2.1.1. Quy trình thiết kế bài giảng
- Xác định mục tiêu dạy học
Trong quá trình dạy học, xác định mục tiêu dạy học là nhiệm vụ rất quan trọng, nó giúp cho giáo viên có cơ sở để lựa chon phƣơng pháp, phƣơng tiện và thiết kế các biện pháp phù hợp cho hoạt động dạy học để có kết quả tốt nhất.
Thứ nhất, giáo viên nghiên cứu nội dung dạy học. Xác định đúng nội
dung dạy học sẽ giúp giáo viên xác định đƣợc những tri thức cơ bản, trọng tâm của bài giảng mà hoc sinh cần nắm đƣợc với các mức độ tri thức phải biết, cần biết và có thể biết. Từ đó hƣớng dẫn cho học sinh tự học có hiệu quả.
Thứ hai, giáo viên nghiên cứu đối tượng của quá trình dạy học . Khi
hiểu rõ đối tƣợng dạy học của mình giữa lớp nhận thức chậm và lớp nhận thức nhanh giáo viên sẽ xác định đƣợc khả năng, trình độ và năng lực nhận thức của các em,
- Xác định nội dung dạy học và trọng tâm kiến thức của bài
Xác định nội dung dạy học là yếu tố rất quan trọng của quá trình dạy học. Cùng với phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học, nội dung dạy học sẽ dẫn ngƣời học đến mục tiêu cần đạt đƣợc của môn học.
- Xác định phương pháp, phương tiện và tài liệu
Trong tiến trình dạy học bộ môn, phải căn cứ vào nội dung của từng phần, từng bài, từng đơn vị kiến thức để lựa chọn phƣơng pháp, phƣơng tiện, tài liệu thích hợp.
22
●Các bước thiết kế bài giảng
Để thiết kế bài học theo phƣơng pháp tự học cho học sinh, tác giả tiến hành theo quy trình gồm 3 giai đoạn sau:
* Giai đoạn I: Trƣớc khi giảng bài mới một tuần GV giới thiệu sách giáo
khoa, tài liệu liên quan môn học, giao những nội dung cho HS tự đọc, tự nghiên cứu, tự giải quyết theo cách của mình. Nội dung chu n bị có thể chung cho cả lớp, cho từng nhóm, từng cá nhân, nhƣng cơ bản là giao cho từng nhóm nhỏ HS với những đơn vị tri thức phù hợp. Cụ thể, ngƣời GV phải:
- Thiết kế nội dung bài học cho HS tự học, nội dung đó bao gồm lý thuyết và bài tập.
- Cung cấp các nguồn tài liệu cần thiết cho bài tập, yêu cầu, hƣớng dẫn HS tự đọc, tự nghiên cứu, tự làm bài tập.
Cuối cùng GV phải nêu rõ yêu cầu của mình đối với HS, HS phải làm gì, làm theo nhóm hay làm cá nhân, có thể đến nhờ GV hoặc bạn bè giúp đỡ hay không… và khi nào phải hoàn thành bài tập. Lúc này giai đoạn I đã hoàn tất.
* Giai đoạn II: Giai đoạn lên lớp
Giờ lên lớp: Đƣợc tiến hành theo các hoạt động với từng việc cụ thể cho mỗi hoạt động nhƣ sau:
Thứ 1: Giới thiệu nội dung bài học.
Thứ 2: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ học tập.
Việc thực hiện các nhiệm vụ học tập đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp tự học trong giờ thảo luận bao gồm các hoạt động sau:
- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
Một là: GV tổ chức lớp thành các nhóm học tập có nhóm trƣởng và
có thể có cả thƣ ký (nên luân phiên nhau) điều khiển thảo luận.
Hai là:Thảo luận nhóm. Yêu cầu cá nhân tranh luận, thảo luận.
23
- Hoạt động 2: Báo cáo kết quả và tranh luận giữa các nhóm.
Một là: Các nhóm trƣởng lần lƣợt lên trình bày kết quả làm việc của nhóm. Hai là: ý kiến tranh luận của các cá nhân xung quanh các báo cáo.
- Hoạt động 3: GV tổng kết, rút ra kết luận.
Một là: GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm, nhận xét và
giải đáp những ý kiến thắc mắc của cá nhân, phân xử những ý kiến đối lập. GV phải chu n bị kiến thức sẵn sàng để đánh giá và giải đáp những ý kiến của HS . Qua đó GV cũng kiểm tra đƣợc việc HS lĩnh hội đƣợc bao nhiêu kiến thức .
Hai là: GV tổng kết, kết luận những vấn đề chủ yếu, trọng tâm của bài học.
- Hoạt động 4: GV giới thiệu nội dung học tập tiếp theo.
