Các yếu tố nhân tạo ảnh hưởng tới quá trình xâm nhập mặn nướcngầm khu vực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm khu vực ven biển tỉnh hà tĩnh và đề xuất các giải pháp bảo vệ sử dụng hợp lý (Trang 62)

6. Cơsở tài liệu và cấu trúc luận văn

2.2. Các yếu tố nhân tạo ảnh hưởng tới quá trình xâm nhập mặn nướcngầm khu vực

- Rừng trồng: Cấu trúc của rừng trồng thường đơn giản, chỉ có một tầng cây gỗ và khi tầng cây gỗ nhỏ thường có tầng cỏ hay cây bụi. Độ cao của rừng trồng tuỳ thuộc vào lứa tuổi nhưng cũng ít khi vượt quá 15 - 20 m. Các loài cây được trồng là Bạch đàn, các loại keo, thông 2 lá, phi lao.

- Hoa màu: Hoa màu được trồng trên đất có địa thế cao ở đồng bằng và trên vùng cát ẩm. Các cây trồng chủ yếu như: khoai, đậu, các loại rau, thuốc lá, lạc… Các cây màu được trồng chủ yếu vào mùa mưa.

- Lúa nước: Lúa nước có diện tích không lớn thường phân bố ở đồng bằng phù sa dọc ven biển nhưng đáng kể nhất là vùng Đức Thọ, Tp Hà Tĩnh, Cẩm Xuyên

- Cây trồng ở khu dân cư: Quanh khu dân cư trồng chủ yếu gồm các loài cây ăn quả như: dừa, mít, xoài, đu đủ, các loài cam, chanh và bưởi, chuối, na, vải, hồng xiêm, trứng cá … cùng các cây lâu năm, cây ăn quả khác. Phân bố theo các điểm dân cư.Ngoài ra, trong khu vực nghiên cứu còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển tập trung phần lớn ở các cửa sông lớn như Cửa Hội, Cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu...

2.2. Các yếu tố nhân tạo ảnh hưởng tới quá trình xâm nhập mặn nước ngầm khu vực nghiên cứu vực nghiên cứu

2.2.1.Hoạt động dân sinh

Những ảnh hưởng của các hoạt động nhân sinh đến các nguồn nước vùng ven biển Hà Tĩnh được tổng hợp như trong Bảng 2.9.

58

Bảng 2.9:Các ảnh hưởng của hoạt động nhân sinh đến nước ngầm Nhóm các hoạt

động nhân sinh

Ảnh hưởng đến nước ngầm

Yếu tố nhận biết Nguyên nhân Hậu quả

Khai thác nước (nước cấp sinh hoạt, du lịch - dịch vụ, xây dựng, tưới,...)

Biến động mực nước Hút nước Giảm trữ lượng và xâm nhập mặn

Thành phần hóa, sinh, vi trùng

Lôi cuốn chất

bẩn trên bề mặt Ô nhiễm nguồn nước

pH, TDS Biến đổi môi

trường

Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái

Các hoạt động công nghiệp và đô thị (khai khoáng, xây dựng)

Hệ số thấm Thay đổi tính cơ lý của đất đá

Phá hủy tính ổn định tầng chứa nước

Diện tích hứng nước Giảm diện tích bề mặt thấm

Giảm nguồn bổ cập cho tầng chứa ước, tăng khả năng XNM vào màu khô hạn

Hợp chất hữu cơ dễ hòa tan

Xả thải công

nghiệp Ô nhiễm nguồn nước

Các hoạt động nông nghiệp

Dư lượng thuốc trừ

sâu Phân bón

Ô nhiễm, suy thoái nguồn nước

Mực nước Xây dựng đập, hồ chứa

Thay đổi trữ lượng, giảm khả năng rửa mặn vùng hạ lưu

Hợp chất hữu cơ dễ hòa tan

Nuôi trồng thủy

hải sản Ô nhiễm nguồn nước Nguồn: [33] Vùng ven biển Hà Tĩnh có số dân là 1.238,83người, trong đó dân cư nông thôn là 1.037.763, chiếm 84,53%, thành thị là 189.910 người.Mật độ dân số trung bình là 207 người/km2. Phân bố dân cư theo đơn vị hành chính tính đến cuối năm 2013được thể hiện trong Bảng 2.10.

Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung cao ở đồng bằng phía Đông Bắc. Thành phố Hà Tĩnh có mật độ cao nhất 1.612 người/km2. Dự báo trong các năm tới dân số đô thị sẽ tăng nhanh, từ 15,47% năm 2010 lên 26,36% vào năm 2020.

