Tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông bạch đằng phục vụ phát triển kinh tế (Trang 34)

Với 939 loài động thực vật đã đƣợc phát hiện trong vùng cửa sông Bạch Đằng (Bảng 3.1). Có thể đánh giá đây là khu vực có tính đa dạng sinh học vào bậc cao trong vùng biển ven bờ phía Đông bắc Việt Nam. Sự đa dạng cao về thành phần loài của khu hệ động thực vật đã phản ảnh đƣợc tính chất đặc trƣng của vùng biển có tính chất nhiệt đới gió mùa điển hình có pha trộn tính chất cận nhiệt đới (nơi trải qua một mùa đông lạnh).

Bảng 3.1: Đa dạng sinh học vùng cửa sông Bạch Đằng

STT Tên nhóm sinh vật Thành phần loài

1 Thực vật phù du 186 2 Động vật phù du 56 3 Thực vật ngập mặn 16 4 Rong cỏ biển 76 5 Động vật đáy 368 6 Cá biển 81 7 Lƣỡng cƣ 6 8 Bò sát 29 9 Chim nƣớc 121

Tổng số loài 939

Nguồn: Nguyễn Đức Cự và nnk, 1996

Sự đa dạng về kiểu loại sinh cảnh của vùng cửa sông là điều kiện cơ bản để hình thành các hệ sinh thái ven bờ đặc trƣng của vùng biển. Cho tới nay có 4 hệ sinh thái đóng vai trò quan trọng đối với đa dạng sinh học của khu vực:

 Hệ sinh thái rừng ngập mặn: rừng ngập mặn bao gồm các thảm rừng phân bố tự nhiên và rừng trồng phân bố chủ yếu ở khu vực cửa sông Bạch Đằng (bến Phà Rừng), kéo xuống hết khu vực Hoàng Tân và khu vực đảo Hà Nam (đầm Tiền Phong, bãi Nhà Mạc). Diện tích rừng ngập mặn cho cả vừng cửa sông Bạch Đằng (Đồ Sơn, Hải Phòng - Yên Lập - Huyện Yên Hƣng, Quảng Ninh) là 7937 ha.

Hình 3.1: Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng

 Hệ sinh thái bãi triều bùn: là phần lộ ra khi nƣớc triều rút, đôi khi đƣợc xếp cùng với hệ sinh thái rừng ngập mặn do nằm xen kẽ với rừng ngập mặn. Các khu vực nhƣ Hà An (ngoài đê bao), Bến Giang, dọc sông Chanh là những khu vực quan trọng của kiểu hệ này. Theo số liệu thống kê cho toàn khu vực cửa sông Bạch Đằng thì diện tịch bãi triều bùn là 11634 ha, riêng Yên Hƣng là 6000 ha.

 Hệ sinh thái cỏ biển: phân bố chủ yếu xen kẽ trong các ao, đầm nuôi. Tập trung ở khu vực đảo Hà Nam nhƣ đầm Tiền Phong và đầm Nhà Mạc. Diện tích ƣớc tính của những năm 1990 tới 500 ha và suy giảm xuống còn 100 ha (Nguyễn Văn Quân và cs, 2010).

 Hệ sinh thái đầm nuôi thủy sản: đƣợc tạo ra do những hoạt động nuôi trồng thủy sản của con ngƣời. Các khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung hiện nay là: Đông Mai, Sông Khoai, Hà An, Hà Nam (Tiền Phong, Nhà Mạc). Tổng diện tích mặt nƣớc các khu vực ao đầm đã đƣa vào nuôi trồng thủy sản là 7124 ha.

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông bạch đằng phục vụ phát triển kinh tế (Trang 34)