- Tình hình quản lý đất đai - Tình hình biến động đất đai - Hiện trạng sử dụng đất đến 2013
2.2.3. gắn liền với đất trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35
* Đặc điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ * Công tác tổ chức thực hiện
* Quy định chung về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận tại huyện Gia Lâm
- Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân đối với trường hợp hợp thức quyền sử dụng đất.
- Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất ở.
- Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân được giao đất và thuê đất.
2.2.3.2 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Gia Lâm
- Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp của huyện Gia Lâm
- Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phi nông nghiệp của huyện Gia Lâm
+ Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
+ Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyên dùng cho các tổ chức đóng trên địa bàn huyện.
2.2.3.3. Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Gia Lâm
- Ý kiến đánh giá của cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đất đai về thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (bao gồm cán bộ địa chính cấp xã và cán bộ làm việc tại phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Gia Lâm)
- Ý kiến đánh giá của người dân về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gồm các hộ gia đình và các tổ chức cá nhân)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36
- Ý kiến đánh giá của cán bộ địa phương (UBND, Hộ nông dân, Mặt trận tổ quốc; Hội Phụ nữ; cán bộđịa chính xã) về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
2.2.2.4 Đánh giá chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Gia Lâm
a) Những ưu điểm
b) Những tồn tại và khó khăn c) Nguyên nhân
2.2.3. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
- Phương hướng, mục tiêu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Gia Lâm.
- Những giải pháp chủ yếu thúc đẩy việc cấp giấy chứng nhận.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Gia Lâm có 20 xã và 2 thị trấn. Do điều kiện thời gian có hạn, tác giả luận văn chọn 3 đơn vị điển hình là thị trấn Trâu Quỳ, xã Đặng Xá và xã Kiêu Kỵ để điều tra, thu thập chi tiết. Ở đây, thị trấn Trâu Quỳ đại diện cho khu vực trung tâm có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, xã Đặng Xá là khu vực có sựđô thị hóa diễn ra nhanh chóng và xã Kiêu Kỵ là đại diện điển hình cho các xã còn lại của huyện Gia Lâm.
2.3.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
* Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập, xử lý số liệu có sẵn tại các cơ quan (Phòng Tài nguyên và Môi trường, các phòng có liên quan như Phòng Kinh tế phát triển nông thôn, Phòng Thống kê, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất…..).
* Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Được thu thập qua phương pháp điều tra ngoại nghiệp và khảo sát thực tế. Khảo sát thực tế nhằm kiểm chứng các thông tin, số liệu đã thu thập được từđiều tra nội nghiệp; phỏng vấn trực tiếp 41
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý đất đai và 35 cán bộ làm việc tại địa phương, điều tra phỏng vấn 138 hộ gia đình cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.3.3. Phương pháp thống kê, tổng hợp
Số liệu khi đã được thu thập, được tiến hành thống kê và tổng hợp một cách khoa học theo những luận điểm cần đánh giá, tạo cơ sởđể thực hiện các khâu tiếp theo.
2.3.4. Phương pháp phân tích, so sánh
Sau khi thu thập và điều tra các thông tin cần thiết trên cơ sở đã kiểm tra ở khía cạnh đầy đủ, chính xác, tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá và rút ra các kết luận cần thiết.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Đây là khâu quan trọng và là khâu cuối cùng để tạo nên kết quả nghiên cứu. Nó đòi hỏi chúng ta kinh nghiệm xử lý số liệu nhằm đạt được kết quả nghiên cứu có chiều sâu và chính xác. Luận văn sử dụng phầm mềm văn phòng Excel và một số phần mềm hỗ trợ khác để thể hiện các kết quả nghiên cứu.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Gia Lâm
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Gia Lâm là một huyện ngoại thành nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố Hà Nội, cách thành phố Hà Nội khoảng 13 km. Hệ thống giao thông của huyện rất phát triển, được quy hoạch rất thuận tiện cho việc phát triển công nghiệp và các cụm kinh tế tổng hợp, giải trí công cộng phục vụ nội địa và quốc tế, ngoài ra việc thông thương với các tỉnh lân cận rất thuận lợi như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, qua cầu Thanh Trì đi Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình... Đó là điều kiện thuận lợi để cho huyện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá các loại cây trồng vật nuôi.
- Phía Bắc giáp quận Long Biên, huyện Đông Anh và tỉnh Bắc Ninh. - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Hưng Yên.
- Phía Tây giáp quận Long Biên và quận Hoàng Mai. - Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên.
