Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 38)

và tài sn khác gn lin vi đất giai đon t 2010 đến 2013

1.3.3.1 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên phạm vi cả nước

Công tác cấp GCN được đẩy mạnh hơn; đến năm 2013 có 13 tỉnh cấp giấy chứng nhận đạt trên 90% diện tích cần cấp đổi với các loại đất chính (đất sản xuất nông nghiệp, đất ở nông thôn và đất ởđô thị), 14 tỉnh đạt từ 80% đến 90%, 10 tỉnh đạt từ 70% đến 80%; 27 tỉnh còn lại đạt dưới 70% . (Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo Tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận của cả nước năm 2013

Tính đến tháng 12/2012, cả nước đã thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính với tổng diện tích trên 25 triệu ha đất, chiếm 76% tổng diện tích cần đo đạc, trong đó tỷ lệ 1:200 là 15,30 nghìn ha; tỷ lệ 1:500 là 237,80 nghìn ha; tỷ lệ 1:1000 là 1.526 nghìn ha; tỷ lệ 1:2000 là 4443, 80 nghìn ha; tỷ lệ 1:5000 là 3.181,50 nghìn ha, tỷ lệ 1:10.000 là 15.664,90 nghìn ha. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013, Báo cáo Tình hình thực hiện cấp giấy chứng nhận của cả nước năm 2013)

Cho đến nay các địa phương trong cả nước đã cấp được 35.454.900 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích 20.387.959 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp đạt 85,2% diện tích, đất lâm nghiệp đạt 86,3%, đất nuôi trồng thủy sản đạt 83,8% diện tích cần cấp, đất ở nông thôn đạt 83,8%, đất ởđô thị đạt 64,3%, đất chuyên dùng đạt 60,5% và đất cơ sở tôn giáo đạt 82,2%. [3]

Phần lớn các địa phương đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thay thế hồ sơ địa chính dạng giấy. Trong đó, 2 tỉnh Đồng Nai và An Giang đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đến cấp xã. Nhiều tỉnh khác đã xây dựng hoàn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

thiện cơ sở dữ liệu địa chính cho một số huyện, như Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Long An, Nghệ An. [3]

Nhìn chung, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật vềđất đai; đã thực hiện được cải cách hành chính trong nhiều khâu đặc biệt là nhiều địa phương đã có kinh nghiệm để đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Có được kết quả này là do: Nhà nước đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật; thực hiện chính sách một cửa; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với lợi ích thiết thực của người dân nên được người dân ủng hộ.

Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn chậm nhất là đối với các loại đất chuyên dùng, đất ở đô thị và đất lâm nghiệp. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa triển khai thực hiện đồng bộ mà chỉ tập trung vào mấy loại đất chính, chưa thực hiện đồng bộ công tác này với lập hồ sơ địa chính. Sau khi dồn điền đổi thửa thì chưa tiến hành cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tình trạng này là do:

- Việc triển khai thi hành Luật Đất đai 2003 còn chậm. - Hệ thống pháp luật có nhiều bất cập.

- Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơđịa chính có nhiều khó khăn, phức tạp.

- Kinh phí đầu tư cho công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơđịa chính còn ít.

- Cán bộ làm công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn thiếu và trình độ còn hạn chế.

- Nhiều địa phương hiểu không đúng và không thực hiện đầy đủ các quy định của Luật đất đai 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, dẫn tới vận dụng không đúng quy định khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Một sốđịa phương chưa ban hành đầy đủ các quy định cụ thể hoá pháp luật vềđất đai liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhất là quy định về thời gian giải quyết thủ tục hành chính ở từng khâu công việc như thẩm định hồ sơ, xác định nghĩa vụ tài chính.[3]

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

1.3.3.2 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở thành phố Hà Nội.

Thành phố Hà Nội có tầm quan trọng, có vị thếđặc biệt so với các tỉnh/thành cả nước. Nghị quyết 15/NQ-TW, ngày 15/12/2008 của Bộ Chính trị đã xác định "Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế".

Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng đồng bằng sông Hồng gồm 12 quận, 1 thị xã, 17 huyện và 584 đơn vị hành chính cấp xã – gồm 386 xã, 177 phường và 21 thị trấn. với tổng diện tích tự nhiên là 332.889 ha (số liệu tổng kiểm kê năm 2011); dân số 6.699.600 người (2011), mật độ dân số trung bình 2.013 người/km2. (Cục Thống kê Hà Nội, 2013)

Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của thành phố Hà Nội như sau:

- Đất nông nghiệp: có diện tích là 188.365 ha, chiếm 56,58% diện tích tự nhiên, bình quân diện tích đất nông nghiệp cho một khẩu ở khu vực nông thôn là 355 m2. Đất trồng lúa 114.780 ha, chiếm 60,93% diện tích đất nông nghiệp; đất trồng cây lâu năm 15.892 ha, chiếm 8,44% diện tích đất nông nghiệp; đất lâm nghiệp có 24.258 ha, chiếm 12,88% diện tích đất nông nghiệp; đất nuôi trồng thủy sản có diện tích là 10.710 ha, chiếm 5,69%; đất nông nghiệp còn lại gồm: đất trồng cây hàng năm khác và đất nông nghiệp khác có diện tích 22.725 ha chiếm 12,06% diện tích đất nông nghiệp.

