Nguồn nhân lực du lịch tại các làng nghề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển du lịch làng nghề tỉnh vĩnh phúc (Trang 66)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.5Nguồn nhân lực du lịch tại các làng nghề

- Trình độ nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề: Khả năng cạnh tranh và sức sống của sản phẩm làng nghề phụ thuộc vào tài hoa, kinh nghiệm tay nghề của nghệ nhân và đội ngũ thợ cả. Điều này có thể nhìn nhận thông qua các tác phẩm thủ công mỹ nghệ của người thợ thủ công đó là sự tinh tế, tỉ mỉ, kiên trì và đầy sáng tạo. Người lao động làng nghề Vĩnh Phúc mang trong mình truyền thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang đậm nét dân gian của vùng đất trăm nghề. Chính những đặc tính đó đã làm nên rất nhiều những sản phẩm nổi tiếng và riêng có của làng nghề ở Vĩnh Phúc, tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách như tranh gốm Hương Canh, mây tre đan, đục đá, Rắn Vĩnh Sơn, …

59

Những năm qua số lượng lao động trong các làng nghề ở Vĩnh Phúc ngày một gia tăng nhưng chất lượng lao động chưa được nâng lên, mặc dù Trung tâm khuyến công Vĩnh Phúc đã có nhiều chương trình hỗ trợ về dạy nghề cho lao động tại các làng. Người lao động ở đây chủ yếu được đào tạo qua hình thức truyền nghề trong quá trình sản xuất, không được qua đào tạo cơ bản. Trình độ văn hoá của số đông lao động trong các làng nghề rất thấp. Ở nhiều làng nghề, tình trạng thanh thiếu niên bỏ học sớm rất nhiều. Họ quan niệm rằng học không để làm gì lại tốn kém, nghỉ học sớm làm nghề vừa không mất tiền ăn học lại vừa kiếm được tiền ngay. Chính vì quan niệm sai lầm đó mà đã có lúc làng, xã chỉ có 5-6% thanh thiếu niên theo học văn hoá. Với trình độ học vấn như vậy, người lao động sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ hiện đại, cải tiến mẫu mã sản phẩm và hạn chế rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, ở ngay trong mỗi hộ gia đình tay nghề của những người thợ cũng không đồng đều nên khi muốn tiến hành sản xuất hàng loạt với số lượng lớn thì chất lượng sản phẩm thường không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.

Sự đa dạng hoá hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh là cần thiết. Đi đôi với sự xuất hiện của các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh cần phải có đội ngũ những người quản lý có trình độ phù hợp. Song trên thực tế, đa số các chủ hộ, các chủ doanh nghiệp sản xuất trong các làng nghề ở Vĩnh Phúc đều chưa được trang bị kiến thức về quản lý, thiếu kinh nghiệm kinh doanh trong cơ chế thị trường. Trình độ hiểu biết pháp luật đặc biệt là luật kinh tế còn nhiều bất cập. Hiện chỉ có khoảng 10% cán bộ chủ chốt trong các làng nghề có trình độ cao đẳng, đại học. Điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng nắm bắt thông tin từ thị trường, đến việc ứng dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất và việc thay đổi sản phẩm cho phù hợp với sự thay đổi thị hiếu, thói quen của người tiêu dùng. Do thiếu kiến thức về thị trường nên họ thường bị động trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường. Vì thế cho đến nay hầu hết các sản phẩm của các làng nghề ở Vĩnh Phúc chỉ được tiêu thụ trong nước, thậm chí là chỉ ở nội tỉnh, số sản phẩm được tiêu thụ trên thị trường

60

quốc tế còn rất khiêm tốn. Chính vì sự hạn hẹp về thị trường đã làm cho nhiều thị làng nghề không phát triển được. Muốn khắc phục thực trạng này tỉnh cần có chính sách cụ thể nhằm trang bị cho người lao động, chủ doanh nghiệp những kiến thức cần thiết nhất về thị trường để họ có thể thích ứng được với sự thay đổi của thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển du lịch làng nghề tỉnh vĩnh phúc (Trang 66)