Vai trò vị thế của vùng, khu vực trong tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông bạch đằng phục vụ phát triển kinh tế (Trang 54)

hội địa phƣơng, khu vực, cả nƣớc

Hải Phòng có một vị thế đặc biệt, nằm giáp ranh giữa lục địa và biển, giƣã đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi Đông bắc, là cửa ngõ ra biển. Đó là một điểm nút của các tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt, cảng biển và đƣờng thuỷ, hàng không. Vì thế, Hải Phòng trở thành cực phát triển của vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ và đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài quan tâm. Tài nguyên tự nhiên và nhân văn rất phong phú, đa dạng, cho phép phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nguồn lợi hải sản phong phú để phát triển đánh bắt, nuôi trồng, dịch vụ, chế biến và xuất khẩu. Tài nguyên khoáng sản cho phép phát triển mạnh công nghiệp vật liệu xây dựng. Đất đai hạn hẹp, nhƣng do vị thế tốt nên trở thành nguồn tài nguyên quý giá sử dụng cho công nghiệp, dịch vụ và thƣơng mại. Cơ sở hạ tầng sẵn có qua hơn một trăm năm đô thị hoá và nguồn nhân lực có chất lƣợng cao về kỹ thuật và kỹ năng là những thế mạnh phát triển trong thời kỳ đổi mới.

Hải Phòng nằm chuyển tiếp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và vùng ven bờ Đông bắc, có địa hình ven bờ biển khá kín sóng gió, luồng lạch sâu, rộng và nhiều bến neo đậu thuận tiện, an toàn cho tàu thuyền. Cảnh quan thiên nhiên Hải Phòng vừa phong phú và đa dạng, vừa tiêu biểu và đặc sắc. Chỉ trên địa bàn của một thành phố mà có cả núi rừng, hang động, sông hồ, đồng bằng, biển cả và hải đảo, tạo nên một bức tranh thu nhỏ của đất nƣớc. Nhiều sự kiện lịch sử quan trọng và nhiều di tích khảo cổ, văn hoá độc đáo tập trung và quy tụ tại đây. Hải Phòng có chiều sâu về lịch sử tự nhiên, có những khu đất cổ đã hàng trăm triệu năm, có những vùng đất phù sa trẻ đang hàng ngày bồi lấn ra biển. Chính vì thế, Hải Phòng có chiều sâu về lịch sử và văn hoá với những nhóm cƣ dân từ hậu kỳ đá cũ, những cộng đồng ngƣời Việt cổ cho đến các nhóm cƣ dân kinh tế mới vừa định cƣ trên đất khai hoang lấn biển.

Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú và giàu có, đặc biệt là giá trị to lớn của tài nguyên vị thế, cơ sở hạ tầng sẵn có qua hơn một trăm năm đô thị

hoá và nguồn nhân lực có chất lƣợng cao về kỹ thuật và kỹ năng, Hải Phòng đã đóng vai trò là thành phố công nghiệp, có cảng biển lớn nhất phía bắc, có các ngành kinh tế truyền thống nhƣ đóng tàu, sản xuất xi măng, thƣơng mại - dịch vụ, khai thác và chế biến hải sản và xứng đáng trở thành cực phát triển của vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc.

Thành phố biển Hải Phòng có một vị trí thuận lợi đối với phát triển kinh tế - xã hội và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh và quốc phòng. Hải Phòng chỉ cách thủ đô Hà Nội 100 km,có điều kiện giao thông thuận tiện, kể cả đƣờng thuỷ, đƣờng bộ, đƣờng sắt và hàng không. Thế giới đã có một mẫu hình quan hệ không gian giữa thủ đô chính trị nằm sâu hơn trong nội địa, và thủ đô kinh tế là một thành phố biển gần đó. Đó là quan hệ kiểu Washington - New York hay Bắc Kinh - Thƣợng Hải. Chúng ta kỳ vọng Hà Nội cùng với Hải Phòng cũng nằm trong mối quan hệ ấy.

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông bạch đằng phục vụ phát triển kinh tế (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)