Tổ chức thực hiện cấp GCN trên địa bàn huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 66)

3.3.1.1. Đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ

Các quy định của Nhà nước về công tác cấp có sự thay đổi cơ bản do thực hiện Luật Đất đai 2003 và Luật số 38/ 2009/ QH 12; đi kèm đó là các Nghịđịnh của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật thường xuyên được đưa ra nhằm tháo gỡ khó khăn cho công tác này, như: Nghị định 181/2004/NĐ – CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghịđịnh 88/2009/NĐ-CP, theo đó UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành các văn bản hướng dẫn: Quyết định 23/2005/QĐ-UB ngày 18/12//2005 của UBND thành phố Hà Nội, Quyết định số 23/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 9/5/2008 “về việc ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận QSD đất cùng với quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hà Nội” ; Quyết định số 117/2009/QĐ-UBND ngày 1/12/2009 của UBND Thành phố Hà Nội “ về việc ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cưở nước ngoài, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam trên địa bàn thành phố Hà Nội ” ; Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 24/4/2013 của UBND Thành phố Hà Nội “ về việc ban hành quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cưở nước ngoài, cá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 58

nhân nước ngoài trên địa bàn thành phố Hà Nội ”cùng với các văn bản hướng dẫn khác.

Cơ bản phải hoàn thành công tác cấp GCN theo chỉ thị của Chính phủ và UBND thành Phố Hà Nội.

Công tác cấp GCN hiện đang đi vào giai đoạn cuối, số hồ sơ còn lại là những trường hợp rất khó khăn, phức tạp, mất nhiều thời gian công sức cho việc chuẩn bị hồ sơ xét duyệt, thẩm định, trình cấp giấy chứng nhận.

3.3.1.2. Công tác tổ chức thực hiện

Căn cứ vào đặc điểm tình hình trên và các chỉ tiêu kế hoạch do UBND thành phố Hà Nội giao, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm đã tham mưu cho UBND huyện Gia Lâm xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện công tác GCN trên địa bàn huyện Gia Lâm.

- Phấn đấu hoàn thành việc phân loại và xét duyệt toàn bộ hồ sơ nhân dân đã kê khai đăng ký để toàn dân được biết, thực hiện.

- Hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch mà UBND thành phố Hà Nội giao.

- Từng bước tuyên truyền, hướng dẫn cho nhân dân về trình tự, thủ tục thực hiện lập hồ sơđề nghịđược cấp Giấy chứng nhận theo Luật Đất đai 2003.

- Để thực hiện kế hoạch do UBND huyện đề ra Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm đã xây dựng các biểu mẫu, văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho Hội đồng đăng ký, xét duyệt hồ sơ cấp giấy chứng nhận của các xã, thị trấn, thường xuyên giao ban cán bộ địa chính xã, thị trấn để hướng dẫn chuyên môn, giải quyết các vướng mắc, tổ chức các đoàn kiểm tra của huyện để kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn cho các phường thực hiện.

- Kiện toàn bộ máy tham mưu cho Phòng Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện trong công tác cấp GCN theo quy định của Luật Đất đai 2003 là thành lập Văn phòng đăng ký đất và nhà hoạt động có hiệu quả.

3.3.1.3. Quy định chung về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 59

* Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân đối với trường hợp hợp thức quyền sử dụng đất.

a. Yêu cầu

Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu xin cấp GCN QSDĐ nộp bộ hồ sơ gồm: Đơn xin cấp GCN QSDĐ theo mẫu số 04/ĐK và giấy tờ về quyền sử dụng đất hợp pháp tại UBND xã, thị trấn nơi có đất hoặc người dân có thể nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

b. Tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

- Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ xin cấp GCN QSDĐ tại UBND xã, thị trấn nơi có đất.

- Cán bộ địa chính tiếp nhận hồ sơ - UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra và xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, xác định nguồn gốc, thời điểm, sự phù hợp với quy hoạch hay không, đủđiều kiện hay không, sau đó thì công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện hay không đủ điều kiện để lấy ý kiến của khu dân cư. Nếu không có ý kiến gì hoặc có ý kiến thì phải tổng hợp để xem xét sau đó nộp hồ sơđến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, bộ phận này sau khi đã kiểm tra hồ sơ đúng và đủ, vào sổ tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận và bàn giao hồ sơ cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.

c. Thẩm định, kiểm tra hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp GCN QSDĐ xã, thị trấn nộp qua bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện, đồng thời kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn xin cấp GCN QSDĐ đối với trường hợp đủ điều kiện và ghi ý kiến với trường hợp không đủ điều kiện. Với trường hợp đủ điều kiện làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất, trích sao hồ sơ địa chính, sau đó gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Sau khi hồ sơđầy đủ hợp lệ thì tổ chức in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 60

Sau khi đã kiểm tra hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận của các hộ gia đình, cá nhân, trình lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện ra quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

đ. Ban hành.