Theo thống kê năm 2013, huyện Gia Lâm có tổng diện tích tự nhiên 11.472,99 ha, vị trí địa lý thuận lợi để giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các tỉnh khác trong cả nước. Trước đây, Gia Lâm bị ngăn cách với các quận nội thành cũ của Hà Nội bởi sông Hồng, nhưng đến nay huyện đã được trực tiếp nối với nội thành Hà Nội bằng cây cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, tạo nên lợi thế lớn trong việc giao lưu kinh tế, chính trị với khu vực trung tâm, nhất là các sản phẩm hàng hóa từ nông nghiệp được tiêu thụ qua các siêu thị bằng các hợp đồng cung cấp rau quả sạch.
3.1.1.2 Địa hình
Gia Lâm nằm ở vùng châu thổ sông Hồng, địa hình khá bằng phẳng, thấp dần từ Tây Bắc qua Đông Bắc xuống Đông Nam theo hướng của dòng chảy sông Hồng.
Tuy vậy, các vùng tiểu địa hình của huyện cũng khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 39
khu công nghiệp, công trình dân dụng đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện.
3.1.1.3 Khí hậu
Khí hậu của huyện mang đặc trưng sắc thái của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời kỳđầu thường hanh khô nhưng đến nửa cuối đông thường ẩm ướt.
Nhiệt độ trong khu vực khá cao tương đương với nhiệt độ chung của thành phố. Nhiệt độ trung bình năm là 230C, biên độ nhiệt trong năm khoảng 12-130C, biên độ dao động nhiệt độ ngày và đêm khoảng 6-70C.
Độ ẩm bình quân hàng năm khoảng 82%, lượng mưa trung bình khoảng 1400-1600mm.
3.1.1.4 Thủy văn
Chếđộ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống sông Hồng, sông Đuống và sông Cầu Bây:
Sông Hồng: Lưu lượng nước trung bình qua nhiều năm gần đây là: 2.710m3/s, mực nước mùa lũ thường cao 9-12m, nhưng trong vụ đông xuân việc khai thác nước phục vụ sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào mực nước sông Hồng, do tích trữ nước cho phát điện ở hồ Hòa Bình.
Sông Đuống: Mực nước lũ lớn nhất tại Thượng Cát trên sông năm 1971 là 13,68m, tỷ lệ phần nước sông Hồng vào sông Đuống chỉđạt 30%.
Sông Cầu Bây: Chủ yếu là tiêu nước vào mùa mưa, ngoài ra còn cung cấp nước tưới cho các xã phía nam của huyện Gia Lâm.
Nhìn chung khí hậu thuỷ văn của huyện Gia Lâm có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cho phép nông nghiệp có thể gieo trồng nhiều mùa vụ trong năm với nhiều loại cây trồng phong phú đa dạng cho chất lượng và giá trị kinh tế cao. Ngoài ra cũng thuận lợi cho phát triển cơ sở hạ tầng, vận chuyển hàng hoá và thăm quan du lịch.
3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên a- Tài nguyên đất
Đất đai của huyện Gia Lâm khá phì nhiêu và địa hình bằng phẳng với 4 loại đất chính:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 40
- Đất phù sa được bồi hàng năm.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm không glây. - Đất phù sa không được bồi hàng năm có glây.
- Đất phù sa không được bồi hàng năm có ảnh hưởng của vỡđê năm 1971.
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, đến nay huyện Gia Lâm được phân thành tiểu vùng kinh tế sinh thái:
* Tiểu vùng I: bao gồm khu vực trung tâm và khu vực Nam Sông Đuống
- Khu vực trung tâm bao gồm 6 đơn vị hành chính: xã Đa Tốn, xã Đặng Xá, xã Kiêu Kỵ, xã Cổ Bi, xã Dương Xá và thị trấn Trâu Quỳ. Mật độ dân cư của tiểu vùng khoảng 1904 người/km2, đất nông nghiệp bình quân 860 m2/khẩu nông nghiệp. Địa hình bằng phẳng, hơi trũng, cốt đất trung bình 3,5-4m. Đất chủ yếu là đất phù sa cũ không được bồi hàng năm có glây. Đây là tiểu vùng kinh tế phát triển, thâm canh lúa, sản xuất giống cây ăn quả và chăn nuôi lợn. Đặc biệt khu vực thị trấn Trâu Quỳ, học viện nông nghiệp Việt Nam là nơi cung cấp các giống cây ăn quả có chất lượng cao cho huyện và các tỉnh phía Bắc. Đây cũng là vùng trung tâm huyện có tốc độ đô thị hoá cao.