Cơ sở hạ tầng về cấp nước: Trên địa bàn hiện có tổng số 13 nhà máy nước phục vụ các đô thị và vùng phụ cận, công suất nhà máy nước thiết kế lớn nhất 24.000m3/ngày đêm, công suất thiết kế bình quân thuộc các thị trấn 3.000m3/ngày đêm. Tổng công suất hiện tại là 56.500m3/ngày đêm.

59

Bảng 2.10: Dân số theo đơn vị hành chính

STT Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (người)

1 Huyện Can Lộc 302 128.884

2 Huyện Cẩm Xuyên 636 140.569

3 Huyện Đức Thọ 202 104.564

6 Huyện Kỳ Anh 1.042 173.316

7 Huyện Lộc Hà 118 79.543

8 Huyện Nghi Xuân 220 95.811

9 Huyện Thạch Hà 355 129.136

10 Thành phố Hà Tĩnh 57 92.612

11 Thị xã Hồng Lĩnh 59 36.312

Nguồn: [34] Khối lượng nước khai thác trong năm không đồng đều, lớn nhất vào mùa hè, trong khi nguồn bổ cập bị hạn chế, khiến mực nước ngầm bị hạ thấp đáng kể. Ngoài các, công trình giếng khai thác nước tập trung thì hầu hết các lỗ khoan của người dân khi khai đào và vận hành đều không theo đúng kỹ thuật, không xây dựng đới phòng hộ vệ sinh, thiếu sự kiểm duyệt và cấp phép của các cơ quan chức năng, điển hình là việc bố trí các giếng khoan sâu khai thác nước trong phạm vi cách cửa sông và bờ biển khoảng 200 – 300m đã làm hạ thấp mực nước quá mức quy định, thu hẹp thể tích chứa nước và gây nên hiện tượng xâm nhập mặn tầng chứa nước.

2.2.2.Hoạt động nông – lâm nghiệp

Khu vực nghiên cứu phát triển ngành nông lâm nghiệp chiếm ưu thế, chủng loại sản phẩm hàng năm là lúa, màu, cây lâu năm, chăn nuôi và trồng rừng. Việc khai thác, sử dụng nước để tưới tương đối lớn, chủ yếu dựa vào các công trình thủy lợi được bố trí phía thượng nguồn. Ngoài ra, nhân dân thường đào giếng lấy nước trong đất cát ở độ sâu trung bình 3 - 5m hoặc khai thác ngay tại các mạch lộ nơi sườn đá gốc để tưới cho lúa hoặc các loại cây trồng cạn trong thời kỳ hạn hán.

Mức độ ảnh hưởng của các hoạt động nông - lâm nghiệp đối với các nguồn nước là rất đáng kể. Từ việc khai thác nước tại chỗ với khối lượng lớn và không có giải pháp xử lý chất thải đã gây nên hiện tượng hạ thấp mực nước, xâm nhập mặn và nhiễm bẩn các tầng chứa nước.

60

Bảng 2.11: Danh mục hồ chứa hiện có tại khu vực nghiên cứu TT Tên công trình Địa điểm FLV (km2) W (106 m3) Diện tích (ha)

1 Cồn Tranh Nghi Xuân 3,7 1,8 80

2 Hồ Đập Bún Thạch Hà 3,2 2,6 150 3 Kẽ Gỗ Cẩm Xuyên 223 345 13.500 4 Thượng Tuy 11 18,9 1.100 5 Sụng Rác 115 124,5 4.700 6 Mạc Khê Kỳ Anh 2,5 3,5 150 7 Đá cát 11 3,5 200 8 Mộc Hương 3,7 3,5 150 9 Đập Nhõm Xỏ Hồng Lĩnh 4,5 1,2 70 Nguồn: [11, 35,36] Việc xây dựng các đập ngăn ở thượng nguồn đã tạo điều kiện cho nước biển tiến sâu vào đất liền, làm thu hẹp thể tích nước nhạt vùng cửa sông ven biển.

Bảng 2.12: Danh mục đập dâng hiện có tại khu vực nghiên cứu TT Tên công trình Địa điểm FLV (km2) W (106 m3) Diện tích (ha)

1 Đập Mũi Thiềng Nghi Xuân 8 0,35 30

2 Tràn Cửa Ải Thạch Hà 10 0,7 100

Nguồn: [11]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngầm khu vực ven biển tỉnh hà tĩnh và đề xuất các giải pháp bảo vệ sử dụng hợp lý (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)