Tài nguyên vị thế

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông bạch đằng phục vụ phát triển kinh tế (Trang 36)

a) Vị trí không gian

VCS Bạch Đằng thuộc vùng ven bờ Đông bắc, nằm tiếp giáp với vùng ven bờ châu thổ sông Hồng qua dải phân cách Kiến An - Đồ Sơn.

Xét trong phạm vi hẹp hơn, VCS hình phễu Bạch Đằng nằm giữa khu vực vịnh đảo ở phía đông bắc đƣợc bắt đầu bằng quần thể đảo - vịnh Cát Bà - Hạ Long - Lan Hạ và khu vực ven bờ châu thổ phía tây nam.

Khu vực vịnh đảo bao gồm có cảnh quan địa hình karstơ có nhiều hang động bị biển làm ngập chìm với hàng trăm hòn đảo đá vôi hình tháp và hình chóp nổi trên mặt biển. Các vịnh khá kín, có điều kiện sinh thái nƣớc mặn và khá trong, thuận lợi cho phát triển các rạn san hô viền bờ. Điều kiện địa hình hiểm trở và tách biệt đất liền đã bảo tồn đƣợc rừng thƣờng xanh quanh năm và rừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà.

Khu vực ven bờ châu thổ phía tây nam là đồng bằng thoải, ít bị chia cắt phức tạp, vắng mặt đồi núi và không lộ đá gốc, hệ thống đê cát cổ khá phát triển và đất phù sa màu mỡ cho phát triển nông nghiệp, có điều kiện sinh thái nƣớc lợ, hình thái địa hình khá đơn giản.

VCS Bạch Đằng nằm giữa có cảnh quan lục địa ven bờ là đồng bằng, bề mặt đồng bằng phận dị phức tạp với nhiều kênh lạch và ao hồ có xen kẽ gò đồi và VCS có cấu trúc hình phễu, điều kiện sinh thái lợ mặn và quá trình xói lở bờ ƣu thế. Cấu trúc nửa kín và sự phân cách tƣơng đối của nó với biển là nhờ có quần đảo Cát Bà che chắn ở phía đông, đông nam, bán đảo Đồ Sơn ở phía tây. Vùng có đa dạng sinh học cao, đa dạng kiểu loại đất, phổ biến đất chua mặn, xâm nhập mặn và ảnh hƣởng của thuỷ triều khá mạnh.

Nhƣ vậy, về phân vùng tự nhiên, VCS Bạch Đằng thuộc vùng ven bờ Đông bắc, nằm ở cạnh rìa đông bắc châu thổ sông Hồng hiện đại. Nhìn nhận ở góc độ lịch sử tự nhiên, khoảng 5- 7 trăm năm trƣớc, nó là một bộ phận của châu thổ sông Hồng.

Trong một số mô tả, quy hoạch, nó vẫn đƣợc xem là một bộ phận của đồng bằng châu thổ sông Hồng. Những điều này càng khẳng định vị trí và tính chất chuyển tiếp tự nhiên của nó trong hai vùng tự nhiên lớn ở dải ven bờ biển phía bắc Việt Nam và vị thế đặc biệt của nó về cả địa lý tự nhiên và dẫn tới vị thế đặc biệt về địa chính trị và địa kinh tế.

 Hình thể và cấu trúc không gian

Tổng quan hình thể và cấu trúc

Từ giữa thế kỷ XIX. Ritter, K. đã chia VCS (VCS) thành kiểu châu thổ hình tam giác có nhiều nhánh và VCS lõm dạng phễu. Posen, O. (1866), đề nghị gọi tên cửa sông dạng phễu là Estuary vì ở đó thuỷ triều rất mạnh và là động lực quan trọng (tiếng Latin eastus, nghĩa là thuỷ triều). Theo Pritchard (1968) “Estuary là một thuỷ vực nửa kín ven bờ thông với biển khơi, trong đó có sự hoà trộn nhất định giữa nƣớc biển và nƣớc ngọt đƣa đến từ lục địa”. Dƣới góc độ địa chất, phổ biến quan niệm coi Estuary là một vùng hạ lƣu sông, thƣờng có dạng hình phễu, bị ngập chìm không đền bù trầm tích, và thuỷ triều có vai trò quan trọng. Những đặc điểm này mang tính phổ biến, phù hợp với những Estuary lớn và điển hình của thế giới nhƣ Xen, Jironda (Pháp), Thame, Mersey (Anh), Rein, Maas (Hà Lan), Potomac(Mỹ), La-plata (Nam Mỹ), Dƣơng Tử (Trung Quốc). Ở Việt Nam, từ lâu Xamoilov (1952) đã xếp cửa sông Đồng Nai vào kiểu Estuary.

