệt tình, tâm huyết của GV bộ môn trong việc vận dụng phƣơng pháp tự học trong dạy học.

Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của giáo dục đào tạo nói chung, của môn GDCD nói riêng, GV phải quán triệt các yêu cầu khi dạy học theo hƣớng tích cực, chủ động, sáng tạo của ngƣời học, phái hƣớng dẫn phƣơng pháp tự học cho các em. Vì vậy, GV không chỉ đơn thuần truyền thụ tri thức mà còn phải hƣớng dẫn cho HS hành động tích cực. Chƣơng trình dạy học phải giúp cho HS biết hành động, tham gia hoạt động học tập của nhóm, của lớp. Rèn luyện cho các em kỹ năng, thói quen tự học, ý chí ham hiểu biết để khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi HS nhằm nâng cao kết quả học tập.

Nhƣ vậy, từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là ngƣời truyền đạt tri thức, GV trở thành ngƣời thiết

29

kế, tổ chức, hƣớng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo tổ, nhóm để thôi thúc các em động não trong học tập, tự chiếm lĩnh tri thức môn học. GV trở thành ngƣời gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của HS. Điều đó cũng đồng thời đòi hỏi ở GV một trình độ chuyên môn sâu rộng, một trình độ sƣ phạm lành nghề để giúp cho các em yêu thích học môn GDCD hơn.

3.2.2. Đối với học sinh

Với tƣ cách là ngƣời giữ vai trò chủ động, tích cực trong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức dƣới sự hƣớng dẫn của GV, HS phải nhận thức đúng về vai trò của mình, phải tự giác học bài, nhƣng không đƣợc quá đề cao tính tự học của bản thân, hạ thấp vai trò của GV.

Trong quá trình thực hiện theo phƣơng pháp tự học, để bảo đảm cho sự thành công trong học tập, HS cần phải thực hiện tốt một số yêu cầu sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học một cách có hiệu quả

Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học là một công việc quan trọng và cần thiết đối với HS trong quá trình tự học. Kết quả học tập nói chung và học tập môn GDCD nói riêng phụ thuộc khá nhiều vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học. HS có thể tự nghiên cứu một khối lƣợng tri thức nhƣ thế nào phụ thuộc rất nhiều vào việc các em phân bố thời gian làm việc ra sao, sử dụng thời gian có hợp lý hay không. Nhờ có kế hoạch mà các em có thể học tập một cách chủ động, dễ dàng, bố trí công việc và phân phối thời gian một cách hợp lý, khoa học và khi có sự thay đổi trong thời khoá biểu học tập các em có thể linh hoạt điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mà không ảnh hƣởng lớn đến kế hoạch chung. Vì vậy, GV cần hƣớng dẫn cho các em biết cách xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học trên cơ sở kế hoạch chung của tổ, của lớp, của nhà trƣờng. Kế hoạch phải có mục đích,

30

nội dung cụ thể, có tính khả thi, phù hợp với khả năng thực hiện của cá nhân và thời gian cho phép.

Qua khảo sát thực tế, tác giả nhận thấy rằng, GV có thể hƣớng dẫn HS hình thành kỹ năng lập kế hoạch tự học theo các bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Căn cứ vào kế hoạch học tập của tổ, của trƣờng; công việc của lớp, GV hƣớng dẫn các em liệt kê các công việc phải làm trong ngày đồng thời phải hiểu rõ sự cần thiết phải có kế hoạch, giúp các em nhận thức rõ vai trò của việc tổ chức lao động trí óc có khoa học. Từ đó hình thành nhu cầu lập kế hoạch tự học ở HS.

- Bƣớc 2: HS dự định và phân chia thời gian cho từng công việc một cách khoa học, hợp lý, chú ý đến những công việc quan trọng nhất

- Bƣớc 3: HS lập kế hoạch hành động đối với từng công việc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: Ôn lại bài cũ nhƣ thế nào Tự kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức Chủ động nghiên cứu bài mới nhƣ thế nào Tóm tắt, khái quát kết quả tự nghiên cứu theo trình tự nào Dự kiến tình huống bất ngờ có thể xảy ra để xử lý nhằm đảm bảo kế hoạch tự học có hiệu quả.

- Bƣớc 4: Thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra

Lập kế hoạch một cách khoa học để không bị chồng chéo với các môn học khác là một việc khó. Vì vậy, đòi hỏi các em phải có tính kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn và phải có ý chí, có quyết tâm vƣợt khó, HS phải có tính linh hoạt và tính sáng tạo khi điều kiện, hoàn cảnh thay đổi, đồng thời phải có thời gian dự trữ để khắc phục khó khăn đảm bảo cho kế hoạch không bị phá vỡ.

