Đặc điểm địa hình và quá trình địa mạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm khu vực ven biển tỉnh hà tĩnh và đề xuất các giải pháp bảo vệ sử dụng hợp lý (Trang 54)

6. Cơsở tài liệu và cấu trúc luận văn

2.1.4. Đặc điểm địa hình và quá trình địa mạo

Khu vực nghiên cứu nói riêng và tỉnh Hà Tĩnh nói chung nằm về phía Đông của dãy Trường Sơn, thuộc dải đất hẹp của vùng Bắc Trung Bộ với địa hình thấp dần từ Tây sang Đông.Càng về phía Đông, địa hình càng thấp dần kết hợp với chiều ngang hẹp.

Địa hình đồng bằng: là vùng tiếp giáp giữa đồi núi và dải ven biển, nằm hai bên đường QL8A và QL1A, bao gồm các xã giữa huyện Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh, chiếm 9,3% diện tích đất tự nhiên, có phân dị khá rõ nét theo hướng vĩ tuyến. Bề mặt đồng bằng có dạng lòng thuyền không đối xứng dải trung tâm có độ cao 2 – 5m, nâng cao dần về hai phía Đông và Tây. Vùng đồng bằng bị thu hẹp bởi sự chia cắt của những đồi núi sót và các dải đồi bát úp phân bố rải rác ra đến tận biển, bề mặt địa hình có độ dốc từ 0 - 3o

Địa hình ven biển: Lãnh thổ nghiên cứu có 137 km chiều dài đường bờ biển tạo nên hai dạng địa hình thuộc kiểu địa hình trong đới sóng vỗ bờ (0 - 6 m nước). Vùng này nằm phía Đông QL1A và chạy dọc theo bờ biển bao gồm các xã từ huyện Nghi Xuân đến đèo Ngang của huyện Kỳ Anh, chiếm 6,9% diện tích đất tự nhiên, địa hình vùng này dốc thoải từ Tây sang Đông.Độ cao tự nhiên từ + 2,00 m đến + 4,00 m, khu vực sát biển có độ cao tự nhiên từ + 1,00 m trở xuống, mức độ phân cắt sâu dưới 10 m, có nguồn gốc hỗn hợp sông - biển được phân chia thành các dạng địa hình như bề mặt tích tụ sông - biển, lòng sông và bãi bồi vùng cửa sông xen với các dạng địa hình có nguồn gốc biển như thềm biển mài mòn - tích tụ, thềm biển tích tụ, thềm tích tụ cát biển, bề mặt được gió tái tạo và địa hình dạng bãi biển (Bãi biển mài mòn - tích tụ hiện đại do tác động của sóng chiếm ưu thế; Bãi biển tích tụ - xói lở hiện đại do tác động của sóng chiếm ưu thế),các trũng được lấp đầy bởi các trầm tích đầm phá hoặc phù sa biển và hình thành các dãy đụn cát có độ cao khác nhau chạy dọc bờ biển. Khu vực địa hình này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của biển. Vì vậy, đây là khu vực có khả năng nhiệm mặn cao khi có sự thay đổi về sự cân bằng nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm khu vực ven biển tỉnh hà tĩnh và đề xuất các giải pháp bảo vệ sử dụng hợp lý (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)