Phƣơng pháp xử lí số liệu và thang đánh giá

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 62)

2.4.1. Phương pháp xử lý số liệu khảo sát thực trạng

Phương pháp xử lý số liệu từ điều tra bằng bảng hỏi

Số liệu thu đƣợc sau khảo sát thực tiễn đƣợc xử lý bằng chƣơng trình phần mềm SPSS (viết tắt của Statistical Package for the Social Sciences). Các thông số và phép thống kê đƣợc dùng trong nghiên cứu là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

+ Phân tích thống kê mô tả: Các chỉ số đƣợc dùng trong phân tích thống kê mô tả gồm:

- Điểm trung bình cộng đƣợc dùng để tính điểm đạt đƣợc của từng mệnh đề và của từng nhóm nội dung của vấn đề liên quan tới BLHĐ ở HSTHPT.

- Độ lệch chuẩn đƣợc dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của

các câu trả lời đƣợc lựa chọn.

55

2.4.2. Thang đo và cách tính toán

- Thang đo và cách tính toán cho kết quả khảo sát thực trạng đối với

bảng hỏi

Thang đo đƣợc thiết kế trên cơ sở những biểu hiện cơ bản của nội dung BL và BLHĐ học sinh THPT. Hình thức thể hiện của thang đo là hệ thống các mệnh đề có tính chất nhận định. Thang đo từng nội dung nghiên cứu đƣợc thiết kế gồm 5 mức độ trả lời tƣơng ứng với 5 mức điểm là 1,2,3,4,5. (Chƣa bao giờ: 1 điểm, hiếm khi: 2 điểm, thỉnh thoảng: 3 điểm, thƣờng xuyên: 4 điểm, khá thƣờng xuyên: 5 điểm). Đối với thang đo này, mỗi mệnh đề khách thể chỉ đƣợc phép lựa chọn 1 trong 5 phƣơng án đó. Điểm trung bình từng nội dung nghiên cứu đƣợc chia thành 5 mức:

Mức 1: -3SD ≤ ĐTB ≤ -2SD: Chƣa bao giờ Mức 2: -2SD ≤ ĐTB ≤ -1SD: Hiếm khi

Mức 3: -1SD ≤ ĐTB ≤ +1SD: Thỉnh thoảng (khoảng chuẩn) Mức 4: +1SD ≤ ĐTB ≤ +2SD: Thƣờng xuyên

Mức 5: +2SD ≤ĐTB ≤ +3SD: Rất thƣờng xuyên

Nhƣ vậy, thang đo 5 bậc theo sự phân bố điểm số sẽ định mức các chỉ tiêu đánh giá. Về mức độ diễn ra của tình trạng bạo lực học đƣờng học sinh trung học phổ thông đƣợc mô tả cụ thể nhƣ sau:

Mức 1: Nội dung chƣa bao giờ tham gia vào bất cứ hành vi (hình thức) bạo lực học đƣờng

Mức 2: Nội dung hiếm khi tham gia vào hành vi (hình thức) bạo lực học đƣờng.

Mức 3: Nội dung thỉnh thoảng tham gia vào hành vi (hình thức) bạo lực học đƣờng

Mức 4: Nội dung thƣờng xuyên tham gia vào hành vi (hình thức) bạo lực học đƣờng

56

Mức 5: Nội dung rất thƣờng xuyên tham gia vào bất cứ hành vi (hình thức) bạo lực học đƣờng

Cũng nhƣ vậy, đánh giá về mức độ ảnh hƣởng tới tình trạng bạo lực học đƣờng học sinh trung học phổ thông là:

Mức 1: Không ảnh hƣởng tới bạo lực học đƣờng học sinh Mức 2: Ít ảnh hƣởng tới bạo lực học đƣờng học sinh Mức 3: Ảnh hƣởng tới bạo lực học đƣờng học sinh Mức 4: Khá ảnh hƣởng tới bạo lực học đƣờng học sinh Mức 5: Rất ảnh hƣởng tới bạo lực học đƣờng học sinh

Tiểu kết

Quá trình nghiên cứu đề tài đƣợc tiến hành trực tiếp tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

Vấn đề BLHĐ của học sinh THPT đƣợc thực hiện theo một qui trình tổ chức chặt chẽ với sự phối hợp của nhiều phƣơng pháp khác nhau: Phƣơng pháp phân tích văn bản, tài liệu; phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi; phƣơng pháp quan sát; phƣơng pháp phỏng vấn; phƣơng pháp thống kê toán học.

