Theo kết quả thống kê năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện là 11472,99 ha, trong đó: đất nông nghiệp có diện tích là 6223,23 ha, chiếm 54,24% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 5072,72 ha chiếm 44,21% tổng diện tích tự nhiên và đất chưa sử dụng còn lại là 177,04 ha chiếm 1,54% tổng diện tích tự nhiên [Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm, A, 2013].
Cơ cấu và hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lâm (Bảng 3.3 và Hình 3.1).
Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Gia Lâm năm 2013
ĐVT: ha Stt Loại đất Mã Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 11472,99 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 6118,45 53,33 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5829,31 50,81 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5638,44 49,15 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3756,67 32,74
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 78,58 0,68 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1803,19 15,72
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 190,87 1,66
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 39,00 0,34
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 196,21 1,71
1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 53,93 0,47
2 Đất phi nông nghiệp PNN 5178,96 45,14
2.1 Đất ở OTC 1304,15 11,37
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2653,67 23,13
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 23,78 0,21
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 94,13 0,82
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 9,62 0,08
3 Đất chưa sử dụng CSD 175,58 1,53
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gia Lâm, A, 2013
53% 2%
45%
Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng
Hình 3.1 Cơ cấu sử dụng đất huyện Gia Lâm năm 2013
Theo kết quả kiểm kê cho thấy:
- Đất nông nghiệp là loại đất chính trong toàn bộ diện tích của huyện chiếm 54,245% diện tích tự nhiên. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm phần lớn với 95,31% tổng diện tích đất nông nghiệp. Đây là nhóm đất có ý nghĩa đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp.
- Đất phi nông nghiệp chiếm 44,21% tổng diện tích đất tự nhiên tập trung đất vào phát triển cơ hạ tầng và đáp ứng như cầu ở. Trong đó đất chuyên dùng là chủ yếu, chiếm 51,40% tổng diện tích đất phi nông nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế, diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng lên gây sức ép đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp.
- Đất chưa sử dụng với diện tích là 177,04 ha, chiếm 1,54% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất bằng chưa sử dụng là chủ yếu chiếm 100% tổng diện tích đất chýa sử dụng. Quỹđất chýa sử dụng có ý nghĩa lớn trong việc cân bằng nhu cầu sử dụng đất đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 3.2.2. Tình hình quản lý đất đai
Trước khi luật đất đai 1993 ra đời công tác quản lý đất đai chưa được chú trọng, thậm chí có lúc còn bị buông lỏng. Do đó dẫn đến tình trạng đất đai đặc biệt là đất đô thị sử dụng một cách lãng phí, kém hiệu quả, trái pháp luật…
Sau khi Luật sửa đổi bổ sung năm 1998, năm 2001, và Luật đất đai năm 2003 ra đời, dưới sự chỉ đạo của các Bộ, Ngành, UBND thành phố, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành các văn bản để chỉđạo, hướng dẫn thực hiện. Để kiện toàn tổ chức và đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý đất đai theo các quy định của Luật đất đai năm 2003. Ngày 09/03/2005, UBND Huyện ban hành Quyết định số 181/QĐ-UB về việc thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện là cơ quan tham mưu cho UBND Huyện trong công tác quản lý đất đai. Ngày 05/05/2005 UBND Huyện đã ban hành Quyết định số 23/QĐ-UB về việc thành lập Văn phòng Đăng ký đất và nhà thuộc phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện theo quy định của Luật đất đai năm 2003.
Kết quả cụ thể của việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Gia Lâm từ khi thành lập đến nay như sau:
3.2.2.1 Tình hình thực hiện các văn bản
Để thực hiện các văn bản pháp luật và thi hành pháp luật của Nhà nước các cấp, bên cạnh việc thực thi các văn bản một cách chính xác và khoa học, UBND huyện Gia Lâm đã ban hành các văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản.
Nhìn chung việc ban hành và thực hiện các văn bản về tổ chức, quản lý và sử dụng đất của huyện đúng pháp luật, thực hiện tốt.