Sau khi trình ký xong, chuyên viên Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất vào sổ theo dõi cấp GCN QSDĐ sau đó chuyển quyết định cấp GCN QSDĐ cho cán bộ tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện nơi mà hộ gia đình, cá nhân (hoặc cán bộ địa chính đối với các xã, thị trấn thực hiện chế độ 1 cửa liên thông) nộp hồ sơ xin cấp GCN QSDĐ.

* Toàn bộ thời gian thực hiện việc cấp GCN QSDĐ là:40 ngày làm việc.

Lưu trữ hồ sơ

- Một bộ hồ sơđầy đủ và bìa trắng (đối với quy định mới thì lưu bản là bản sao in GCN QSDĐ) được lưu giữ vĩnh viễn tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

- Một bộ hồ sơ đầy đủ trừ bản trắng GCN QSDĐ được lưu trữ vĩnh viễn tại UBND xã;

- Một bộ hồ sơ và phiếu chuyển thông tin xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất được lưu trữ vĩnh viễn tại Chi cục Thuế huyện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61

Hình 3.2: Quy trình đăng ký lần đầu và cấp giấy chứng nhận

Tiếp nhận hồ sơ và lập

phiếu hẹn công dân

Trả lại hoặc yêu cầu công dân bổ sung

Kiểm tra hồ sơ và xác nhận nghĩa vụ tài chính, in, vẽ bản thảo GCN

Xem xét, phê duyệt

Chuyển cán bộ thẩm định của phòng Tài nguyên và Môi trường

thẩm định Công việc Trách nhiệm Cán bộ tiếp nhận hồ sơ VP ĐKĐ&N Cán bộ thụ lý hồ sơ VP ĐKĐ&N Cán bộ thụ lý hồ sơ VP ĐKĐ&N LĐ VP ĐKĐ&N Ra thông báo bằng Văn bản Ký vào bản thảo GCN, dự thảo tờ trình và Quyết định cấp GCN Cán bộ thẩm định hồ sơ của Phòng TN&MT Phê duyệt bản thảo GCN và tờ trình Lãnh đạo Phòng TN&MT Ký GCN Lãnh đạo UBND huyện Vào sổ cấp GCN, bàn giao GCN và hồ sơ cho cán bộ thụ lý của Văn phòng đăng ký đất và nhà Thông báo kết quả cho công dân

Thực hiện nghĩa vụ tài chính để hoàn thành nghĩa vụ tài chính tại

VP ĐKĐ&N

Trả GCN cho công dân sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính; trả bộ hồ sơ về phòng TN&MT Lưu hồ sơ Cán bộ thẩm định hồ sơ của Phòng TN&MT Cán bộ thụ lý hồ sơ VP ĐKĐ&N Công dân Cán bộ tiếp nhận hồsơ VP ĐKĐ&N Cán bộ thụ lý Phòng TN&MT Sổ bàn giao Giấy chứng nhận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

* Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở, gồm có:

- Quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở; - Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở;

- Biên bản bàn giao ranh giới, mốc giới thửa đất trúng đấu giá ngoài thực địa;

- Chứng từđã thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ởđược quy định như sau: - Tổ chức được giao nhiệm vụ đấu giá quyền sử dụng đất phải thực hiện đúng kế hoạch đấu giá được duyệt, chủ trì phối hợp với các cơ quan quản lý đất đai và người trúng đấu giá tiến hành các thủ tục bàn giao đất và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người trúng thầu đấu giá quyền sử dụng đất.

- Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức đấu giá, không quá 15 ngày làm việc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất phải trình phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người đã trúng đấu giá. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc các cơ quan có trách nhiệm phải trả lời bằng văn bản cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất biết rõ lý do.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

Hình 3.3: Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với người trúng đấu giá quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 66)