Các số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp định lƣợng và định tính cho phép có những kết quả và kết luận đủ độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học. Kết quả xử lý thống kê các số liệu nghiên cứu đƣợc khắc sâu và làm rõ hơn bởi các phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp phỏng vấn sâu BLHĐ hiện nay ở HS THPT trên địa bàn huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dƣơng. Đây là cơ sở để có kết quả nghiên cứu một cách khách quan và khoa học.

57

Chƣơng 3

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn, tập trung phân tích một số nội dung chính dựa trên kết quả khảo sát sau:

- Thực trạng bạo lực học đƣờng ở học sinh trung học phổ thông

+ Hiểu biết về bạo lực học đƣờng và hình thức bạo lực học đƣờng ở học sinh trung học phổ thông.

+ Tự đánh giá của học sinh về nguyên nhân và hậu quả bạo lực học đƣờng ở học sinh trung học phổ thông.

+ Các yếu tố ảnh hƣởng tới bạo lực học đƣờng ở học sinh trung học phổ thông.

- Tập huấn kỹ năng sống giúp học sinh phòng tránh bạo lực học đƣờng

3.1. Thực trạng bạo lực học đƣờng ở học sinh trung học phổ thông

3.1.1. Hiểu biết về bạo lực học đường và hình thức bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông

3.1.1.1. Hiểu biết về khái niệm bạo lực học đường

Dựa vào khái niệm bạo lực và bạo lực học đƣờng giữa các học sinh với nhau chúng tôi đã đƣa ra câu hỏi để tìm hiểu xem các em hiểu nhƣ thế nào về khái niệm bạo lực giữa các học sinh với nhau.

Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các em đã có hiểu biết đúng và đầy đủ về khái niệm bạo lực học đƣờng. Có tới 39,0 % các em lựa chọn tất cả các phƣơng án cụ thể liên quan đến khái niệm BLHĐ. BLHĐ: Đó là hành vi làm hại, gây tổn thƣơng về thể chất, tinh thần cho học sinh một cách cố ý, hành vi đánh đập, ngƣợc đãi, xâm hại đến sức khoẻ, thể xác hay tính mạng giữa các học sinh với nhau.

58

Biểu đồ 3.1. Hiểu biết của học sinh trung học phổ thông về bạo lực học đường

Những hành vi thể hiện qua lời nói xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của nhau, hay hành vi xâm hại hay cƣỡng bức tình dục giữa các học sinh, sự chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của học sinh này đối với học sinh kia. Có thể nói, đa số các em học sinh đã nhận thức tốt về nội hàm của khái niệm bạo lực giữa các học sinh với nhau, hiểu đƣợc các biểu hiện của nó. Việc học sinh có hiểu biết đúng đắn hiện tƣợng BLHĐ sẽ giúp các em có thể nhận biết đƣợc các các dạng bạo lực học đƣờng và có biện pháp phòng chống BL hiệu quả. Tuy nhiên, có đến 5,3% học sinh coi BLHĐ là sự chiếm đoạt hoặc huỷ hoại tài sản của học sinh này đối với học sinh kia. Cách hiểu nhƣ vậy về BLHĐ hạn hẹp của học sinh có nguy cơ dẫn tới BLHĐ. Có 11% các em cho rằng BLHĐ là hành vi làm hại, gây tổn thƣơng về thể chất, tinh thần cho học sinh một cách cố ý. "BLHĐ là hành vi đánh đập và làm tổn thương bạn khác

bằng các công cụ như: dao, gậy, gạch, đá..." (nam học sinh lớp 11A1- THPT

Trần Quang Khải) hoặc "Theo em, bạo lực học đường chính là việc các bạn đánh đấm nhau. Nhiều bạn cùng xông vào đánh một bạn khác, văng tục, chửi thề. Xé quần áo, trấn lột, quay clip tung lên mạng” (nữ học sinh lớp 12A -