VCS Bạch Đằng có bản chất cấu trúc là một Estuary (cửa sông hình phễu), (TĐ Thạnh, 1993). Nó đƣợc hình thành trên cơ sở tƣơng tác giữa quá trình phát triển của một graben đang sụt chìm với sự nâng cao của mực nƣớc chân tĩnh, sự thiếu hụt bồi tích và thuỷ triều có biên độ lớn. Nó đƣợc định vị ở vị trí rìa đông bắc châu thổ sông Hồng, nơi dòng bồi tích tổng hợp dọc bờ hƣớng về phía tây nam. VCS Bạch Đằng là một vực có cấu trúc nửa kín. Ở đây, thuỷ triều là yếu tố động lực ngoại sinh ƣu thế, quy định các đặc trƣng về địa hình và trầm tích. Đó là một vực nƣớc lợ-mặn, hoà trộn nƣớc sông-biển khá tốt, phân tầng yếu. Mặc dù lƣợng bồi tích sông tham gia đáng kể nhƣng dòng bồi tích di chuyển nội tại đóng vai trò chủ đạo. Với cấu trúc phân tầng yếu, cân bằng bồi xói VCS nghiêng về xói lở, xâm thực. Đây là trƣờng hợp điển hình trên thế giới về một cửa sông hình phễu phát triển trong điều kiện nhật triều biên độ lớn.

Cấu trúc nửa kín của VCS và sự phân cách tƣơng đối của nó với biển là nhờ quần đảo Cát Bà che chắn ở phía đông, đông nam, bán đảo Đồ Sơn ở phía tây. VCS thông với biển ở phía nam và phần ngầm của nó ăn tới độ sâu 6m. Với cấu trúc nhƣ vậy, chỉ có sóng hƣớng nam và đông nam mới có khả năng lan truyền từ biển vào với độ cao thƣờng không quá 3m.

Cấu trúc nửa kín của Estuary Bạch Đằng hiện nay do các kiến trúc tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại (TKT và KTHĐ) quy định. Phần trung tâm của Estuary nằm trên đới võng hạ tƣơng đối với KTHĐ và đới võng hạ khá mạnh trong Holocen có dạng graben. Vai trò vô cùng quan trọng của chuyển động KTHĐ đối với sự hình thành Estuary Bạch Đằng không chỉ là vận động hạ thẳng đứng trong Holocen, mà còn tạo ra tiền đề một vùng võng hạ tƣơng đối có cấu trúc nửa kín khi biển tiến chân tĩnh tràn ngập. Estuary Bạch Đằng có hình thái hình phễu. Thực ra, đây là một tổ hợp của hai phễu. Phễu phụ Yên Lập có kích thƣớc nhỏ, phễu chính Nam Triệu có đỉnh ở Bến Triều, đáy là bán đảo Đồ Sơn - Cát Bà.

Các hợp phần cấu trúc và quan hệ không gian

- Đồi núi: địa hình đồi và núi thấp phân bố chủ yếu ở Hoành Bồ, Yên Hƣng, Uông Bí, Thuỷ Nguyên, Kiến An và Đồ Sơn , làm cảnh quan thiên nhiên của vùng đồng bằng rìa châu thổ thêm phong phú và sinh động. Độ cao đồi núi phổ biến 40- 100m, cao nhất 200m. Các điểm cao nhƣ Núi Đèo (146m), Ngọc Sơn (125m), Mã Tràng (114m), Doãn Lại (109m) có ý nghĩa lớn về quân sự nếu có chiến tranh. Đài Khí tƣợng Phủ Liễn trên đồi Thiên Văn thuộc loại lâu đời nhất Đông Nam á. Đồi núi đá vôi ở bắc Thuỷ Nguyên tạo nên hình thái sơn văn đẹp, đôi khi dƣợc gọi là “Hạ Long cạn”, có địa hình hiểm trở, nhiều hang động gắn với các di tích khảo, lịch sử, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái. Đồi và núi có khả năng phát triển lâm nghiệp và kinh tế trang trại.