3.2.2.2 Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Thực hiện nội dung này nhằm mục đích nắm chắc được hiện trạng quỹ đất, số lượng, giá trị các loại đất của từng thửa đất trên bản đồ. Lập bản đồđịa chính góp phần hoàn thiện hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53
Điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính là công việc hết sức quan trọng, là tiền đề của công tác quản lý đất đai. Chỉ có điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ, mới thực hiện được hình dạng, kích thước, diện tích, vị trí thửa đất. Thông qua điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ, cán bộ Địa chính các cấp hiểu và nắm được tình hình đất đai trên địa bàn mình quản lý. Mặt khác, bản đồ còn là cơ sởđể giải quyết các tranh chấp vềđất đai sau này. Công tác điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồđịa chính còn có tác dụng giúp huyện cùng các xã lập quy hoạch và kế hoạch việc phân bổ và sử dụng đất, bố trí cây trồng, điều hành sản xuất. Trước đây, UBND huyện cũng đã tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ cho các xã trên địa bàn huyện. Tuy nhiên giai đoạn này bản đồ chủ yếu là 1/1000, 1/2000. Chủ yếu là bản đồ giấy, có chất lượng và độ chính xác chưa cao [19].
Hiện nay, 22 xã, thị trấn trực thuộc huyện đã tiến hành đo đạc lại và chỉnh lý bản đồ Địa chính theo hệ toạđộ VN-2000. Với sự phấn đấu nỗ lực của các cấp các ngành trong huyện, cùng với sự chỉ đạo của Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đến nay đã đo đạc xong bản đồ Địa chính tỷ lệ 1/500. Bản đồ này được Phòng Tài nguyên và Môi trường nghiệm thu, đánh giá cao về chất lượng, thể hiện qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện [19].
Việc hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính tạo ra căn cứ pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong huyện. Tuy vẫn có hạn chế song cũng phải nói rằng công tác đo đạc, thành lập bản đồđã được UBND huyện quan tâm và tổ chức thực hiện chặt chẽ, xây dựng bản đồ với độ chính xác cao. Hầu hết các bản đồ đã được chuyển và lưu trữở dạng số, thuận lợi hơn cho công tác lưu trữ và xử lý thông tin khi có biến động vềđất đai.
* Định giá các loại đất
Định giá đất đai nhằm phát triển đô thị theo quy hoạch và kế hoạch, đảm bảo công bằng khi chuyển nhượng đất đai đô thị, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch. Định giá đất góp phần giải quyết những tranh chấp về đất đai, bồi thường thiệt hại về đất khi Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Huyện Gia Lâm đang áp dụng hình thức khung giá theo quy định tại Nghị định 188/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2004 về phương pháp xác định giá đất,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54
khung giá các loại đất và Nghịđịnh 123/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/07/2007 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 188/NĐ-CP trên cho phù hợp với thực tế trên địa bàn huyện. Cũng nhờ vậy mà huyện đã thực hiện tốt và dễ dàng hơn trong công tác quản lý đất đai, bảo đảm lợi ích chính đáng của người sử dụng đất. Nhất là trong công tác chuyển quyền sử dụng đất đô thị, thu hồi hay đền bù…
3.2.2.3 Giao đất, thu hồi đất trên địa bàn huyện
* Giao đất, cho thuê đất
Từ năm 2009 cho đến nay trên địa bàn huyện có 112 dự án được UBND thành phố quyết định giao đất, cho thuê đất thì có 51 dự án là hợp thức hoá đất đang sử dụng, giữ nguyên hiện trạng; 61 dự án được giao đất, cho thuê đất để xây dựng công trình. Các dự án sử dụng đúng mục đích, tuy nhiên thời gian thực hiện dự án còn chậm so với thời gian dự án được phê duyệt.
Hầu hết diện tích đất trên địa bàn huyện trong diện được giao là nằm trong diện tích đất cấp cho các dự án của huyện là chủ yếu, cấp cho các tổ chức.
* Công tác thu hồi đất
Việc thu hồi đất luôn được xác định là việc chấp hành các chính sách về đất đai của Nhà nước, đồng thời có ý nghĩa nhắc nhở các đơn vị, các cá nhân được giao đất sử dụng đúng mục đích, hợp lý, tiết kiệm và chống sử dụng đất lãng phí. Do vậy, việc thực hiện pháp luật về đất đai của địa bàn huyện Gia Lâm diễn ra tương đối tốt. Tuy nhiên, do phải chịu hậu quả của những năm trước đây, tình hình quản lý đất đai không chặt chẽ gây ra nhiều hiện tượng sử dụng đất sai mục đích, còn bỏ trống chưa sử dụng đến, sử dụng kém hiệu quả… đến nay huyện phải giải quyết.