59

THPT Kinh Môn). Tuy nhiên, với cách hiểu có giới hạn của khái niệm BLHĐ gói gọn đơn giản ở những hành vi gây tổn thƣơng cơ thể và sử dụng hung khí hoặc gây tổn thƣơng đến nạn nhân về mặt thể chất là BLHĐ là chƣa đủ.

Tóm lại, mặc dù hầu hết các em HS đều có hiểu biết về bạo lực học đƣờng, nhƣng cách hiểu vấn đề này còn chƣa có sự đầy đủ và còn rất sơ sài. Các em mới chỉ hiểu đƣợc những biểu hiện bên ngoài theo kiểu bạo lực là đánh đập làm tổn thƣơng ngƣời khác, mà chƣa nắm rõ bản chất bên trong của khái niệm. Một bộ phận các em còn hiểu một cách phiến diện về BLHĐ, không coi hành vi làm tổn thƣơng tinh thần là bạo lực hay cho rằng hành vi bạo lực xảy ra bên ngoài khuôn viên nhà trƣờng cũng không phải là BLHĐ. Khi chƣa hiểu đƣợc đầy đủ khái niệm BLHĐ thì các em sẽ không nhận biết đƣợc đâu là hành vi bạo lực, do đó sẽ không có hành vi ngăn chặn kịp thời. Vì vậy, gia đình và nhà trƣờng cần phải giáo dục, bổ sung kiến thức cho các em về bạo lực học đƣờng để các em có hiểu biết hoàn thiện hơn về vấn đề này.

3.1.1.2. Hiểu biết về hình thức bạo lực học đường ở học sinh trung học phổ thông

Có thể nói rằng, BLHĐ diễn biến hết sức phức tạp. Ở nhiều góc quan hệ khác nhau trong môi trƣờng học đƣờng, bạo lực học đƣờng đã tồn tại. Thông thƣờng nhắc đến bạo lực học đƣờng, nhiều ngƣời nghĩ rằng đó chỉ là chuyện đánh nhau giữa học sinh và học sinh nhƣng thực tế không chỉ là nhƣ thế mà diễn biến và hình thức của nó hết sức phức tạp.

Ở lứa tuổi học sinh PTTH, tƣ duy của các em có sự phát triển và hoàn thiện hơn rất nhiều so với lứa tuổi lứa tuổi THCS. Việc hàng ngày các em đến trƣờng chứng kiến hành vi gây gổ, đánh nhau do mâu thuẫn giữa các bạn học sinh diễn ra tại trƣờng, lớp học. Điều này, đã tác động trực tiếp vào suy nghĩ nhận thức của các em. Bên cạnh đó, chỉ cần một thao tác đơn giản truy cập Internet, cũng có thể ra hàng trăm các clip, bài bài báo nói về bạo lực học đƣờng. Hình thức bạo lực học đƣờng đƣợc chia làm hai loại bạo lực về thể chất và bạo lực tinh thần. Vì vậy để làm rõ hiểu biết của các em về các hình

60

thức BLHĐ của HS THPT trong thời gian gần đây chúng tôi đƣa ra một số câu hỏi để làm rõ hơn hình thức BL xảy ra chủ yếu ở trƣờng THPT. Hình thức đó biểu hiện nhƣ thế nào? Các em đã nhận diện đúng các hình thức BLHĐ?