- Đồng bằng: chủ yếu có nguồn gốc bồi tụ châu thổ và độ cao bề mặt phổ biến 0,5 - 4m. Đồng bằng bị chia cắt bởi hệ thống sông, lạch, ao, hồ khá dày đặc và các hệ thống đê cát cổ cao 2 - 2,5m đến 5 - 6m tạo thành các dải song song với bờ biển hiện nay. Đồng bằng có hầu hết diện tích đƣợc đê bao ngăn lũ và mặn. Đây là nơi tập trung các khu dân cƣ, đô thị đông đúc, các khu công nghiệp quan trọng và các vùng nông thôn trù phú. Đồng bằng không đồng nhất về hình thái, nguồn gốc, tuổi và có thể phân

biệt thành các bậc. Đồng bằng tích tụ sông - biển tuổi Pleistocen muộn, tạo thành dải hẹp cao 8 - 12m. Đồng bằng tích tụ sông - biển Holocen sớm - giữa, bề mặt cao 2 - 4m, phân bố thành các mảng lớn. Đồng bằng tích tụ sông - biển, đầm lầy - biển Holo- cen muộn khá rộng và thoải, cao 0,5 - 1,5m, không bị ngập triều là nhờ có hệ thống đê bảo vệ.

Tại rìa đồng bằng giáp đồi núi có mặt các thềm tích tụ biển gồm ba bậc. Thềm bậc III, cao 10-15m, tuổi Pleistocen muộn. Thềm bậc II, cao 4- 6m, tuổi Holocen giữa. Thềm tích bậc I, cao 3- 3,5m, tuổi Holocen muộn. Trên bề mặt đồng bằn có mặt 5 hệ thống đê cát biển cổ và hiện đại cấu tạo bằng cát, sạn. Hệ 1 cao 4 -6m; Hệ 2 cao 3- 3,5m; Hệ 3 cao 2- 2,5m; Hệ 4 cao 2,5-3m; Hệ đê 5 cao 3-3,5m. Hệ 1 tuổi Holocen giữa và các hệ còn lại tuổi Holocen muộn, trẻ dần ra phia biển. Độ cao của chúng phản ánh sự thay đổi tƣơng đối của mực nƣớc biển từ cuối Holocen giữa cho đến nay. Chúng ít bị ngập lụt và có chứa nƣớc ngầm nhạt tầng nông nên thƣờng là nơi tập trung dân cƣ.

- Vùng triều cửa sông: VCS Bạch Đằng có cấu trúc nửa kín, thuỷ triều là động lực ƣu thế, là một vực nƣớc lợ-mặn, hoà trộn nƣớc sông-biển khá tốt, phân tầng nƣớc yếu, cân bằng bồi xói nghiêng về xói lở, xâm thực. Các bãi triều lầy rậm rạp thực vật ngập mặn tự nhiên, hệ lạch triều, kênh triều dày đặc, các doi cát triều nằm dọc ven các luồng sâu rộng là những dạng địa hình nguồn gốc triều đặc trƣng. Nhiều nơi, dƣới bề mặt các đầm lầy sú vẹt gặp rất nhiều di tích mảnh gốm sứ thời phong kiến. Đó là bằng chứng biển lấn vào các khu dân cƣ xƣa. Đây là trƣờng hợp điển hình trên thế giới về một cửa sông hình phễu phát triển trong điều kiện nhật triều biên độ lớn.

- Vùng biển nông ven bờ: có độ sâu khoảng 5 - 6m đến 25 - 30m nằm trong phạm vi tác động rõ của sóng đến đáy biển và là vùng đồng bằng đáy biển tích tụ - bào mòn dƣới tác dụng của dòng hải lƣu ven bờ. Trầm tích bề mặt là bùn bột nhỏ nâu xám, xám xanh. Đây là không gian quan trọng phát triển nghề cá ven bờ.