- Đất phi nông nghiệp: Thành phố có 135.193 ha đất phi nông nghiệp, chiếm 40,61% diện tích tự nhiên. Trong đó gồm các loại đất sau: Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có diện tích 1.908 ha, chiếm 1,41% diện tích đất phi nông nghiệp; đất quốc phòng có diện tích 8.453 ha, chiếm 6,25% diện tích đất phi nông nghiệp; đất an ninh có diện tích 372 ha, chiếm 0,28% diện tích đất phi nông nghiệp; đất khu công nghiệp có diện tích 4.318 ha, chiếm 3,19% diện tích đất phi nông nghiệp; đất cho hoạt động khoáng sản có diện tích 400 ha, chiếm 0,30% diện tích đất phi nông nghiệp; đất di tích, danh thắng có diện tích 528 ha, chiếm 0,39% diện tích đất phi nông nghiệp; đất xử lý, chôn lấp chất thải có diện tích 312 ha,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32

chiếm 0,23% diện tích phi nông nghiệp; đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích 836 ha, chiếm 0,62% diện tích đất phi nông nghiệp; đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 2.848 ha, chiếm 2,11% diện tích đất phi nông nghiệp; đất phát triển hạ tầng có diện tích 45.493 ha, chiếm 33,65% diện tích đất phi nông nghiệp; đất ở có diện tích 35.779 ha, chiếm 26,47% diện tích đất phi nông nghiệp và đất phi nông nghiệp còn lại như: đất cơ sở sản xuất kinh doanh, đất sông suối mặt nước chuyên dùng, đất phi nông nghiệp khác có diện tích 33.946 ha, chiếm 25,11% diện tích đất phi nông nghiệp.

- Đất chưa sử dụng hiện tại còn 9.331 ha, chiếm 2,80% diện tích tự nhiên. Công tác cấp Giấy chứng nhận được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành phố Hà Nội, nhằm quản lý đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất, tạo điều kiện để người sử dụng đất thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, từng bước hình thành và phát triển thị trường bất động sản có sự quản lý của Nhà nước. Giấy chứng nhận là cơ sở để thiết lập hồ sơ địa chính, là công cụ để chính quyền các cấp quản lý, nắm chắc được quỹđất, đăng ký chỉnh lý biến động, đồng thời phục vụ cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.

UBND thành phốđã tập trung chỉđạo quyết liệt và tính đến thời điểm kiểm kê đất đai 01/01/2013, trên địa bàn thành phốđã cấp được [27]:

- 185.526 Giấy chứng nhận đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, đạt 96% trên tổng số hộ sử dụng đất nông nghiệp;

- 432.818 Giấy chứng nhận đất ở cho hộ gia đình, cá nhân tại khu vực đô thị và nông thôn đạt 90%;

- 86.768 Giấy chứng nhận đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã mua nhà theo Nghịđịnh 61/CP;

- 5.856 Giấy chứng nhận cho các tổ chức, đơn vị sử dụng đất.

Một số công tác quản lý nhà nước vềđất đai cũng đã được UBND thành phố Hà Nội quan tâm chỉđạo, thực hiện và cơ bản đều đã hoàn thành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

- Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện ở 3 cấp từ phường, xã, thị trấn; quận, huyện đến thành phố.

- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phốđến năm 2020.

- Công tác giao đất, cho thuê đất trên địa bàn thành phốđã thực hiện cải cách hành chính về thủ tục; hàng năm UBND thành phố đã giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các dự án phát triển đô thị với diện tích trung bình khoảng 1000 ha.

* Đánh giá chung:

- Lãnh đạo thành phố Hà Nội đã tập trung chỉđạo sát sao, tạo điều kiện đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận tại địa phương.

- Tuy nhiên, công tác cấp Giấy chứng nhận nhìn chung còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu của Thành phố và nhu cầu của người dân. Nhiều phường, xã, thị trấn còn để xảy ra tình trạng vi phạm về trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết hồ sơ, cá biệt có trường hợp vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng xấu đến công tác này của toàn Thành phố.

Nguyên nhân của tình trạng trên là:

- Về chủ quan: Lãnh đạo một số quận, huyện, phường, xã, thị trấn chưa tập trung chỉđạo, tổ chức thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận; số lượng cán bộ còn thiếu so với nhu cầu công việc của địa phương. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận chưa chặt chẽ và hiệu quả; việc hướng dẫn của các Sở, ngành cho UBND các quận, huyện, thị xã chưa hiệu quả. Cơ sở dữ liệu về địa chính còn chưa đầy đủ; việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ, xét cấp Giấy chứng nhận còn hạn chế.

- Về khách quan: các trường hợp chưa cấp Giấy chứng nhận hầu hết là các trường hợp có nguồn gốc và quá trình sử dụng đất phức tạp, không đáp ứng các yêu cầu của pháp luật để được cấp Giấy chứng nhận (có khoảng 112.000 trường hợp/191.835 trường hợp không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để được cấp Giấy chứng nhận) [27]; một số quy định của pháp luật còn bất cập, chưa phù hợp với thực tế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 38)