- Khu vực Nam Sông Đuống gồm 4 đơn vị hành chính trực thuộc: xã Dương Quang, xã Kim Sơn, xã Phú Thị, xã Lệ Chi. Mật độ dân số trung bình khoảng 1623 người/km2, bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là 662m2/khẩu, địa hình tương đối cao và thoát nước. Tiểu vùng có các loại đất chính là: đất phù sa cổ không được bồi hàng năm, đất phù sa cổ bị glây. Hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn là chính, sản phẩm chủ yếu của vùng là lúa, ngô và rau màu. Vùng có tiềm năng phát triển cây ăn quả theo hướng tập trung. Sản xuất công nghiệp đang hình thành và phát triển với cụm công nghiệp Phú Thị và Hapro-Lệ Chi.
* Tiểu vùng 2
Tiểu vùng 2 hay tiểu vùng khu sông Hồng bao gồm 4 đơn vị hành chính trực thuộc: Xã Đông Dư, xã Bát Tràng, xã Kim Lan, xã Văn Đức.
Mật độ dân cư trung bình khoảng 1660 người/km2, bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là 571m2. Địa hình tương đối thấp. Các loại đất bao gồm: đất phù sa cổ không được bồi hàng năm có glây, đất phù sa được bồi hàng năm và ít
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 41
được bồi hàng năm của đồng bằng sông Hồng. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là rau, hoa màu, lợn, bò. Sản phẩm tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng gốm sứ Bát Tràng. Xã Bát Tràng đang phát triển nhanh theo xu hướng hình thành thị trấn.
* Tiểu vùng 3
Tiểu vùng 3 hay tiểu vùng Bắc Đuống gồm 8 đơn vị hành chính trực thuộc: xã Yên Thường, xã Yên Viên, xã Dương Hà, xã Đình Xuyên, xã Trung Màu, xã Phù Đổng, thị trấn Yên Viên, xã Ninh Hiệp.
Mật độ dân số trung bình là 2191 người/km2, là khu vực tập trung đông dân cư nhất của huyện, bình quân đất nông nghiệp/khẩu nông nghiệp là 403m2/ khẩu. Địa hình tương đối cao và dễ thoát nước, thấp dần về phía Ninh Hiệp và Trung Màu. Tiểu vùng có các loại đất chính là: đất phù sa cổ không được bồi hàng năm, đất phù sa cổ bị glây, đất phù sa khác. Cơ cấu kinh tế của tiểu vùng khá đa dạng: trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề và dịch vụ, các sản phẩm nông nghiệp: lúa, rau, cá, bò thịt, bò sữa. Trên địa bàn có chợ Nành- chợ vải Ninh Hiệp lớn nhất về quy mô giao dịch buôn bán vải của Miền Bắc nước ta, là nguồn thu thuế lớn cho ngân sách Nhà nước.
b- Tài nguyên nước
Gia Lâm là nơi có 2 con sông lớn chảy qua: Sông Hồng và sông Đuống, nguồn nước dồi dào đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụđời sống.
Trữ lượng nước khá lớn, nguồn chính để hình thành trữ lượng nước khai thác là nước sông Hồng và sông Đuống.
Nước ngầm của huyện Gia Lâm được hình thành chủ yếu do nước mưa, nước trên mặt ruộng ngấm xuống, được hình thành ở độ sâu từ 2,0-22,5m. Qua số liệu phân tích về các thành phần lý hoá của các cơ sở khai thác nước trong huyện Gia Lâm cho thấy chất lượng nước ngầm (nước thô) đảm bảo 2 chỉ tiêu sắt và mangan đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho sinh hoạt và sản xuất.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Cùng với sự phát triển của thành phố Hà Nội, huyện Gia Lâm có những bước phát triển mạnh mẽ nền kinh tế. Tốc độ kinh tế liên tục tãng, thu nhập và đời sống
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42
nhân dân được cải thiện, cõ sở hạ tầng được đầu tý phát triển. Kết quảđược thể hiện trong bảng 3.1
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Năm 2013, tốc độ phát triển kinh tếđạt mức khá đạt 9,22%. Trong các ngành kinh tế, dịch vụđạt tốc độ tãng trýởng cao (14,6%), ngành nông nghiệp giữ tốc độ phát triển ở mức ổn định đạt 2,48%, ngành công nghiệp – xây dựng tăng 9,03% [31].
Tổng giá trị sản xuất (theo giá so sánh) liên tục tãng từ 1867,780 tỷđồng vào năm 2011 lên 2280,139 tỷ đồng vào năm 2013. Trong đó ngành công nghiệp có sự tãng nhanh từ 1063,320 tỷđồng vào năm 2011 lên 1296,012 tỷđồng vào năm 2013. Dịch vụ tãng từ 538,660 tỷđồng năm 2011 lên 720,706 tỷđồng năm 2013
Bảng 3.1. Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1.Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh) Tỷđồng 1867,780 2087,629 2280,139