- Bán đảo: bán đảo Đồ Sơn là điểm du lịch nổi tiếng từ lâu đời, một khu đồi và núi thấp, có đỉnh cao nhất là Ngọc Sơn, cao 125m, vƣơn dài ra biển 7 km và là ranh giới giữa hai vùng tự nhiên ven bờ Đông bắc và Châu thổ sông Hồng. Bán đảo Đồ Sơn vốn là một quần đảo, gồm các đảo đƣợc nối liền với nhau bằng các đê cát tự nhiên do

sóng biển bồi tụ và nối với đồng bằng Kiến Thụy vào khoảng 5 - 7 thế kỷ trƣớc. Có lẽ tháp Tƣờng Long đƣợc xây dựng khi nơi đây vẫn còn là một quần đảo ven bờ.

- Hệ thống đảo: đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn), cách bán đảo Đồ Sơn một km, cấu tạo từ đá lục nguyên hệ tầng Đồ Sơn, rộng 8 ha, cao nhất 40 m, có rừng cây xanh tốt cùng với một quần thể đền miếu uy linh và các công trình ngoạn mục nhƣ tháp đèn, Đài Khí tƣợng Thuỷ văn đƣợc xây dựng từ năm 1923. Mực triều trung bình tại Hòn Dấu có độ cao 1,86m so với số 0m độ sâu đƣợc chọn làm mực qui chuẩn 0m lục địa của Quốc gia. Hòn Dấu là một điểm du lịch tuyệt đẹp.

Đảo Cát Hải là đảo cát nằm giữa lạch Nam Triệu và Lạch Huyện, án ngữ phía ngoài VCS Bạch Đằng. Các dải đê cát trên đảo, cao chỉ 2 - 3m, nằm xen các lạch triều, bãi lầy sú vẹt. Đê biển bao Cát Hải thành một khu rộng 15 km2, gồm các cụm dân cƣ khá đông đúc trên đê cát, đầm nuôi mặn lợ, đồng muối, và bãi lấy sú vẹt. Bờ phía nam bị xói lở mạnh từ lâu và biển lấn đã làm mất đi nhiều đất đai, nhà cửa. Đây là một vị thế thuận lợi phát triển khu thƣơng mại tự do bên cạnh cảng nƣớc sâu Lạch Huyện.

Đảo Hoàng Tân có diện tích khoảng 15 km2, nằm chắn cửa vụng Yên Lập, gần ở tâm tam giác thành phố Hạ Long - đảo Cát Bà - thị trấn Quảng Yên. Địa hình phong phú đa dạng, gồm các thành tạo thềm và đê cát biển, đồi núi lục nguyên - đá vôi và vùng đầm lầy rừng ngập mặn bao quanh. Cảnh quan thiên nhiên nhiên đẹp và có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Đây là một vùng dân cƣ đông đúc, vùng nuôi mặn lợ trọng điểm của Yên Hƣng và có di chỉ khảo cổ Đầu Rằm nổi tiếng.

- Hệ thống sông lạch: ba cửa sông chính đổ ra biển là Lạch Huyện, Nam Triệu, Cấm - Lạch Tray. Ngoài ra, còn có các nhánh sông Giá và Tam Bạc. Có một số kênh đào, tiêu biểu là kênh Đình Vũ và Cát Hải. Kênh Đình Vũ đƣợc đào năm 1888-1900 để mở luồng cho tàu biển qua cửa Nam Triệu vào cảng Hải Phòng.

