Giải pháp về sản phẩm và liên kết các tuyến du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển du lịch làng nghề tỉnh vĩnh phúc (Trang 81)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.3.Giải pháp về sản phẩm và liên kết các tuyến du lịch

Sản phẩm thủ công là một trong những yếu tố quan trọng thu hút khách du lịch đến với làng nghề.

Chất lượng cũng như sự đa dạng sản phẩm của làng nghề sẽ kích thích nhu cầu, thu hút du khách đến với địa phương nhiều hơn. Vì vậy, để thúc đẩy du lịch làng nghề phát triển, cần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề, tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị nghệ thuật, phù hợp với thị hiếu của du khách. Hầu hết du khách khi đi du lịch ít khi mua các sản phẩm có kích thước và trọng lượng lớn. Họ thường có xu hướng mua các sản phẩm vừa và nhỏ, độc đáo, lạ mắt, có giá trị nghệ thuật để làm đồ lưu niệm hoặc làm quà cho người thân. Các làng nghề cần tìm hiểu nắm bắt được nhu cầu này của khách du lịch để tạo ra các sản phẩm phù hợp.

Như làng nghề Gốm Hương Canh hiện nay đã và đang có những thử nghiệm sản xuất gốm mỹ nghệ. Cần vận động, khuyến khích những hộ làm gốm có tay nghề cao chuyển sang làm hàng gốm mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng và du

74

lịch. Thành lập Cụm gốm mỹ nghệ Hương Canh sản xuất các sản phẩm gốm mỹ nghệ trong đó trung tâm là làng Hương Canh.

Bên cạnh sự đa dạng, phong phú của sản phẩm, khách du lịch luôn kỳ vọng sản phẩm độc đáo của các điểm du lịch làng nghề. Vì vậy, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch Vĩnh Phúc cần thống nhất sản phẩm được tập trung để thể hiện nét đặc sắc riêng cho địa phương mình, theo mô hình sản xuất mỗi làng một sản phẩm”. Đầu tư vào cải thiện hệ thống các bao bì đóng gói cho sản phẩm, đầu tư vào không gian sắp đặt để tôn lên giá trị của sản phẩm. Làng nghề gốm Hương Canh, sản phẩm gốm được thiết kế lại nhỏ gọn hơn phù hợp cho sự vận chuyển của khách du lịch song vẫn giữ nguyên được giá trị truyền thống,

Ðối với làng nghề, khi khách du lịch tới tham quan các cơ sở sản xuất có thể hướng dẫn họ tự làm một số sản phẩm đơn giản. Du khách thường tìm hiểu quy trình sản xuất, cách làm và đặc biệt thích tự tay mình làm được một sản phẩm nào đó dù rất đơn giản dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân hay những người thợ ở đây. Khi đó những trải nghiệm mà du khách có được sẽ càng có giá trị và ấn tượng mạnh mẽ về chuyến đi. Nó cũng sẽ tạo nên sự khác biệt, điểm nhấn độc đáo của chuyến tham quan. Các làng nghề phục vụ du lịch ở Vĩnh Phúc cần chú ý đến việc bố trí các mô hình trình diễn sao cho du khách nắm bắt nhanh nhất các bước tần tự của quá trình sản xuất, nắm được không gian sản xuất thực tế ở làng nghề.

Các làng nghề cũng cần liên kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch của tỉnh và các địa phương khác để xây dựng sản phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin và có nguồn khách ổn định. Các đơn vị kinh doanh lữ hành cần phối hợp cơ quan quản lý nhà nước, các làng nghề xây dựng các chương trình cụ thể cho khách, tổ chức tốt các tour du lịch làng nghề để thu hút khách và thông qua du khách có thể quảng bá sản phẩm bằng

75

hình thức truyền miệng từ người này sang người khác. Tại mỗi làng nghề, tỉnh cần xây dựng các điểm thăm quan dành cho khách du lịch, nơi du khách có thể tận mắt chứng kiến các nghệ nhân làm việc và tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ đặc sắc, nơi mà các du khách có thể ngắm nghía và mua các món đồ lưu niệm là mặt hàng truyền thống của làng nghề. Tránh tình trạng tại nhiều làng nghề, khách du lịch không biết thăm quan cơ sở nào, không được thăm và chiêm ngưỡng các công đoạn tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ đặc sắc của địa phương hoặc phải mua các mặt hàng kém chất lượng với giá đắt…

Hiện nay, một số công ty du lịch lữ hành đang thực hiện các chương trình thăm quan du lịch tại làng nghề tiêu biểu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển du lịch làng nghề tỉnh vĩnh phúc (Trang 81)