Tác động của hoạt động du lịch tại các làng nghề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển du lịch làng nghề tỉnh vĩnh phúc (Trang 71)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3.8Tác động của hoạt động du lịch tại các làng nghề

Tác động tới chất lượng cuộc sống

Hoạt động du lịch ở các Làng nghề Vĩnh Phúc tuy chưa phát triển nhưng bước đầu đã mang lại những lợi ích về kinh tế- xã hội như tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại các Làng nghề.

Vì thế có không ít các gia đình làm nghề đã bắt đầu quay trở lại với nghề. Mỗi cơ sở sản xuất nhờ đó đã giải quyết việc làm thường xuyên cho từ 5-7 lao động, thu nhập bình quân mỗi lao động đạt từ 3-5 triệu đồng/ người/ tháng, doanh thu của mỗi cơ sở sản xuất đạt từ 25 - 50 triệu đồng/ tháng.

Tại làng gốm, có nhiều cơ sở sản xuất đã gắn hoạt động sản xuất gốm với việc làm du lịch. Nhiều chủ cơ sở sản xuất gốm khi được hỏi đã khẳng định rằng từ khi kết hợp sản xuất gốm với hoạt động du lịch (giới thiệu và bán sản phẩm cho du khách, hướng dẫn du khách làm gốm...) thì doanh thu của cơ sở sản xuất tăng lên từ 25-30% so với sản xuất đơn lẻ; khả năng tạo việc làm cho lao động cũng tăng lên (do tiêu thụ sản phẩm tăng và có thêm các dịch vụ khác). Đã có khoảng 35% số hộ giàu có, thu nhập cao và ổn định; hơn 60% hộ có đời sống khá. Không ít lô hàng, sản phẩm đơn lẻ đã được khách trong nước

64

và khách quốc tế đặt mua hoặc đặt hàng chất lượng cao để xuất khẩu ra nước ngoài, đem lại nguồn lợi hàng năm nhiều tỷ đồng. Hàng chục cơ sở đã liên tục hoạt động, thu hút hàng trăm lao động vào quá trình sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ dân trước đây từng gặp khó khăn bây giờ lại ăn nên làm ra, kinh tế gia đình khá lên rõ rệt. 100% số hộ dân nơi đây đã xây dựng được nhà cửa khang trang kiên cố, sắm được các vật dụng tiện nghi cho gia đình như xe máy, tivi, tủ lạnh, bình nóng lạnh...

Như vậy, việc phát triển du lịch làng nghề có vai trò rất quan trọng nhằm khai thác các nguồn lực tại chỗ ở nông thôn như vốn, mặt bằng sản xuất, đặc biệt là góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, thu hút được nhiều lao động (bao gồm cả lao động thường xuyên, lao động nông nhàn và lao động phụ) cho nông thôn.

Sự phát triển du lịch ở các làng nghề không những tự bản thân nó yêu cầu phải có kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển mà nó còn kích thích phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, ra đời phát triển các ngành nghề dịch vụ, thương mại, vận tải, thông tin liên lạc…và nâng cao dân trí ở nông thôn, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại và thu dần khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. Ở những làng nghề có sự phát triển du lịch sẽ hình thành các trung tâm giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hóa. Những trung tâm này ngày càng được mở rộng và phát triển tạo nên sự đổi mới trong nông thôn. Hơn nữa, nguồn tích lũy của người dân trong làng nghề cao hơn, có điều kiện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà ở… Từ đó, ở đây dần dần hình thành một cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ nét. Xu hướng đô thị hóa nông thôn là xu hướng tất yếu, nó thể hiện trình độ phát triển về KT-XH ở nông thôn, là một yêu cầu khách quan trong phát triển các làng nghề nói chung và làng nghề phục vụ du lịch nói riêng. Bên cạnh đó việc phát triển làng nghề truyền thống nói chung sẽ chuẩn bị đội ngũ lao động có khả năng thích ứng với lĩnh vực công nghiệp và tạo cơ sở vệ tinh cho các

65

doanh nghiệp hiện đại. Một khi làng nghề truyền thống ở nông thôn phát triển mạnh sẽ tạo đội ngũ lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Chính thông qua lực lượng này để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất làm cho sản phẩm có chất lượng cao giá thành giảm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn. Khi cơ sở vật chất được tăng cường và hiện đại thì nó tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật, từ đó trình độ văn hóa của người lao động ngày được nâng cao. Đây lại là cơ sở thuận lợi đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ và lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ trong làng nghề.

