Tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo chủ đề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 90)

1. Chủ đề 1. Kỹ năng giao tiếp

Hoạt động 1. Kỹ năng truyền đạt thông tin

Kết luận: Để quá trình truyền đạt thông tin có hiệu quả thì ngƣời truyền tin phải nói rõ ràng, dễ hiểu, liền mạch và chính xác. Ngƣời nhận tin phải chăm chú lắng nghe, có thể hỏi lại khi không nghe rõ hoặc không hiểu nội dung.

Cần tránh những biểu hiện: sốt ruột, không tập trung, ngắt lời ngƣời khác, nói xen khi ngƣời khác đang nói...

Hoạt động 2. Lắng nghe tích cực

Tổng kết: Lắng nghe tích cực là yếu tố cần thiết của giao tiếp có hiệu quả. Mỗi ngƣời cần phải biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến ngƣời đang nói. Một số cách để thực hiện lắng nghe tích cực:

Im lặng, tạo điều kiện để ngƣời nói cảm thấy thoải mái.

Thể hiện sự đồng cảm, chăm chỉ lắng nghe bằng cách nhìn chăm chú về phía ngƣời đang nói, gật đầu nhè nhẹ thể hiện sự đồng tình, dỏng tai về phía đối tƣợng.

Kiềm chế những biểu hiện tiêu cực (sốt ruột, không chú ý, nhìn đi chỗ khác), không ngắt lời để ngƣời nói bày tỏ hết tình cảm, ý nghĩ của mình. Trong trƣờng hợp mình muốn nói thì phải xin lỗi.

Hoạt động 3. Giao tiếp với người có phong cách hiếu thắng, kích động

Tổng kết: Trong giao tiếp với con ngƣời ta nên nghe nhiều hơn nói và tạo điều kiện cho ngƣời khác nói nhiều để ta đƣợc nghe và biết nghe. Bởi tạo

83

hóa đã tạo ra con ngƣời một cái miệng và 2 cái tai để nghe. Nghe để hiểu mình hiểu ngƣời và biết đƣợc nhiều thứ.

2. Chủ đề 2: Kĩ năng tự nhận thức Hoạt động 1. Tôi là ai

Tổng kết: Biết đƣợc những điểm mạnh và những điều cần cố gắng chính là tự nhận thức về mình. Không có ngƣời nào là không có ƣu điểm và nhƣợc điểm. Điều quan trọng là cách phát huy những điểm tốt và hạn chế những điểm yếu của mỗi ngƣời. Trong cuộc sống, chúng ta nên nhìn vào những điều tốt của con ngƣời.

Hoạt động 2. Thế nào là tự nhận thức

Tổng kết: Ai cũng có khả năng tự nhận thức về mình nhƣng khả năng đó không ai giống ai, có ngƣời rất dễ khi nói lên những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, có ngƣời phản ánh khá chính xác về những điểm yếu nhƣng khó nhìn ra điểm tốt của mình và ngƣợc lại.

Trong quá trình nhận thức về bản thân thƣờng hay bắt gặp cơ chế tự an ủi động viên bản thân theo kiểu: Khi xem màu da của mình “đen nhƣng mà có duyên”, “to mà gọn”, …Tự nhận thức cái bề ngoài thì dễ, nhận thức cái nội dung bên trong thì khó hơn. Chúng ta cần tôn trọng những điểm vốn có của ngƣời khác nhƣng cũng cần cố gắng tạo điều kiện cho họ khắc phục những điểm chƣa tốt.

Hoạt động 3. Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức

Tổng kết: Khi nghe ý kiến của ngƣời khác nhận xét đánh giá về mình

chúng ta cần bình tĩnh, sáng suốt để xem xét ý kiến nào là khách quan, chân thực thì chúng ta tiếp nhận, còn những ý nào khen quá lời, định kiến thiếu khách quan thì ta nên để tham khảo. Lời khen dễ làm ta kiêu ngạo, tự cao tự đại, không đánh giá đúng mình. Lời chê dễ làm ngƣời ta bực mình và thiếu tự tin trong cuộc sống. Hãy tự khẳng định mình để ngƣời khác suy nghĩ chân thành về mình.

84

Hoạt động 1. Nhận biết các loại mâu thuẫn

Tổng kết: Giáo viên tóm tắt nội dung bằng cách nêu lên sự đa dạng về mâu thuẫn. Mâu thuẫn là những xung đột bất bình, thƣờng tranh cãi với một ngƣời hay một nhóm ngƣời về một vấn đề của cuộc sống có nguy cơ ảnh hƣởng tiêu cực tới mối quan hệ của các bên. Những mâu thuẫn mà chúng ta thƣờng gặp là mâu thuẫn với bạn bè, với các diều kiện sống ở môi trƣờng nội trú.

Hoạt động 2. Tìm hiểu nguyên nhân và cách giải quyết vấn đề

Tổng kết: Nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn thƣờng xuất phát từ sự khác nhau về chính kiến, về lối sống, về tín ngƣỡng, về văn hóa, về tính cách, về phong cách giao tiếp… Mỗi loại mâu thuẫn có cách giải quyết riêng, tùy vào sự hiểu biết, tùy vào thái độ và cách tìm hiểu nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn. Mâu thuẫn thƣờng ảnh hƣởng đến cuộc sống của mỗi bên. Mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn giúp ngƣời ta giải thoát đƣợc sự bế tắc, bạo lực, sự mất đoàn kết trong các mối quan hệ.

Hoạt động 3. Vấn đề của bạn và của tôi

Tổng kết: Trong cuộc sống của từng ngƣời, cũng nhƣ của mọi ngƣời có rất nhiều vấn đề giống và khác nhau. Những vấn đề này đều cần phải đƣợc giải quyết sao cho có hiệu quả nhất. Những vấn đề mà học sinh THPT thƣờng gặp:

Học tập: Kết quả học tập và sự căng thẳng trong học tập.Tình cảm, quan hệ trong gia đình. Quan hệ thầy trò. Sức ép của bạn bè, mâu thuẫn trong tình bạn.Thiếu kĩ năng sống....

Các bƣớc của kỹ năng giải quyết mâu thuẫn gồm:

Kiềm chế cảm xúc - sử dụng các kỹ năng thƣ giãn. Tự đƣa mình ra khỏi tình huống, tâm trạng đó.

Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn - ai là ngƣời gây ra mâu thuẫn. Cần suy nghĩ tích cực, vì nó có tác động mạnh đến cảm xúc và hành vi tích cực.

85

Hỏi ngƣời có mâu thuẫn với mình có thời gian không để ngồi nói chuyện về mâu thuẫn đó. Hãy nói với ngƣời có mâu thuẫn với mình về cảm xúc của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)