Lịch sử nghiên cứu ĐC, ĐCTV và xâm nhập mặn vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm khu vực ven biển tỉnh hà tĩnh và đề xuất các giải pháp bảo vệ sử dụng hợp lý (Trang 36)

6. Cơsở tài liệu và cấu trúc luận văn

1.6. Lịch sử nghiên cứu ĐC, ĐCTV và xâm nhập mặn vùng nghiên cứu

Trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh, công tác điều tra ĐCTV nói chung và NDĐ nói riêng đã được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, cụ thể như sau:

- Từ năm 1978 đến 1983, đoàn địa chất 9T đã đo vẽ lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/200.000 tờ Hà Tĩnh – Kỳ Anh, trên diện tích 6400 km2, tiến hành thí nghiệm với 34 lỗ khoan (tổng cộng 2685,5m), phân tích mẫu nước các loại 1039 mẫu, đo thủy văn 107 trạm.

- Năm 1993, Nguyễn Văn Đản và tập thể tác giả thuộc liên đoàn 2 ĐCTV đã hoàn thành chuyên khảo“Nước dưới đất các đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ”,trong đó có phần đồng bằng Hà Tĩnh.

- Năm 1994, Nguyễn Kim Ngọcđã hoàn thành báo cáo “Tài nguyên nước dưới đất vùng Bắc Trung Bộ”. Tuy vậy phần nói về Hà Tĩnh còn sơ lược.

- Từ 1985 đến 1990, Nguyễn Văn Thìn,đoàn 2F thuộc Liên đoàn 2 ĐCTV đã đo vẽ ĐTCV-ĐCCT tỷ lệ 1/50.000 vùng Can Lộc, Thạch Hà trên diện tích 540 km2. Công tác tìm kiếm thăm dò NDĐ còn ít do không có yêu cầu.

- Năm 1985,đoàn 2F đã tìm kiếm NDĐ vùng bãi Vọt trên diện tích 63 km2, với 7 lỗ khoan có tổng chiều sâu 841,4m. Kết quả cho thấy vùng này NDĐ rất khan hiếm, không thể đáp ứng yêu cầu cung cấp nước quy mô lớn.

32

- Năm 1982, ở nông trường 20-4, xí nghiệp khai thác nước ngầm thuộc Bộ nông nghiệp cũng đã tìm kiếm NDĐ trong đá vôi C-P. Kết quả đã phát hiện được nguồn nước để cấp cho ăn uống và sinh hoạt khu vực nông trường.

- Chương trình Nước sạch nông thôn (UNICEF) đã khoan hàng loạt các lỗ khoan nông lấy nước phục vụ dân cư và nông thôn ở các huyện. Khả năng khai thác ở các lỗ khoan này không lớn, một số chúng lại mặn không thể dùng để uống được.Ngoài ra trong phạm vi mỏ sắt Thạch Khê cũng đã tiến hành khối lượng lớn công tác điều tra ĐCTV phục vụ tháo khô khi khai thác mỏ.

- Năm 2007, nhóm tác giả Nguyễn Hữu Oanh, Trịnh Ngọc Kiêm, Hồ Quyết và Nguyễn Ngọc Tám thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam, Liên đoàn Địa chất thủy văn - địa chất công trình miền Bắc, Đoàn Địa chất thủy văn - Địa chất công trình 2F đã thành lập “Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra địa chất thủy văn tỉnh Hà Tĩnh”.

Ngoài ra, có một số nghiên cứu khác về điều kiện tự nhiên của tác giả Nguyễn Quang Tuấn (2013) “Cơ sở địa lí của việc sử dụng hợp lý TN thiên nhiên và bảo vệ môi trường huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh”.

- Năm 2010, Đề tài “Nghiên cứu sự lan truyền, xác định nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước trên địa bàn 2 huyện Nghi Xuân và Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường” do Quách Đức Tín chủ trì đã đề cập đến xâm nhập mặn nước ngầm của huyện Nghi Xuân.

Nghiên cứu cụ thể về XNM, hiện có Đề tài cấp Viện Hàn lâm KHCNVN “Nghiên cứu đánh giá quá trình xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước (nước mặt và nước dưới đất) phục vụ phát triển kinh tế – xã hội khu vực ven biển tỉnh Hà Tĩnh” đang triển khai thực hiện nghiên cứu.

Nhận xét chung:

Các nghiên cứu xâm nhập mặn thường được kết hợp trong các báo cáo đánh giá tài nguyên NDĐ, chủ yếu là điều tra khảo sát, xác định ranh giới mặn nhạt (TDS = 1g/l) và tính toán thời gian, tốc độ dịch chuyển ranh giới trên cơsở điều kiện ĐCTV của vùng nghiên cứu với lưu lượng khai thác yêu cầu.

Các đề tài, dự án đã thực hiện tại khu vực ven biển tỉnh Hà Tĩnh đã cho thấy bức tranh tổng quát về điều kiện địa chất và ĐCTV. Qua công tác thống kê, tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây về nước dưới đất khu vực nghiên cứu, học viên nhận thấy những vấn đề đã được thực hiện:

33

- Điều tra, khảo sát hiện trạng phân bố mặn nhạt, ranh giới mặn nhạt theo diện và chiều sâu tại một số vùng nhỏ, được lồng ghép vào các chương trình tìm kiếm nguồn nước từ nhiều năm trước.

Tuy nhiên, hiện nay hiện trạng nhiễm mặn NDĐ nói chung và nước ngầm nói riêng tại khu vực nghiên cứu đã có thay đổi.

Vì vậy, nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm khu vực ven biển Hà Tĩnh đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm góp phần nâng cao tính hiệu quả trong khai thác sử dụng tài nguyên phục vụ phát triển KT - XH của khu vực, chính vì vậy, nhất thiết cần phải nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn, đặc biệt là nghiên cứu cơ chế xâm nhập mặn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và sử dụng hợp lý tài nguyên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm khu vực ven biển tỉnh hà tĩnh và đề xuất các giải pháp bảo vệ sử dụng hợp lý (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)