3.2.2.4 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập hồ sơđịa chính, cấp giấy chứng nhận
Thực hiện Nghị định 60/CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ; Quyết định 23/QĐ-UB ngày 18/02/1995 của Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở; Kế hoạch số 36/KH-UB ngày 23/03/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thực hiện công tác xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn huyện; Văn bản 143/UB-TN&MT về việc tiếp nhận thực hiện kế hoạch 130/KH-UB và chỉđạo công tác tăng cường cấp giấy chứng nhận quyền
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55
sử dụng đất trên địa bàn huyện. Ngay sau khi thay đổi mốc giới huyện Gia Lâm đã bắt đầu triển khai việc cấp giấy chứng nhận. UBND huyện Gia Lâm đã tập trung hướng dẫn, đôn đốc các xã với tham mưu của Phòng Tài nguyên Môi trường thực hiện phân loại hồ sơ theo quy trình mới, đồng thời tiếp nhận hồ sơ còn tồn đọng trên Sở Tài nguyên và Môi trường để chuyển về huyện thực hiện cấp GCN theo thẩm quyền.
Do tính chất sử dụng đất đai của các xã trên địa bàn huyện trong những năm trước đây rất đa dạng và mức độ biến động lớn, đặc biệt khu vực nhà ở, đất ở do quản lý bị buông lỏng trong nhiều năm và rất phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề xã hội. Đồng thời, các chính sách về nhà ở, đất ở đô thị của Nhà nước thay đổi nhiều theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế - xã hội, hồ sơ quản lý nhà đất qua các thời kỳ còn thiếu, gây khó khăn, bất cập cho chính quyền các cấp và các ngành trong việc giải quyết tranh chấp vềđất đai, quản lý các thay đổi về nhà ở, đất ở… tất cả những điều đó đã gây khó khăn cho việc cấp giấy chứng nhận.
3.2.2.5 Quản lý tài chính vềđất
Công tác Quản lý tài chính được huyện quan tâm và giám sát chặt chẽ. Đây là nguồn thu chi chính của huyện và cũng thể hiện nghĩa vị tài chính của người sử dụng đất đối với việc sử dụng đất của họ. Nguồn thu tài chính về đất chủ yếu là từ thu thuế, từ việc giao đất, cho thuê đất…
3.2.2.6 Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất ở trong thị trường bất động sản
Thị trường bất động sản tại huyện Gia Lâm nói riêng và tại Hà Nội nói chung trong những năm qua diễn ra tương đối phức tạp. Vì vậy trong thời gian qua UBND huyện Gia Lâm đã có những biện pháp nhằm quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất ở một cách lành mạnh như:
- Nghiên cứu thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ởđể hỗ trợ cho người lao động có điều kiện mua nhà. Đồng thời nghiên cứu thí điểm mô hình Quỹđầu tư tín thác bất động sản để tạo thêm nguồn cung cấp vốn ngoài các tổ chức tín dụng cho thị trường bất động sản.
- Kiểm soát hiệu quả dòng vốn đầu tư vào thị trường bất động sản để chống đầu cơ, nhưng tránh gây sốc, làm đóng băng thị trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56
- Tăng cường quản lý, kiểm soát bảo đảm thị trường bất động sản, nhất là bất động sản nhà ở phát triển cân đối giữa cung và cầu, sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai, bảo đảm tính đồng bộ về hạ tầng của các khu đô thị mới.
- Đẩy mạnh các chương trình nhà ở xã hội trọng điểm nhằm bảo đảm an sinh xã hội.
- Sớm giải quyết các vướng mắc về xác định giá đất, nộp thuế thu nhập cá nhân trong kinh doanh bất động sản; tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm trong đầu tư và kinh doanh bất động sản.
3.2.2.7 Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất luôn được huyện quan tâm. Người dân được hưởng các quyền lợi trong việc sử dụng đất, phải thực hiện các quyền lợi của mình và phải đúng với pháp luật. Đồng thời người dân cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của chủ sử dụng đất theo luật đất đai.
3.2.2.8 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý vi phạm pháp luật vềđất đai
Từ năm 2003 đến nay, UBND Huyện Gia Lâm thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai cả từ hai phía: Người quản lý và người sử dụng đất. Luôn coi trọng việc thanh tra, kiểm tra theo đơn thư, khiếu tố của công dân. Kiên quyết xử lý kịp thời và nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm để giữ gìn kỷ cương, phép nước, phát huy tối đa tiềm năng đất đai, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
3.2.2.9 Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất
Trong thời gian qua UBND huyện đã chỉ đạo 3 cơ quan trên phối hợp với nhau tham mưu cho UBND huyện giải quyết tốt hơn đơn thư khiếu nại của dân. Qua phân loại đơn thư cho thấy 80% số đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩch vực đất đai là đơn phản ánh, đề nghị, dân nguyện, chủ yếu liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các chính sách thu nghĩa vụ tài chính khi cấp Giấy chứng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57
nhận quyền sử dụng đất, việc thực hiện nghĩa vụ tài chính… Nếu quan tâm giải