Cuối giờ lên lớp GV dành thời gian khoảng 5 phút để củng cố bài học bằng cách đƣa ra một số câu hỏi đánh giá việc thực hiện nội dung học tập trên (có thể tiến hành đánh giá ngay sau mỗi nội dung học tập vào cuối hoạt động 3). Sau đó GV giới thiệu bài học mới của tiết sau và giới thiệu, yêu cầu, hƣớng dẫn HS đọc SGK, tài liệu có liên quan..
2.1.2. Quy trình thực hiện bài giảng trên lớp
* Bước tiến hành thảo luận:
- Mở đầu thảo luận GV thông báo chủ đề thảo luận, xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ và quy trình, thủ tục thảo luận.
- Trong quá trình thảo luận GV phải yêu cầu có sự tham gia của tất cả HS, GV nên làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến khi HS thảo luận. Không cắt ngang lời HS, không phản ứng nếu câu trả lời không đúng với ý mình. Để tạo hứng thú và không khí tự do, cởi mở, sôi nổi trong buổi thảo luận, GV có thể đƣa ra những câu hỏi, nêu ra cách thảo luận hoặc biểu thị sự hài lòng, thích thú với những câu trả lời, bình luận chính xác của HS. Nếu một số HS cố tình đƣa ra những thông tin ngoài lề, những sự kiện không thích hợp hoặc hỏi những câu hỏi ngờ nghệch…GV nên có ý kiến
24
hƣớng các em vào trọng tâm của vấn đề cần thảo luận, giúp các em nhận thức đƣợc sự không phù hợp của những hành động đó mà không làm ảnh hƣởng đến cảm xúc của HS. Khi thảo luận, GV cần chú ý lắng nghe và ghi chép lại những điểm cơ bản của mỗi ý kiến phát biểu để trên cơ sở đó đƣa ra những kết luận chính, vạch ra ƣu, khuyết điểm, đồng thời có thể nêu thêm những vấn đề nảy sinh trong thảo luận để HS tiếp tục suy nghĩ. Khi thấy phần lớn HS đã trao đổi hết ý kiến GV nên kết thúc thảo luận và tiến hành tổng kết.
* Bước kết luận buổi thảo luận:
Buổi thảo luận đƣợc kết thúc bằng lời kết luận của GV. GV sẽ phải tập trung đánh giá vào những vấn đề sau:
Công việc chu n bị cho buổi thảo luận của các tổ các nhóm đạt đến mức độ nào; sự phối hợp của các thành viên trong nhóm, tổ khi tham gia thảo luận; những nội dung mới đƣợc làm sáng tỏ trong buổi luận, nhƣ vậy đã đạt đƣợc mục đích, yêu cầu đặt ra chƣa….
GV nêu một cách có hệ thống những ý kiến của HS. Đánh giá những ý kiến đó và bổ sung thêm những nội dung cần thiết. Nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của HS trong giờ thảo luận, có khen và chê đúng mực.
Nhƣ vậy, thảo luận có các chức năng dạy học, giáo dục, đặc biệt là chức năng kiểm tra, tự kiểm tra.
2.1.3. Quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS nhƣ sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra.
Khi thiết kế bài kiểm tra cho các em, GV cần sử dụng nhiều loại câu hỏi để đạt mục tiêu giáo dục khác nhau, để đo đƣợc mức độ nhận thức của học sinh từ đó sẽ góp phần tạo nên thành công cho việc dạy và học bộ môn.
Bước 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi cần kiểm tra, đưa ra đáp án, biểu điểm đánh giá.
25
Để đảm bảo công bằng, khách quan kết quả học tập cho các em, trong quy trình kiểm tra cần đƣợc bổ sung các hình thức đánh giá khác nhau nhƣ: vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm…
Bước 3: Tổ chức kiểm tra.
Cần tuân thủ đúng quy chế, nghiêm túc, trung thực trong việc tổ chức kiểm tra của học sinh. Có nhƣ vậy mới đảm bảo công bằng và gây hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn.
Bước 4: Chấm bài theo quy định, xác định tiêu chí và tuân thủ các biểu điểm đã đề ra.
Trong quá trình chấm bài kiểm tra, GV cần thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra, tuân thủ và tôn trọng tính khách quan để đánh giá chính xác về quá trình dạy học.
Bước 5: Tổng hợp kết quả, phân tích số liệu, rút kinh nghiệm sau kiểm tra.
Khi có kết quả kiểm tra, giáo viên cần tập hợp kết quả và phân tích số liệu để biết đƣợc các tỉ lệ phần trăm số học sinh đạt loại giỏi, khá, trung bình, yếu kém.
Việc kiểm tra đánh giá là một khâu vô cùng quan trọng trong việc vận dụng