Tác động tới việc bảo tồn giá trị của làng nghề

Du lịch làng nghề góp phần bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hoá độc đáo của từng địa phương. Phát triển du lịch làng nghề là phương thức hữu hiệu để quảng bá văn hóa truyền thống, quảng bá thương hiệu, sản phẩm làng nghề đến người tiêu dùng. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao gồm trong nó cả nội dung giá trị vật thể và phi vật thể”.

Sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống chứa đựng những phong tục, tập quán, tín ngưỡng... mang sắc thái riêng có của mỗi vùng miền địa phương. Cho đến nay, Vĩnh Phúc đã có nhiều sản phẩm làng nghề là hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, độc đáo, đạt trình độ bậc cao về mỹ thuật, thể hiện nét văn hóa và những phong tục truyền thống của vùng quê Kinh Bắc. Trong số đó, có nhiều sản phẩm đã tham dự nhiều triển lãm về sản phẩm làng nghề tiêu biểu ở trong và ngoài nước, được du khách ưa chuộng.

66

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả đã khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc, nghiên cứu các điều kiện cho phát triển du lịch làng nghề tỉnh. Thực trạng phát triển du lịch Vĩnh Phúc, thực trạng phát triển du lịch làng nghề tại 4 làng nghề: làng gốm Hương canh; Mây tre đan Triệu đề; Đục đá Hải Lựu; Rắn Vĩnh Sơn. Đánh giá tác động của hoạt động du lịch tới chất lượng cuộc sống, bảo tồn các giá trị làng nghề và môi trường.

Vĩnh Phúc là tỉnh có vị trí thuận lợi, có tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch lễ hội, du lịch làng nghề. Hoạt động du lịch nói chung và du lịch làng nghề nói riêng của Vĩnh Phúc trong những năm qua đã đạt được kết quả tích cực, số lượng khách du lịch, doanh thu từ du lịch ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiệu quả thu được từ du lịch chưa cao, lượng khách đến chưa cao và mang tính tự phát, khả năng sẵn sàng đón khách của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Đặc biệt, tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch chưa được chú trọng xây dựng, quảng bá nên chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và khai thác tối đa khả năng thanh toán của khách du lịch.

Du lịch làng nghề của Vĩnh Phúc còn gặp rất nhiều khó khăn. Trên thực tế không phải làng nghề nào cũng có khả năng khai thác làm du lịch, chỉ có những làng nghề, sản xuất những sản phẩm đặc trưng mới có thể khai thác du lịch. Phần lớn những nghề có thể khai thác làm du lịch ở Vĩnh Phúc không còn làng nghề, mà chỉ còn những gia đình giữ nghề. Bởi vậy, nếu các nghề này được khôi phục lại như các làng nghề khởi thủy thì giá trị rất lớn. Các làng nghề làm du lịch còn manh mún; kỹ năng, nghiệp vụ làm du lịch tại làng nghề còn hạn chế; môi trường nhiều làng nghề bị ô nhiễm; sự liên kết giữa các đơn vị lữ hành và làng nghề chưa chặt chẽ… Những hạn chế đó đang đặt ra nhiều thách thức đối với ngành du lịch của tỉnh.

Để khắc phục và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng du lịch làng nghề trong thời gian tới, du lịch Vĩnh Phúc cần hướng vào triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

67 CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ CỦA TỈNH VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ phát triển du lịch làng nghề tỉnh vĩnh phúc (Trang 71)