3.14 3.44 3.83 4.04 2.46 2.11 2.43 2.31 1.85 1.22 1.76 2.3 3.38 3.92 4.46

Biểu đồ 3.2 : Các hình thức bạo lực học đường

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hành vi nói xấu diễn ra rất thƣờng xuyên (ĐTB = 4.04). Hầu hết các em cho rằng nói xấu là việc rất bình thƣờng các em không coi đây là hình thức BLHĐ. Hành vi mà HS lựa chọn thƣờng xuyên diễn ra là chửi bới lăng mạ (ĐTB = 3.83), đe dọa bắt nạt (ĐTB = 3.44). Các hành vi HS lựa chọn thỉnh thoảng vẫn còn diễn ra, đó là các ành vi đánh nhau (ĐTB =3.14), tiếp theo là hành vi đe dọa bắt nạt (ĐTB = 2.46), phá hoại tài sản của bạn (ĐTB = 2.43). Ngoài ra, hành vi hiếm khi diễn ra ở trƣờng học cô lập bạn một cách có chủ ý (ĐTB = 2.11) và xâm hại, cƣỡng bức tình dục ( ĐTB = 1.85).

Hình thức phổ biến diễn ra đƣợc các em cho là bình thƣờng đó là những hành vi nói xấu, chửi bậy, nói tục các em không biết đƣợc rằng chính những hành vi đó lại là nguyên nhân dẫn tới trƣờng hợp các em xử "thƣợng cẳng tay hạ cẳng chân với nhau". Nhƣ ý kiến của một em học sinh "đã gọi là bạo lực thì phải đánh nhau chứ chị, như hành vi tá, đấm, kéo lê, gây đau đớn

cho bạn mới là bạo lực" (nữ học sinh lớp 12 THPT Kinh Môn). Nhƣng nếu

61

khí, gây tổn thƣơng đến nạn nhân về mặt thể chất, đƣợc gọi bạo lực học đƣờng thì chƣa đầy đủ. “Em nghĩ đã gọi là bạo lực học đường rồi thì chỉ có

đánh nhau”. (nam học sinh lớp 10 THPT Trần Quang Khải).

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa số các em có tham gia vào các hành vi bạo lực. Hình thức mà các em không nhận thức đƣợc đó là hành vi nói xấu bạn, trêu đùa làm tổn thƣơng bạn. Những hình thức này tuy không đem lại hậu quả nghiêm trọng về thể chất nhƣng có ảnh hƣởng lớn tới tinh thần nạn nhân. Có em cho đó là chuyện bình thƣờng: “Là học sinh thì không tránh khỏi những chuyện đó, nếu cứ qui những lời nói, thái độ trên là bạo lực học đường

thì học sinh nào cũng cững chịu bạo lực học đường” (nam học sinh lớp 11

trƣờng THPT Trần Quang Khải). Tuy nhiên, cũng có một số ít HS đã nhận biết đƣợc một số hành vi bạo lực học đƣờng gây tổn hại đến tinh thần, nhƣ: “Có lời nói hăm doạ, cảnh cáo bạn khác”;“Viết thư khủng bố tinh thần”;

“Đưa lên mạng những thông tin ác ý về bạn bè”. Đây là những hành vi diễn

ra với mức độ ngày càng lan rộng mà truyền thông gần đây nói đến rất nhiều, nhiều em học sinh đã chặn đƣờng đánh các bạn yếu hơn. Không những thế yếu tố bạo lực còn đƣợc thể hiện ở sự dằn mặt rằng lần một sẽ đánh nhƣ thế, lần hai sẽ nặng tay hơn… Cũng không thể không đề cập đến chuyện một số nhóm đã bắt đầu trấn lột bạn của mình để lấy tiền. Đó cũng là một hình thức bạo lực thực sự.