Sông Bạch Đằng là phần hạ lƣu của hệ thống sông Thái Bình bắt nguồn từ vùng núi Đông Bắc. Các sông Lục Nam, Thƣơng, Cầu và Đuống sau khi hợp lƣu ở gần Phả Lại, cách biển 90 km đã phân thành hai nhánh chính là sông Kinh Thầy và Thái Bình. Sông Thái Bình tiếp tục phân thành hai nhánh là Thái Bình và Văn Úc trƣớc khi đổ ra vùng biển tây nam Đồ Sơn. Đến khoảng Bến Triều, cách biển chừng 48km, sông Kinh Thầy cũng phân thành hai nhánh chính là sông Đá Bạch và sông Kinh Thầy. Gần sát biển, hai nhánh này hợp lƣu và rồi lại phân lƣu thành sông Chanh đổ ra cửa Lạch

Huyện, sông Bạch Đằng đổ ra cửa Nam Triệu, sông Cấm và sông Lạch Tray đổ ra cửa Ba Lạch. Bạch Đằng là con sông lừng danh trong lịch sử. Tại đây, cha ông ta đã ba lần lợi dụng địa hình, thuỷ triều để bày trận và đại thắng quân xâm lƣợc. Từ năm 1981, do đắp đập Đình Vũ, nƣớc sông Cấm dồn cả qua kênh Đình Vũ đổ ra cửa Nam Triệu.

Một số đặc trƣng cơ bản của các sông chính nhƣ sau:

- Sông Bạch Đằng dài 42 km, trung bình rộng 1 km, sâu 8m và dòng chảy 0,7m/s. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sông Cấm dài 37 km, trung bình rộng 400m, sâu 7m và dòng chảy 0,7 m/s.

- Sông Lạch Tray dài 43 km, trung bình rộng 120m, sâu 4m và dòng chảy 0,7 m/s.

Trong hệ thống sông Bạch Đằng, còn có một số nhánh nối ngang nhƣ sông Tam Bạc nối Cấm và Lạch Tray, sông Ruột Lợn nối sông Cấm với sông Bạch Đằng. Ngoài ra, còn có sông Yên Lập bắt nguồn từ vùng núi Quảng Ninh, ra đến biển phân thành nhánh sông Bình Hƣơng đổ ra vịnh Hạ Long và Gành Sy đổ ra cửa Lạch Huyện. Lòng các sông Gành Sy, Bình Hƣơng, Chanh và Bạch Đằng đƣợc mở rất rộng trƣớc khi đổ ra biển, thƣờng 500-800m, có nơi trên 1km nhƣ ở sông Bạch Đằng. Nhánh ngang Tam Bạc, sâu mà nằm áp thế đất cao nên đã thành một thƣơng bến giàu có vào đầu thế kỷ XX.

 Động lực và tính ổn định

Các quá trình động lực đặc trưng

- Thuỷ triều là yếu tố động lực ngoại sinh ƣu thế và quy định những nét cơ bản về trầm tích, địa hình (TĐ Thạnh và nnk, 1993)

Thuỷ triều ở VCS nhật triều đều có biên độ thuộc loại lớn, cực đại 4 – 4,21m, tốc độ dòng triều cực đại 150 – 180 cm/s, trung bình 20 – 50 cm/s, tƣơng quan thời gian triều chảy lên và chảy xuống 11 - 12h/13 - 14h. Thuỷ triều thực sự khống chế chế độ thuỷ văn nói chung, chế độ dòng chảy nói riêng ở VCS. Trên các luồng lạch, lƣợng chảy triều áp đảo lƣợng chảy sông. Vì vậy, các quá trình bồi tụ, xói lở và thành tạo địa hình ở VCS hiện nay đều liên quan đến vai trò ƣu thế của thuỷ triều. Thuỷ triều còn khống chế sự trao đổi của nƣớc sông và biển đến sự phân bố của thực vật ngập mặn và hệ động vật đáy. Các tƣớng trầm tích có mặt trong giai đoạn phát triển Estuary hầu hết

có quan hệ với động lực thuỷ triều. Những tƣớng đặc trƣng cho Estuary Bạch Đằng là bãi triều lầy, bãi triều thấp, delta triều xuống và lòng lạch. Về phƣơng diện địa hình và cảnh quan Estuary Bạch Đằng cũng khác hẳn triều ven bờ châu thổ sông Hồng. Các

Một phần của tài liệu Đánh giá tổng hợp tiềm năng tài nguyên thiên nhiên vùng cửa sông bạch đằng phục vụ phát triển kinh tế (Trang 36)