- Bƣớc 5: Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch

Đây là một hoạt động có tính chất tự giác của HS. Là một khâu không thể thiếu đƣợc đối với hoạt động tự học. Có rất nhiều hình thức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nhƣ : HS tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của mình; tổ,

31

nhóm, lớp kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của cá nhân; GV kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của HS…

Thứ hai, học sinh phải chăm chỉ đọc tài liệu, phân tích, hệ thống hoá, khái quát hoá tài liệu

Nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo, là cơ sở, là trọng tâm của công việc tự học.

Kỹ năng hệ thống hoá, khái quát hoá tài liệu, là kỹ năng rất quan trọng giúp các em phát triển năng lực nhận thức của bản thân và giúp ngƣời học dễ dàng nắm đƣợc tài liệu nghiên cứu một cách tổng quát, hệ thống và toàn diện. Học sinh khái quát hoá tài liệu bằng cách xây dựng dàn ý tổng quát, viết đề cƣơng tóm tắt, … hình thức này giúp các em nắm đƣợc tổng quát tài liệu, vấn đề nghiên cứu.

Nhờ có kỹ năng khái quát hoá mà HS có thể khái quát một vấn đề nào đó qua các tài liệu khác nhau để nắm đƣợc cái chung nhất. Từ cái chung đó có thể giải quyết những vấn đề đặt ra mà HS không cần học thuộc lòng một khối lƣợng tri thức lớn. Nhờ có hệ thống hoá mà HS biết phát hiện ra những điểm giống nhau, khác nhau để phân chia đối tƣợng trong tài liệu thành các nhóm, các lớp, các dấu hiệu nhất định. Sắp xếp các tài liệu khác nhau thành một hệ thống nhất định sẽ giúp các em nắm kiến thức có hệ thống, nhanh chóng, rõ ràng và không mất nhiều thời gian.

Thứ ba, học sinh phải luôn rèn luyện ý thức tự học tập, tự nghiên cứu ở mọi lúc, mọi nơi.

Thời gian ít ỏi ở trên lớp không thể đảm bảo cho các em lĩnh hội hết mọi tri thứ của môn học cho dù giáo viên có nhiệt tình hƣớng dẫn giảng dạy đến mấy bởi thời gian trên lớp chỉ giới hạn trong 45 phút. Tự học là điều kiện quyết định để HS nâng cao trình độ. Học ở thầy, ở bạn, tham khảo thông tin trên sách báo… là sơ sở giúp cho các em biết liên hệ tri thức lí luận và thực

32

tiễn; đồng thời, các em cũng phải biết rèn luyện kỹ năng tự đánh giá tính đúng đắn của thông tin để chủ động, sáng tạo trong việc xử lý thông tin mà mình đƣợc tiếp cận.

Nhƣ vậy, để đạt kết quả tốt trong tự học, HS cần nắm vững những kỹ năng, phải rèn luyện để hình thành cho mình những kỹ năng. Căn cứ vào chức năng của từng loại hoạt động có thể chia kỹ năng tự học làm bốn nhóm.

Thứ nhất, kỹ năng kế hoạch hóa việc tự học. Kỹ năng này cần tuân thủ

các nguyên tắc sau: Đảm bảo thời gian tự học tƣơng xứng với lƣợng thông tin của môn học; xen kẽ hợp lý giữa các của môn học; xen kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học, giữa các môn học, giữa giờ học, giữa giờ tự học, giờ nghỉ ngơi; thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học nhƣ biết cách làm việc độc lập, biết tự kiểm tra.

Thứ hai, kỹ năng nghe và ghi bài trên lớp. Quy trình nghe giảng gồm các

khâu nhƣ ôn bài cũ, làm quen với bài sắp học, hình dung các câu hỏi đối với bài mới. Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn dắt của thầy, liên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức đã có với các câu hỏi đã hình dung trƣớc. Cần lƣu ý cách ghi bài khi nghe giảng nhƣ ghi một cách chọn lọc, sử dụng kí hiệu riêng, ghi cả chính đề lẫn phản đề, ghi thắc mắc của chính mình.

Thứ ba, kỹ năng ôn tập. Kỹ năng này đƣợc chia làm hai nhóm là kỹ năng

ôn và kỹ năng tập luyện.

Kỹ năng ôn bài là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh kiến thức bài giảng của thầy. Đó là hoạt động tái nhận bài giảng nhƣ xem lại bài ghi, mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu đƣợc ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài. Việc tái hiện bài giảng dựa vào những biểu tƣợng, khái niệm, phán đoán đƣợc ghi nhận từ bài giảng của thầy, từ hoạt động tái nhận bài giảng, dựng lại

Một phần của tài liệu Sự vận dụng phương pháp tự học trong dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông xuân hòa, tỉnh vĩnh phúc hiện nay (Trang 31)