Một số học sinh nữ cho rằng bạo lực ở học sinh nữ là chuyện xảy ra bình thƣờng. Nam giới làm đƣợc thì nữ giới cũng làm đƣợc sự "bình đẳng giới". Nhƣ ý kiến của nữ học sinh: "Các bạn nam được phép đánh nhau, chơi điện tử thì tại sao học sinh nữ chúng em không được chứ. Chẳng có việc gì

con trai làm được mà con gái bọn em không làm được cả" (nữ học sinh lớp 12

62 0.9 2.01 3.31 3.73 4.11 2.34 2.29 2.15 1.81 1.58 2.26 3.62 4.3 4.98 2.04 4.21 3.56 3.91 3.06 2.57 2.18 2.56 2.46 1.89

Biểu đồ 3.3. Các hình thức bạo lực theo giới tính

Qua nghiên cứu đã thực hiện ở giáo viên và học sinh, cho thấy tình trạng học sinh nữ gây bạo lực hiện nay không còn hiếm. Nữ sinh đƣợc các thầy cô nhận xét là cũng đánh nhau, trốn học, lập các bè phái giống nhƣ các bạn nam. Theo nhƣ ý kiến của thầy giáo quản lí Đoàn: "HS nữ bây giờ ghê lắm, khiêu khích đánh cả bạn bè trong lớp. Các em còn răn đe các bạn cán bộ trong lớp khi các bạn ấy nhắc nhở, và ghi vào sổ các lỗi sai mà bản thân các em mắc

phải" (GV phụ trách Đoàn trƣờng THPT Trần Quang Khải).

Xét về góc độ giới tính thì nam giới có hành vi bạo lực thể chất cao hơn nữ giới. (ĐTB = 4,21) trong khi đó nữ giới ( ĐTB = 2,01). Nhƣ vậy, so với học sinh nữ, học sinh nam sử dụng hình thức đánh nhau thƣờng xuyên cao xấp xỉ gấp 2 so với tổng chung hình thức bạo lực. Có những lí do, xích mích nhỏ nhƣ các em tự cho rằng mình bị "nhìn đểu", bị "xúc phạm" với những lí do nhƣ vậy cũng có thể làm cho các em HS sử dụng BL với nhau.

Khác với HS nam, HS nữ không sử dụng phƣơng tiện để đánh nhau. Các em khá thƣờng xuyên sử dụng hình thức ở mức độ vừa phải là nói xấu (ĐTB = 4,11), chỉ trích và cãi vã. Nặng hơn thì HS nữ đánh nhau ngay trong trƣờng

63

hoặc nhờ ngƣời khác giải quyết hộ. Nam HS sử dụng hình thức này thấp hơn (ĐTB = 3,06).

Nhƣ vậy,hình thức bạo lực của học sinh nữ khác hẳn so với học sinh nam, các em thƣờng không sử dụng hình thức đánh nhau trực tiếp mà các em sử dụng hình thức kín đáo hơn nhƣ nói xấu, xỉ vả, nhục mạ, nói xấu đối phƣơng. Hình thức trên tuy không để lại hậu quả nghiêm trọng về thể chất nhƣng để lại hậu quả nghiêm trọng về tinh thần cho nạn nhân. Không chỉ học sinh nam mới sử dụng hình thức bạo lực, học sinh nữ cũng có sử dụng hình thức này. Các em học sinh nữ vốn dĩ nhẹ nhàng trong chiếc váy đồng phục nhƣng các em sẵn sàng đánh nhau khi cần. Các em có thể đánh nhau ngay tại trƣờng, đƣờng phố, công viên. Không chỉ lăng nhục bằng lời, đấu võ mồm mà đã có những hành động bạo tay và thậm chí để lại hậu quả chết ngƣời. Các em nữ đánh nhau thƣờng nhờ đồng đội để cùng tham gia hợp tác theo kiểu đánh hội đồng. "Khi em muốn trả thù hoặc đánh bạn nào đó, một mình em không thể đánh được bạn ấy. Vì thế mỗi lần gây sự đánh nhau em gọi mấy bạn em ở trường khác sang đánh hộ em" (nữ học sinh lớp 12D - trƣờng THPT Kinh Môn)

Kết quả điều tra thu đƣợc cho thấy có tới 83,3% các em có tham gia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ bạo lực học đường của học sinh trung học phổ thông huyện kinh môn tỉnh hải dương (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)